Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 57 - 86)

6. Bố cục khoá luận

2.2Độc thoại nội tâm

2.2.1 Khái niệm

Đời sống nội tâm con người được coi là một thế giới tinh thần phong phú và phức tạp, chứa đựng nhiều bí ẩn khó thể nắm bắt và khám phá hết được. Đây là một trong những vấn đề chủ yếu mà văn học rất quan tâm khi xây dựng và khắc họa tính cách nhân vật. Để khám phá và miêu tả nhân vật, người nghệ sĩ phải sử dụng rất nhiều biện pháp, thủ pháp nghệ thuật khác nhau như: lời phân tích trực tiếp của tác giả, lời của nhân vật tự nói với mình (gồm cả lời nói bên trong và bên ngoài)…Trong đó lời của nhân vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó được coi là phương tiện biểu đạt tâm lý nột cách rõ ràng nhất và là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng, độc đáo thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật của nghệ thuật tự sự, thể hiện cái nhìn từ bên trong của nhà văn. Nó giúp nhà văn có thể thâm nhập vào những miền sâu kín nhất của đời sống tâm hồn nhan vật để nắm bắt, phân tích, mổ xẻ những ý nghĩ, suy tư thầm kín, riêng tư mà không phải lúc nào nhân vật cũng có thể bộc lộ với người khác được.

Trên thế giới, độc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá sớm. Ở văn học tự sự thời cận đại, độc thoại nội tâm giữ chức năng diễn xuất nhằm kịch tính hóa hành động, ý thức nhân vật, phô diễn sự “tự khám phá” có vẻ “độc lập”, “khách quan”, “chân thành” của các nhân vật. Ở nghệ thuật tự sự của L.Tônxtôi, độc thoại nội tâm đã được biểu hiện dưới dạng thức mới. Dạng độc thoại nội tâm mà diễn tiến của nó dường như không bị tác giả can thiệp, với cả những yếu tố chưa định hình về ngữ pháp, nhờ thế có thể miêu tả được hoạt động cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Vì vậy, không chỉ

có đội ngũ sáng tác mà còn có đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình cũng rất quan tâm, chú ý tới thủ pháp nghệ thuật độc đáo này.

Trong các giáo trình lý luận, sách nghiên cứu ở Việt Nam, độc thoại nội tâm là một trong những thủ pháp nghệ thuật được các nhà nghiên cứu hết sức lưu tâm.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp quá tình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”[12,108].

Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái

Hòa cho rằng: “Thực ra độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật, trong đó người đối thoại cũng chính là mình, nói cách khác đó là một sự phân thân: mình nói chuyện với mình, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe và nói lại bằng một giọng khác, một cách suy nghĩ khác”.

Cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân: “Độc thoại nội tâm

là lời phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc “lẩm bẩm”) mô phỏng hoạt động suy nghĩ – xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”[3, 126].

Trong cuốn Thi pháp tiểu thuyết Lep Tônxtôi, Giáo sư Nguyễn Hải Hà

cho rằng: “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần nhân vật, làm hiện rõ “con người bên trong” của nó”[11, 142].

Là thủ pháp nghệ thuật thể hiện cái nhìn từ bên trong nhân vật, độc thoại nội tâm giúp các nhà văn tái hiện mọi dạng sắc tinh tế của tâm hồn, miêu tả con người sâu sắc và hoàn thiện hơn. Độc thoại nội tâm là dấu hiệu ghi nhận sự đổi mới mang tính hiện đại của văn học thế giới.

Trong cuốn Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại nhà phê bình

văn học Đặng Anh Đào khi đưa ra vấn đề “độc thoại nội tâm” và “dòng tâm tư” đã trích dẫn ý kiến đánh giá của một số nhà nghiên cứu Xô Viết trước đây đã phân biệt “độc thoại nội tâm” và “dòng tâm tư”. Đó là Khrapchenkô và Suvkop. Nhưng khác với hai nhà nghiên cứu trên, nhà viết kịch Bectôn Brecht lại không phân biệt “ độc thoai nội tâm” với “dòng tâm tư”. Đặng Anh Đào đã nhất trí với ý kiến này và cho rằng: “Độc thoại nội tâm” hay “dòng tâm tư ”(dòng ý thức) đều là một. Nó không chỉ là tiếng nói hướng nội “ngôn từ không thốt lên lời” của nhân vật mà nó còn là tiếng nói của “ý nghĩ đang hình thành”.

