Biện pháp 3: Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động hình học, giúp HS dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có để trải nghiệm,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học hình thành khái niệm hình học ở tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 73)

A B Đoạn thẳng B

2.2.3. Biện pháp 3: Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động hình học, giúp HS dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có để trải nghiệm,

học, giúp HS dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có để trải nghiệm, từ đó tự phát hiện ra khái niệm mới

Nhà bác học J.Piagie cho rằng: “nền tảng cơ bản của việc học là khám phá”. Hay nói cách khác trong các hoạt động học tập trẻ em cần khám phá ra mối quan hệ của việc học và những ý tưởng trong những tình huống chứa đựng các hoạt động gây hứng thú đối với họ. Còn với LX.Vưgôtxki thì cho rằng trẻ em học các khái niệm khoa học thông qua sự mâu thuẫn giữa quan niệm hàng ngày của các em với những khái niệm của người lớn. Trẻ em được giới thiệu những khái niệm chuẩn mực, những trẻ em phải tự kiến tạo những hiểu biết riêng của mình với thế giới xung quanh chứ không chỉ chấp nhận và ghi nhớ một cách miễn cưỡng những gì người lớn nói.

Hơn nữa, bản chất của việc dạy học là quá trình nhận thức của học sinh, đó chính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của các em. Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng giống như quá trình nhận thức chung, tức là cũng diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có tính độc đáo so với quá trình nhận thức cuả các nhà khoa học, bởi vì được tiến hành trong những điều kiện sư phạm khác nhau. Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là nhận thức được cái mới cho bản thân rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại.

Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang dần tìm hiểu thế giới với những điều phát hiện mới lạ, thú vị. Những điều bình thường xảy ra xung quanh chúng ta nhưng đối với trẻ đó là những điều lí thú. Và những điều mà các em tự mình phát hiện ra luôn để lại trong ý thức, trong trí nhớ của trẻ những ấn tượng lâu dài và khó có thể quên được trong suốt quá trình trưởng thành sau này của các em. Biết được điều này để có thể vận dụng trong dạy học hình thành khái niệm thì có thể có hiệu quả dạy học rất cao. Bởi vậy, với biện pháp này học sinh sẽ được gợi lại những kiến thức liên quan đến bài học của mình, đến những mục tiêu cần đạt được trong tiết học, học sinh dựa vào những điều đã học từ đó có thể hình thành được khái niệm hình học mới.

2.2.3.1. Nội dung biện pháp

Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Như vậy, để có thể giúp học sinh tiến hành tiếp thu khái niệm mới một cách tích cực, chủ động thông qua việc dựa vào những kiến thức kinh nghiệm đã có chúng ta có thể tiến hành thông qua các bước như sau:

- Bước 1: Gợi lại những kiến thức cũ có liên quan

Trong chương trình toán tiểu học, nội dung chương trình được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm. Hay các nội dung được giới thiệu qua nhiều bài học. Tuy nhiên các kiến thức không phải lặp lại hoàn toàn mà nó có mở rộng thêm, kiến thức càng ngày càng khó và cung cấp thêm những tính chất mới để hoàn thành cách nhìn chính xác nhất về khái niệm toán học. Bởi vậy, giáo viên có thể sử dụng những kiến thức cũ có liên quan đến bài học mới để giúp học sinh hoạt động, tự mình phát hiện ra kiến thức mới từ đó lĩnh hội khái niệm một cách nhanh chóng và bền vững nhất.

- Bước 2: Tổ chức các hoạt động hình học

Khi học sinh đã có tiền đề là các kinh nghiệm, kiến thức đã có để lĩnh hội bài học mới thì giáo viên cho các em trực tiếp hoạt động dựa trên những gợi ý của giáo viên. Người giáo viên phải định hướng cho học sinh những kiến thức nào có mối quan hệ trực tiếp đến khái niệm hình học trong bài học hôm nay. Có như vậy các em mới có thể tri giác chính xác được đối tượng. Dần dần các em có thể mở ra khái niệm mới của bài học. Giúp học sinh có thể đạt được mục tiêu nột cách có hiệu quả nhất.

- Bước 3: Củng cố khái niệm hình học

Khi học sinh đã nắm được khái niệm hình học mới thì giáo viên nên tổ chức cho các em một số hoạt động hình học nhằm củng cố lại khái niệm. Hoạt động củng cố khái niệm có thể là những bài tập hay một số ví dụ, giáo viên cũng có thể cho học sinh nhắc lại kết luận của bài học. Như vậy, việc hình

thành khái niệm hình học cho học sinh tiểu học sẽ diễn ra nhanh chóng, các em cũng có thể nhận thức sâu hơn về mối quan hệ giữa các khái niệm của hình học.

2.2.3.2. Các ví dụ minh hoạ

 Ví dụ 1: Bài “Đường thẳng” (Toán 2, trang 73).

