Nội dung dạy học khái niệm hình học trong môn Toán ở Tiểu học được giới thiệu một cách tường minh, chính xác nhưng nó chỉ được dạy học dưới hình thức mô tả, không dạy học dưới dạng trình bày đầy đủ định nghĩa khái niệm của nó mặc dù vấn đề dạy học hình thành khái niệm hình học có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên cần phải có kiến thức nhất định về các khái niệm, định nghĩa của khái niệm và quy trình hình thành khái niệm hình học ở tiểu học thì mới có thể phân tích được nội dung chương trình, liên hệ và vận dụng vào trong quá trình dạy học hình thành khái niệm hình học cho học sinh tiểu học có như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả và chất lượng dạy học.
Thế nhưng, một thực tế cho thấy: Ở tiểu học hiện nay việc dạy học hình thành khái niệm hình học còn chưa được chú trọng và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Phần lớn các giáo viên tiểu học hiện nay không nắm được bản chất của các khái niệm hình học. Kiến thức của các giáo viên về các vấn đề này còn hết sức hạn chế. Khi hỏi về định nghĩa các khái niệm hình học thì đến 70% giáo viên là chưa nắm được đúng bản chất của nó. Họ thường không tìm ra biện pháp dạy học thích hợp mà hình thành các khái niệm cho học sinh một cách máy móc, rập khuôn như những gì sách giáo khoa đã viết, thiếu logic và không chặt chẽ. Thậm chí có những giáo viên còn mắc phải những sai lầm không đáng có.
Chẳng hạn, khi dạy bài “Diện tích của một hình” (Toán 3, trang 150) một giáo viên của một trường tiểu học trong thành phố Vinh đã sử dụng đồ dùng dạy học là một hình chữ nhật và giới thiệu với học sinh “chu vi của hình chữ nhật là tổng độ dài các cạnh của hình đó còn diện tích của nó là phần bên
trong của hình” đồng thời giáo viên chỉ lên hình thể hiện điều mình vừa nêu. Sau đó, yêu cầu học sinh nhắc lại Diện tích của một hình là phần bên trong của hình. Như vậy, chính giáo viên đã không nắm vững bản chất của khái niệm diện tích. Trong thực tế, diện tích không chỉ là phần bên trong mà nó còn gồm cả phần bên ngoài của hình đó. Và khi hướng dẫn học sinh so sánh các hình có số ô vuông như nhau thì giáo viên chỉ giới thiệu qua loa mà quên nhấn mạnh ở mỗi hình đều được chia thành các ô vuông như nhau dẫn đến việc học sinh lúng túng trong việc so sánh số ô vuông và diện tích giữa các hình với nhau. Hơn nữa, trong bài học này giáo viên không chú trọng đến việc sử dụng các đồ dùng dạy học nên dẫn đến hiệu quả không cao, mà kết quả là các em rất khó có thể tiếp thu nhanh những tiết học sau như bài Diện tích hình chữ nhật, Diện tích hình vuông, …
Hay khi dạy bài “Diện tích hình bình hành” (Toán 4, trang 103), giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện cắt ghép hình thông qua quan sát hình trong sách giáo khoa là: Cho hình bình hành ABCD, DC là cạnh đáy của hình bình hành, AH vuông góc với DC, độ dài AH là chiều cao của hình bình hành. Cắt phần hình tam giác ADH rồi ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật ABIH. Như vậy học sinh nhìn sách đồng thời nghe giáo viên giảng một cách thụ động mà không thể phát huy được năng lực và khả năng tư duy của mình. Khi chúng tôi hỏi về cách thực hiện cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật thì chỉ một số rất ít học sinh hiểu còn lại vẫn còn rất lơ mơ. Học sinh không hiểu cắt như thế nào, ghép như thế nào và làm cách nào để hình bình hành thành hình chữ nhật, cách tính như thế nào, nhiều em chỉ áp dụng công thức một cách máy móc. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều học sinh còn làm sai, không nắm vững kiến thức và rất khó để hiểu sâu về khái niệm diện tích hình bình hành.