Như vậy, độc thoại nội tâm là khái niệm được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu. Mổi tác giả có một cách nói riêng với nó nhưng tất cả đều khẳng định: độc thoại nội tâm là lời nói sâu kín bên trong tâm hồn nhân vật, là lời nhân vật tự nói với chính mình và từ đó bộc lộ những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn. Độc thoại nội tâm khiến nhân vật hiện lên chân thực và sinh động trong tác phẩm, nhân vật như đang tồn tại giữa cuộc đời, đối mặt với những vấn đề phức tạp của cuộc sống, do đó luôn phải ý thức trăn trở, suy nghĩ. Vì thế có thể coi việc khám phá độc thoại nội tâm chính là tìm cách cắt nghĩa nhân vật, từ đó có thể hiểu đúng, hiểu thấu đáo về tác phẩm.

Về việc phân loại các dạng tồn tại của độc thoại nội tâm hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, khi xử lý đề tài của mình, chúng tôi dựa trên cơ sở phân chia các dạng độc thoại nội tâm của Giáo sư Nguyễn Hải

Hà. Trong chuyên luận Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, ông cho rằng độc

thoại nội tâm chủ yếu tồn tại ở ba dạng:

Thứ nhất là, dạng thuần túy “trực tiếp”: Ở dạng này tác giả chỉ rõ nhân

vật “nghĩ”, “tự nhủ” hoặc nhân vật nói to với mình và những ý nghĩ này của nhân vật thường để trong ngoặc kép.

Thứ hai là, dạng lời nói nửa trực tiếp: Ở dạng này tác giả trực tiếp phơi

bày, phân tích tâm lý nhân vật- nhưng tới một lúc nào đó giọng tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch ròi.

Thứ ba là, dạng tổng hợp: Ở dạng này tác giả sử dụng xen kẽ cả hai

dạng trên, có khi kết hợp với nhật kí, chiêm bao.

Có độc thoại nội tâm chỉ vẻn vẹn có một ý nghĩ ngắn ngủi, song nhiều độc thoại nội tâm tới ba trang, độc thoại nội tâm gắn với nhân vật tích cực. Độc thoại nội tâm bộc lộ sự chuyển biến tình cảm, suy nghĩ của nhân vật ở một thời điểm nào đó nhưng không nhất thiết là bằng chứng cho sự phát triển tính cách.

Là thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đa dạng, độc thoại nội tâm trở thành phương tiện nghệ thuật có nhiều ưu thế trong việc nắm bắt, diễn đạt những trạng thái tâm lý phức tạp khác nhau của con người . Thế giới tâm hồn phong phú, đầy bí ẩn của nhân vật được mở ra qua những lời tâm sự, bộc bạch của chính nó. Nhờ thế mà nhà văn có thể có thể khắc họa lại những nét tính cách khác nhau của nhân vật trong chiều sâu khôn cùng của nó, làm cho hình tượng nhân vật trở nên sâu sắc hơn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn đối với người đọc. Độc thoại nội tâm giống như mũi dao sắc nhọn để nhà văn lách sâu vào mổ xẻ, khám phá một cách hiệu quả mọi đường gân, thớ thịt của tâm hồn nhân vật. Và ở lĩnh vực này, tài năng nghệ thuật của L.Tônxtôi được bộc

lộ rõ hơn bao giờ hết. Dưới ngòi bút đầy sức sáng tạo của nhà văn, độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật quan trọng góp phần thể hiện thành công “biện chứng tâm hồn”.

Đối với sáng tác của Đại thi hào Nga L.Tônxtôi, độc thoại nội tâm đóng vai trò hạt nhân cơ bản trong nghệ thuật thể hiện quá trình “biện chứng tâm hồn con người”. L.Tônxtôi từng quan niệm: “Con người như những dòng sông: nước trong mỗi dòng sông như nhau và ở đâu cũng thế, những mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì chảy xiết, khi thì rộng, khi thì êm đềm, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm. Con người ta cũng vậy. Mỗi con người mang trong mình những mầm mống của mọi tính chất của con người và khi thì thể hiện những tính chất này, khi thì thể hiện những tính chất khác và thường là hoàn toàn không giống bản thân mình tuy vẫn cứ chỉ là chính

mình”[11,128].

Có rất nhiều ý kiến đánh giá cao tài năng và sự đóng góp của L.Tônxtôi về độc thoại nội tâm như một bước tiến mới của văn học. Sau khi chỉ ra điểm khác biệt giữa Tônxtôi với các nhà văn tiền bối, hai nhà nghiên cứu B. Xuskôp và T. Môttưlêva cho rằng: “Trong văn học thế kỉ XX, nghệ thuật độc thoại nội tâm phát triển mạnh mẽ, một phần lớn là do ảnh hưởng của Tônxtôi”. Nhà văn Pháp Aragông chỉ rõ: “Không, chính Tônxtôi chứ không phải nhà văn Mỹ Fôcnơ chi phối tiểu thuyết hiện đại”. Hướng vào con người bên trong trở thành ý thức sáng tạo mãnh liệt ở Tônxtôi. Trong Nhật kí nhà văn, năm 1986, Tônxtôi ghi rằng: “Mục đích chủ yếu của nghệ thuật là thể hiện, diễn tả sự thật về tâm hồn con người, diễn tả những bí ẩn không thể nói ra bằng lời lẽ đơn giản…”[15,351]. Tônxtôi hoàn thành xuất sắc vai trò làm cầu nối văn xuôi tâm lý ở hai thế kỉ XIX và XX. Trong lá thư gửi cho bạn văn Strakhôp, Tônxtôi đã nhấn mạnh: “càng đào sâu bao nhiêu thì càng có tính

chung cho mọi người càng quen biết, càng thân thuộc hơn”. Thành tựu mới mẻ về kỹ thuật độc thoại nội tâm đã đưa nhà văn trở thành một trong những ngọn nguồn thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thủ pháp này trong văn học hiện đại.

2.2.2 Khảo sát

Với đặc điểm là cuốn tiểu thuyết tâm lý xuất sắc của văn học thế giới,

tác phẩm Anna Karênina độ đậm đặc về tần số xuất hiện độc thoại nội tâm.

Vì thế vai trò của nó càng được nâng cao. Nó có vai trò cực kì quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Bởi độc thoại nội tâm chính là những lời được lấy ra từ cảm xúc tâm hồn, đồng thời ghi lại những suy nghĩ gắn với tình huống nhất thời hoặc hướng cho nhân vật hành động trong cuộc sống.

Tác giả của cuốn tiểu thuyết Anna Karênina vĩ đại đã phát huy được tài năng

của mình là khả năng khám phá được thế giới nội tâm bí ẩn, nắm bắt được những tính cách sinh động, phong phú của những con người mà ông miêu tả. L.Tônxtôi đã giải mã những bí ẩn đầy thách đố của con tim, soi sáng sự vận động của đời sống tâm hồn nhân vật. Với tài năng độc thoại nội tâm của Tônxtôi, nhân vật tự mở rộng cánh cửa tâm hồn, tự bộc lộ toàn bộ thế giới bên trong một cách chân thực nhất, cái thế giới sâu lắng và tinh tế vốn luôn khép

kín trước độc giả. Nhờ vậy, hình tượng nhân vật Anna trở nên sâu sắc và toàn

vẹn hơn, phong phú và sống động hơn.

Trong Anna Karênina, độc thoại nội tâm được sử dụng nhiều nhất ở

các nhân vật Anna, Lêvin, Vrônxki. Cụ thể, qua thống kê chúng tôi thấy số lần độc thoại nội tâm ở Anna như sau:

Phần 1 2 3 4 5 6 7 8

Số lần 7 12 29 18 16 20 48 0

Tổng số 150 lần

So sánh với các nhân vật khác trong tác phẩm ta có thể đưa ra nhận định như sau: Với tổng số lần độc thoại nội tâm là 150, Anna đã đứng thứ hai sau Lêvin (185 lần). Vrônxki với tần số độc thoại nội tâm là 77, chỉ bằng một nửa số lần của Anna. Còn Karênin với 47 lần chỉ bằng 1/3, Kitty với 37 lần cũng chỉ bằng 1/4 số lần độc thoại của Anna. Có số trang gấp đôi tác phẩm

Anna Karênina nhưng trong Chiến tranh và hòa bình, Pie là nhân vật độc

thoại nội tâm nhiều nhất với 80 lần thì tần số cũng chỉ bằng một nửa; còn Natasa với 50 lần độc thoại cũng chỉ bằng 1/3 của Anna.

Nhìn vào bảng thống kê, chúng ta thấy tần số độc thoại nội tâm của Anna là không đồng đều giữa các phần. Anna là nhân vật trung tâm và được tác giả đặc biệt quan tâm trong tác phẩm. Có thể nói, Anna là tất cả nhiệt huyết và sinh lực của Tônxtôi.

Ở phần 2 với 12 lần độc thoại nội tâm là điều dễ hiểu bởi đây là thời

gian Anna mới xuất hiện. Cuộc tình vụng trộm của Anna mới chỉ chớm nảy nở và bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn trong nội tâm. Những xúc động sâu sắc từ trái tim cùng với cái vòng luẩn quẩn trong tâm lý bắt đầu vây hãm trong tâm hồn cô. Tất cả những điều đó đã chứng tỏ Anna là người phụ nữ rất sâu sắc trong thế giới tâm hồn, đa sầu, đa cảm. Đến phần 7, cuộc đời của nàng được thể hiện hết sức sinh động, là giai đoạn mà tính cách, tâm lý Anna bùng nổ một cách bất ngờ, đột ngột được Tônxtôi đã dành 48 trong tổng số 150 dòng độc thoại nội tâm. Anna là tâm điểm của tất cả các mối quan hệ, sự kiện, tất

tình yêu mãnh liệt vượt qua tất cả các điều tiếng, trở ngại. Hai phần ba tổng số độc thoại nội tâm tập trung khắc họa chân dung tâm lý nhân vật, khẳng định vị trí của Anna trong cấu trúc tác phẩm và ảnh hưởng của nàng tới đời sống tâm hồn của các nhân vật khác. Anna khẳng định cuộc sống của cô với Karênin là một sai lầm ghê gớm và Anna đã hiểu ra rằng: “ mình cần sống và yêu”. Và để rồi bi kịch cứ xoáy sâu vào lòng nàng. Tâm can nàng bị giằng xé, gay gắt triền miên không sao dừng lại được. Cái vòng luẩn quẩn ngày càng dồn ép nàng vào bế tắc tựa như “một chiếc đinh ốc đã vít chặt nàng vào cỗ xe tam mã của xã hội quý tộc – tư sản. Cuộc sống với bao ràng buộc nặng nề đã bị sụp đổ tan tành”.

Hình thức độc thoại nội tâm của Anna cũng rất sinh động, phong phú,

khác nhau về độ ngắn dài, đa dạng về cấu trúc, phong phú về chức năng biểu đạt và khuynh hướng thể hiện. Độc thoại nội tâm có khi là câu hỏi tự tra khảo mình, hoài nghi về chính mình: “và chính mình nữa, mình có thật là mình hay là người khác đấy?” [26,192]. Có khi trong độc thoại nội tâm luôn hỏi đi hỏi lại chính mình: “Tại sao đôi tai ông ấy lại vểnh lên đến thế? Có lẽ ông ấy cắt tóc quá ngắn chăng? [26,208]. Độc thoại nội tâm có khi là sự hồi tưởng lại: “Như thế nghĩa là gì chứ? Lạ chưa? Giữa mình và anh chàng sĩ quan trẻ ranh đó, không hề và không thể có mối quan hệ nào khác với mọi người”[26,191]. Hay những câu hỏi tự vấn tâm can: “Mình điên rồi hay sao?” hay độc thoại nội tâm là những câu hỏi của tận cùng nỗi đau khổ tuyệt vọng: “Lạy chúa tôi! Ta đi đâu bây giờ?”[26,1144]. Có thể nói Anna là nhân vật duy nhất trong

Anna Karênina qua độc thoại nội tâm tự hoài nghi tự nhận xét, tự đánh giá về

mình. Chính vì vậy mà trong các lần Anna tự độc thoại nội tâm thì ta thấy phần lớn là những câu hỏi. Anna liên tục đặt ra những câu hỏi. Điều này cũng đủ để cho ta thấy cái bi kịch trong tình yêu, sự trăn trở, dằn vặt, day dứt trong

tâm hồn Anna. Nó giống như những nhịp đập, đập liên hồi trong sâu thẳm trái tim nàng…

Tóm lại, độc thoại nội tâm của Anna rất phong phú và nhiều vẻ. Tônxtôi đã dùng 2/3 số độc thoại nội tâm cho tác phẩm soi xét sự chuyển biến con người. Độc thoại nội tâm ở Anna gắn bó biện chứng với các nút thắt tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 57 - 86)