1.Mục tiêu

- Nhận dạng được và nói đúng tên đoạn thẳng và đường thẳng.

- Bước đầu nhận thức được khái niệm 3 điểm thẳng hàng và không thẳng hàng.

- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm cho trước bằng thước và bút. - Biết ghi tên đường thẳng.

2.Đồ dùng dạy học

- Thước thẳng và bút.

- Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, sách giáo viên.

3.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bước 1: Gợi lại kiến thức cũ có liên quan

- Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng, yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ các đoạn thẳng từ 3 điểm đã cho.

- GV nhận xét, ghi điểm.

Nối hai điểm với nhau ta được một đoạn thẳng. Còn đường thẳng được vẽ như thế nào ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

4. 2. Bước 2: Tổ chức các hoạt động hình học

5. - GV chấm lên bảng 2 điểm và yêu cầu 1 HS đặt tên và vẽ đoạn thảng đi qua 2 điểm đó.

+ H: Em vừa vẽ hình gì?

- Yêu cầu 1 HS lên bảng kéo dài đoạn thẳng AB về cả hai phía.

-2HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. - TL: Ta có 2 điểm A, B. 1 HS lên bảng vẽ: . . A B Đoạn thẳng AB - HS thực hiện . . A B

+ H: Khi kéo dài đoạn thẳng AB thì nó có còn được gọi là đoạn thẳng nữa hay không?

GV nhận xét, ghi điểm.

- Như vậy, khi kéo dài đoạn thẳng AB về cả hai phía thì ta được đoạn thẳng AB.

- H: Để vẽ được đường thẳng AB khi có đoạn thẳng AB ta phải làm gì? - Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB vào giấy nháp (yêu cầu vẽ đoạn thẳng AB: vẽ đúng, thẳng, cẩn thận).

GV kiểm tra, nhận xét và ghi điểm. - GV chấm thêm điểm C vào đường thẳng AB.

+ Giảng: Ta có 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng. 3 điểm như vậy ta có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

- H: Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? Yêu cầu 2 HS nhắc lại.

- GV chấm thêm 1 điểm D không thuộc đường thẳng đã cho.

- H: Điểm D có thẳng hàng với 2 điểm A, B không? Tại sao?

3. Bước 3: Củng cố khái niệm hình học

- Yêu cầu 2 H nhắc lại cách vẽ đường thẳng.

- Thế nào là 3 điểm thẳng hàng?

- Thế nào là 3 điểm không thẳng hàng?

+ TL: Khi kéo dài đoạn thẳng AB thì nó không còn được gọi là đoạn thẳng nữa.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- TL: Để vẽ được đường thẳng AB khi có đoạn thẳng AB ta chỉ cần kéo dài đoạn thẳng AB về cả hai phía. - HS thực hiện vẽ đường thẳng AB vào giấy nháp. - HS quan sát: . . . A B C + HS lắng nghe. - TL: 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng. 2 HS nhắc lại. - HS quan sát: . . . A B C . D

- TL: Điểm D không thẳng hàng với 2 điểm A, B. Vì điểm D không cùng nằm trên một đường thẳng với 2 điểm A và B.

- Kéo dài đoạn thẳng về hai phía ta được đường thẳng.

- TL: 3 điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng. - TL: 3 điểm không thẳng hàng là 3 điểm không nằm trên một đường thẳng.

Như vậy, với bài học này chúng ta đã dựa vào kiến thức đã học là đoạn thẳng và cách vẽ đoạn thẳng để hình thành cho học sinh khái niệm đường thẳng, cách vẽ đường thẳng, khái niệm 3 điểm thẳng hàng và không thẳng hàng mặc dù không nêu lên khái niệm một cách cụ thể nhưng thông qua miêu tả một số tính chất học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong rất nhiều khái niệm đã học.

 Ví dụ 2: Bài “Hình chữ nhật” (Toán 3, trang 84).

1. Mục tiêu

- Giúp học sinh nhận biết được một số tính chất cơ bản của hình chữ nhật. - Biết nhận diện hình chữ nhật với những tính chất cơ bản, phân biệt hình chữ nhật với các hình khác.

2. Đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị các hình minh họa: một số hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Thước eke, thước thẳng. - Dụng cụ học tập, SGK, SGV.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bước 1: Gợi lại kiến thức cũ có liên quan

- H: Chúng ta đã được làm quen với hình chữ nhật ở chương trình Toán lớp mấy? - GV đưa ra hình chữ nhật và hỏi “Đây là hình gì?”

Giảng: Chúng ta đã được biết đến hình chữ nhật nhưng nó có những tính chất cơ bản nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay (GV ghi mục bài lên bảng).

2. Bước 2: Tổ chức các hoạt động hình học

- Cho hình chữ nhật ABCD

- TL: Chúng ta đã được làm quen với hình chữ nhật ở toán lớp 2. - HS quan sát và trả lời “Hình trên là hình chữ nhật.” HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát: A B

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sử dụng thước êke, hình chữ nhật đã chuẩn bị sẵn và thước thẳng với nội dung tìm hiểu hình chữ nhật có những tính chất nào.

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV nhận xét, ghi điểm.

- GV dùng êke và thước thẳng đo trực tiếp lên các góc và cạnh của hình vuông để thấy được các tính chất cơ bản của hình chữ nhật.

- KL: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- H: Độ dài cạnh dài được gọi là gì? Yêu cầu HS nhận xét và nhắc lại. - H: Độ dài cạnh ngắn được gọi là gì? Yêu cầu HS nhận xét và nhắc lại. 3. Bước 3: Củng cố khái niệm hình học

- Yêu cầu 2 HS nhắc lại tính chất cơ bản của hình chữ nhật.

- H: Độ dài cạnh dài và độ dài cạnh ngắn được gọi là gì?

- Yêu cầu 2HS nhắc lại toàn bộ kiến thức của bài học.

- Đưa ra một số hình với yêu cầu “Hình

C D

Hình chữ nhật ABCD

- HS tiến hành thảo luận.

+ Hình chữ nhật có: 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông. 4 cạnh gồm: 2 cạnh dài là AD và BC, 2 cạnh ngắn là AB và CD.

Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau, hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau.

- HS quan sát và kiểm nghiệm tính đúng sai kết quả của nhóm mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- TL: Độ dài cạnh dài được gọi là chiều dài. HS thực hiện. - TL: Độ dài cạnh ngắn được gọi là chiều rộng. HS thực hiện. - Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- TL: Độ dài cạnh dài được gọi là chiều dài. Độ dài cạnh ngắn được gọi là chiều rộng.

- HS thực hiện.

sau có phải là hình chữ nhật không? Tại sao?” a) b) c) d) GV nhận xét, ghi điểm. + Hình a) là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Nhưng nó là hình chữ nhật đặc biệt vì có cạnh dài và cạnh ngắn bằng nhau. + Hình b) là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. + Hình c) không phải là hình chữ nhật vì dù có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Nhưng không có 4 góc vuông.

+ Tương tự hình d) cũng không phải là hình chữ nhật.

Qua việc gợi cho học sinh nhớ lại hình dạng của hình chữ nhật đã được học ở lớp 2, chúng ta đã giúp cho học sinh có những kiến thức cơ sở để hình thành những tính chất cơ bản của hình chữ nhật.

 Ví dụ 3: Bài “Diện tích hình thoi” (Toán 4, trang 141).

1. Mục tiêu

- Giúp học sinh làm quen với khái niệm diện tích hình thoi. - Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.

- Bước đầu biết áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan.

2. Đồ dùng dạy học

- Mô hình học tập.

- Mỗi học sinh chuẩn bị một hình chữ nhật, hình thoi bằng giấy bìa cứng. - Dụng cụ học tập, kéo, thước kẻ, SGK, SGV.

3. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

quan

- Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật.

- Hãy tính diện tích hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3cm, chiều dài bằng 6cm.

2. Bước 2: Tổ chức các hoạt động hình học

- Yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật, thảo luận nhóm và tìm cách cắt ghép hình chữ nhật đã cho thành hình thoi.

A B

C D

Hình chữ nhật ABCD

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV thực hiện cắt, ghép cho HS quan sát.

- So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD cà hình thoi CMDN.

+ Tại sao?

- Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật em hãy xây dựng cách tính diện tích hình thoi.

Yêu cầu HS nhận xét và nhắc lại.

- GV giảng và kết luận lại cách tính diện tích hình thoi.

KL: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo).

3. Bước 3: Củng cố khái niệm hình học

- S = a × b

Trong đó: a là độ dài chiều rộng, b là độ dài chiều dài. - Diện tích hình chữ nhật bằng 3 × 6 = 18 cm2

- HS quan sát, thảo luận và tiến hành cắt, ghép hình. + Cách cắt A M B C D + Hình thoi được cắt, ghép từ hình chữ nhật là. M C D N

HS quan sát và kiểm nghiệm tính đúng sai kết quả của nhóm mình.

- TL: Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình thoi CMDN.

+ Vì: Hình thoi được cắt, ghép từ hình chữ nhật.

- HS thực hiện: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo).

HS thực hiện.

- Yêu cầu 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.

- Nêu công thức tính diện tích hình thoi.

GV nhận xét, ghi điểm.

- Nêu một số bài tập tính diện tích hình thoi giúp HS củng cố kiến thức.

- TL: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo

Một phần của tài liệu Một số biện pháp dạy học hình thành khái niệm hình học ở tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 59 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w