Khi dạy bài “Diện tích hình thoi” (Toán 4, trang 142), giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện cắt ghép hình thông qua quan sát hình trong sách giáo khoa là: Cho hình thoi ABCD, có cạnh AC = m, BD = n. Cắt
hình tam giác AOD và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNCA. Như vậy học sinh nhìn sách đồng thời nghe giáo viên giảng một cách thụ động mà không thể phát huy được năng lực và khả năng tư duy của mình. Khi chúng tôi hỏi về cách thực hiện cắt ghép hình thoi thành hình chữ nhật thì chỉ một số rất ít học sinh hiểu còn lại vẫn còn rất lơ mơ. Học sinh không hiểu cắt như thế nào, ghép như thế nào và làm cách nào để hình thoi thành hình chữ nhật, cách tính như thế nào, nhiều em chỉ áp dụng công thức một cách máy móc. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều học sinh còn làm sai, không nắm vững kiến thức và rất khó để hiểu sâu về khái niệm diện tích hình thoi.
Cũng vậy, trong dạy học bài “Diện tích hình tam giác” (Toán 5, trang 87) chúng ta cũng phải dựa vào kiến thức mà học sinh đã biết là cách tính diện tích hình chữ nhật và cách cắt, ghép hình. Trong bài này ngoài việc cắt, ghép được hướng dẫn trong SGK là lấy 2 hình tam giác bằng nhau sau đó lấy một hình tam giác sau đó cắt theo đường cao để thành hai mảnh tam giác. Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để được một hình chữ nhật thì còn có nhiều cách cắt, ghép hình khác nhau để tạo thành hình chữ nhật bởi vậy nên giáo viên có thể cho học sinh tự mình tìm hiểu các cách cắt, ghép khác nhau, ôn lại cách tính diện tích hình chữ nhật và để dựa vào những gì mà các em học được từ đó các em tự nhận thức được kiến thức cần nắm trong bài học này có như vậy học sinh mới phát huy hết khả năng sáng tạo, học hỏi của mình nhằm có kết quả học tập tốt nhất. Tuy nhiên, trong bài dạy này giáo viên đã không cho học sinh có cơ hội để sáng tạo, để phát huy năng lực, để xâu chuỗi lại những gì đã học và những gì có liên quan trong bài học mới. Hay nói cách khác giáo viên làm cho học sinh quá nhiều những việc không cần thiết. Chính vì thế mà học sinh không phát huy được năng lực của mình, sự hiểu bài cũng chậm hơn và kém bền vững. Giáo viên chỉ truyền thụ một chiều và học sinh chỉ thụ động lắng nghe, tiếp thu dẫn đến hiệu quả bài dạy không cao, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
Như vậy, qua thực tế dạy học hình thành khái niệm Hình học cho học sinh Tiểu học hiện nay ở các trường tiểu học nói trên, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều giáo viên tiểu học chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, việc dạy học còn mang tính khuôn mẫu, mô phạm … Mà nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là: Một số giáo viên tiểu học nay có trình độ đại học không chính quy do một số điều kiện khách quan nên chất lượng còn hạn chế, một số thi đầu vào là khối C do đó kiến thức về Toán học của các giáo viên này hầu như là thấp, chưa đủ để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về bản chất toán học của các khái niệm, quy trình dạy học hình thành khái niệm. Ngoài ra, ở trường Đại học việc trang bị kiến thức cho sinh viên còn chưa mang tính chuyên sâu, sinh viên chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học hình thành khái niệm hình học trong nhà trường tiểu học.
Hơn nữa, giáo viên tiểu học phải dạy rất nhiều môn, nên có rất ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về một môn học nào đó. Hầu hết giáo viên chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa của lớp mình đảm nhiệm và tìm cách truyền đạt kiến thức tới học sinh theo gợi ý của sách giáo viên. Vì vậy, khi gặp tình huống khó trong quá trình dạy học giáo viên thường lúng túng, khó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Công tác kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên tiểu học còn kém hiệu quả, chưa sâu.
Qua đây, chúng tôi mong muốn rằng tình trạng này sẽ sớm được khắc phục trong một tương lai không xa. Chúng tôi hi vọng những biện pháp chúng tôi đưa ra góp một phần nhỏ nào đó giúp người giáo viên linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học của mình, trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao cất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học mọi lúc mọi nơi, nâng cao cất lượng trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Chương II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC