3.6 Hiệu suất thu hồi sản phẩ m
3.6.2 Hiệu suất thu hồi và tiêu hao cho từng công đoạ n
- Sơđồ quy trình: dựa trên quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy và mục tiệu khảo sát tỷ lệ tiêu hao ở các công đoạn chính của nhà máy để xác định định mức tiêu hao của sản phẩm ta thực hiện vẽ sơđồ khối trên các công đoạn này:
Khóm X, kg C, kg Thành phẩm F, kg P, kg B, kg
Bã
Hình 3.12 Sơđồ khối các công đoạn chính tính hiệu suất thu hồi
- Tính hiệu suất thu hồi và định mức tiêu hao cho từng công đoạn: + Công đoạn xay
Khóm nguyên liệu được nhập hàng và được xử lý sơ bộ, sẽ được cân lại khối lượng và đưa vào quy trình sản xuất. Tại công đoạn xay, chỉ có hao hụt khối lượng do nguyên liệu dính lại trong thiết bị xay không lấy ra hết được, tỷ lệ hao hụt ở công đoạn này rất ít. Hiệu suất thu hồi ở công đoạn xay được tính như sau:
%Hxay = (X/F)*100 Trong đó:
X: khối lượng nguyên liệu trong công đoạn xay thu được (kg) F: khối lượng nguyên liệu ban đầu (kg)
Từ hiệu suất thu hồi trên ta suy ra được tỷ lệ tiêu hao của công đoạn xay: %Hao hụt = 100% - %Hxay
Bảng 3.10 Hiệu suất thu hồi và tiêu hao ở công đoạn xay
Nguyên Khối lượng Hiệu suất thu Tiêu hao của Stt liệu, kg sản phẩm hồi sau xay (%) quá trình xay (%)
(1) xay, kg (2) (3)=(2)*100/(1) (4)=100-(3) 1 38,7 38,5 99,48 0,52 2 40 39,7 99,25 0,75 3 50 49,5 99 1 4 40 39,6 99 1 5 42 41,5 98,8 1,2 6 41,4 41,1 99,27 0,73 7 40 39,7 99,25 0,75 8 39,2 38,9 99,23 0,77 9 43,7 43,4 99,3 0,7 10 40 39,6 99 1 T.bình 41,5 41,15 99,16 0,84
Hiệu suất thu hồi trung bình ở công đoạn xay là 99,16%, tiêu hao của công đoạn này là 0,84%. Sự tiêu hao của nguyên liệu ở từng ca sản xuất khác nhau đều khác nhau là do lượng nạp liệu đầu vào khác nhau.
Tiêu hao ở công đoạn xay nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cuối của sản phẩm.
+ Công đoạn chà
Đây là công đoạn loại bỏ bã dứa, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm. Ở công đoạn này ta tiến hành theo dõi và ghi nhận khối lượng phần bã được loại ra ngoài. Cũng như công đoạn xay, hiệu suất thu hồi của công đoạn chà được tính như sau:
%Hchà = C*100/X Trong đó:
X: khối lượng nguyên liệu thu được sau quá trình xay (kg) C: khối lượng nguyên liệu thu được sau quá trình chà (kg)
Từ hiệu suất thu hồi trên ta có thể suy ra tỷ lệ hao hụt của công đoạn chà: %Hao hụt = 100% - %Hchà
Bảng 3.11 Hiệu suất thu hồi và tiêu hao ở công đoạn chà
Nguyên Khối lượng Bã sau Hiệu suất thu Tiêu hao của Stt liệu, kg sản phẩm chà (kg) hồi sau xay (%) quá trình xay (%)
(1) chà, kg (2) (3) (4)=(2)*100/(1) (5)=100-(4) 1 38,5 35,7 2,8 92,73 7,27 2 39,7 36,6 3,1 92,19 7,81 3 49,5 46 3,5 92,93 7,07 4 39,6 36,8 2,8 94,6 5,4 5 41,5 38,2 3,3 92,05 7,95 6 41,1 38,5 2,6 93,67 6,33 7 39,7 36,2 3,5 91,18 8,82 8 38,9 36,1 2,8 92,8 7,2 9 43,4 40,5 2,9 93,32 6,68 10 39,6 36,8 2,8 92,93 7,07 T.bình 41,15 38,14 3,01 92,68 7,32
Hiệu suất thu hồi trung bình ở công đoạn chà là 92,68%, tiêu hao của công đoạn chà là 7,32%. Tiêu hao của công đoạn này là phần bã được loại ra ngoài sau khi chà, tiêu hao của công đoạn chà này tương đối lớn ảnh hưởng rất nhiều đến mức tiêu hao của cả quá trình.
+ Công đoạn cô đặc
Đây là công đoạn cho ra sản phẩm, cô đặc đến độ Brix mong muốn sẽ kết thúc quá trình. Tiêu hao ở công đoạn này tương đối lớn.
Hiệu suất thu hồi ở công đoạn này được tính như sau: %Hcô đặc = P*100/T
Trong đó:
P: khối lượng sản phẩm thu được (kg) T: tổng nguyên liệu đầu vào (kg)
Từ hiệu suất thu hồi trên ta có thể suy ra tỷ lệ hao hụt của công đoạn cô đặc: %Hao hụt = 100% - %Hcô đặc
Bảng 3.12 Hiệu suất thu hồi và tiêu hao ở công đoạn cô đặc
Nguyên Khối lượng Hiệu suất thu Tiêu hao của Stt liệu, kg sản phẩm, kg hồi sản phẩm (%) quá trình xay (%) (1) (2) (3)=(2)*100/(1) (4)=100-(3) 1 71,76 56,11 78,19 21,81 2 73,44 56,03 76,29 23,71 3 91,02 68,72 75,5 24,5 4 73,82 56,84 76,99 23,01 5 77,93 59,29 6,08 23,92 6 80,05 62,43 77,98 22,02 7 72,18 57,02 78,99 21,01 8 71,12 56,54 79,5 20,5 9 72,44 57,95 79,99 20,01 10 73,82 60,53 81,99 18,01 T.bình 76,76 59,95 78,1 21,9
Hiệu suất thu hồi trung bình ở công đoạn cô đặc là 78,1%, tiêu hao ở công đoạn này là 21,9%. Tỷ lệ tiêu hao của công đoạn cô đặc là lớn nhất so với các công đoạn trước của quy trình.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM