Kì diệu thay trí tuệ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 37 - 41)

6. Bố cục khoá luận

1.2.2.2Kì diệu thay trí tuệ

Bên cạnh sắc điệu tâm hồn thì yếu tố trí tuệ cũng góp phần không nhỏ vào việc khắc họa chân dung tâm lý.

Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê, Nhà xuất bản KHXH, 1988: “Trí

Trí tuệ là thứ làm cho con người khác con vật, cái giúp con người tạo dựng lên nền văn hóa, văn minh. Ngày nay, khi con người đã đạt được những thành tích kì diệu cả trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ lẫn nguyên tử và hạt nhân thì con người, bộ não con người, trí tuệ con người vẫn là điều bí ẩn chưa dò hết được.

Là một người phụ nữ đẹp lạ lùng, có sức quyến rũ ma quái, Anna đã để lại trong tâm trí bạn đọc cả dấu ấn về vẻ đẹp trí tuệ. Nếu như nàng Natasa

trong Chiến tranh và hòa bình, thời thiếu nữ ngây thơ, trong trắng, đến khi

làm mẹ của một đàn con thì nàng chỉ biết đến gia đình và hoàn thành tốt vai trò của người vợ thì Anna lại không như vậy. Anna đẹp người, đẹp nết nhưng cũng cực kỳ thông minh, đa tài. Là một người phụ nữ sống trong xã hội cũ nước Nga nhưng trong nàng đã tiềm ẩn sự tiến bộ của người phụ nữ hiện đại. Nàng không chịu bó mình trong bốn bức tường khép kín và luôn luôn vươn ra ngoài xã hội để khẳng định chính mình. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi nó phù hợp với bản chất tính cách con người nàng. Anna chính là một mẫu người phụ nữ toàn diện của xã hội.

Với biết bao lời khen ngợi không ngớt, Anna bước vào trang sách bằng sự lộng lẫy, hấp dẫn về mọi phương diện. Chính chàng Lêvin ngay từ lần gặp đầu tiên đã xao xuyến trước vẻ đẹp lạ lùng này của Anna: “Phải, phải, thật là một người đàn bà kì diệu”[26,1045], là “thiếu phụ hiếm có”, “thông minh, duyên dáng, kiều diễm…và thẳng thắn nữa”[26,1047]. Chính Lêvin cũng đã nói: “Không phải riêng trí tuệ mà cả tâm hồn bà ta đều phi thường”[26,1049]. Chàng nói chuyện với Anna mà cảm thấy không tự tin bởi “Lêvin vừa theo dõi chuyện vừa thán phục sắc đẹp, trí thông minh kiến thức và cả vẻ giản dị thân mật của Anna”[26,1048].

Với lòng yêu mến “đứa con nuôi” của mình, Tônxtôi đã dành hẳn hai trang để nói về sự thông minh, tri thức của Anna, sự tháo vát và tri thức trong

con người nàng. Chạy trốn theo tình yêu về sống ở nông thôn, dù cho cuộc sống có nhàm chán, buồn tẻ nhưng Anna không lấy đó làm buồn rầu, nhụt chí mà nàng tự tạo công việc, không gian riêng cho mình. “Anna ngay cả lúc vắng khách vẫn tiếp tục chăm chút thân thể và đọc rất nhiều tiểu thuyết và những trước tác nghiêm túc hợp thời. Nàng gửi mua tất cả những sách được khen trên báo chí nước ngoài và đọc tất cả những thứ đó với sự chăm chú chỉ có thể thấy trong sự cô đơn. Ngoài cái đó nàng còn nghiên cứu trong sách hoặc chuyên san mọi vấn đề mà Vrônxki quan tâm”[26,968]. Vì vậy, chàng hay hỏi nàng những vấn đề về nông học, kiến trúc hay thậm chí cả vấn đề chăn nuôi ngựa hoặc thể thao nữa. Sự hiểu biết và trí nhớ của Anna thoạt đầu đã khiến Vrônxki còn nghi ngờ và yêu cầu dẫn chứng: nàng liền tìm trong sách những đoạn chàng hỏi và chỉ cho chàng xem.

Anna còn tham gia vào công việc cùng Vrônxki chứ không phải là người phụ nữ thụ động trước thực tại. Không những nàng góp phần trông coi công việc mà còn bắt tay làm thật sự và tìm cách bố trí mới. Rõ ràng sống trong chế độ cũ lại thuộc giới thượng lưu nhưng Anna không mang trong mình bộ óc cũ kĩ, đen kịt mà luôn tự đổi mới và làm mới bản thân.

Anna là người phụ nữ có tinh thần ham học, trau dồi kiến thức, luôn sợ mình bị thụt lùi, bị lạc hậu so với thời cuộc. Nàng còn dành thời gian viết sách, tạo ra những gì là của riêng mình. Đây chính là điểm tiến bộ của Anna mà không một nhân vật nào khác trong tác phẩm có được. Như vậy, nếu Karênin làm việc với tinh thần rập khuôn, tuân theo sự “vâng, dạ”, Vrônxki chạy theo lợi nhuận của đồng tiền thì Anna vượt lên trên tất cả với tri thức và sự thông minh hiếm có.

Anna nhạy cảm và tinh tường “bao giờ cũng nhìn thấy và nhận ra tất cả mọi cái”. Trí tuệ của con tim đã giúp Anna nhận xét, đánh giá con người khá đúng. Nàng đã có những nhận xét đúng đắn về Lêvin và Vrônxki: “Về

phương diện nam tính, Lêvin và Vrônxki căn bản khác nhau, nhưng với bản năng phụ nữ, nàng nhìn thấy ở hai người những điểm tương đồng khiến người ta có thể hiểu tại sao Kitty mê cả hai”[26,1053].

Nàng cũng dễ dàng nhận ra người chồng Karênin là một “cái máy đã cũ”, “đầu óc bao giờ cũng như một bản báo cáo” với “đôi mắt to mệt mỏi, đục lờ”, “khuôn mặt lạnh lùng” kia làm sao có thể biết đến tình yêu hay tâm hồn của nàng chứ? Đó là một nhận xét rất đúng đắn và táo bạo.

Với trí tuệ phi thường, Anna cũng nhận ra sự thật tuy phũ phàng nhưng đó là thực tế rằng cuộc hôn nhân giữa nàng và Karênin là một sai lầm ghê ghớm. Nàng đã nhận ra một chân lý vĩnh hằng mà ít người có thể nắm bắt được đó là: “Sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo ra cho mình là người như vậy, mình cần sống và yêu”. Chính từ sự nhận biết một cách sâu sắc như vậy, Anna đã đi đến một hành động đúng đắn để quyết định cuộc đời mình: cắt đứt với Karênin và làm theo lời trái tim mách bảo. Nàng bất chấp tất cả để sống với tình yêu đích thực của mình.

Còn đối với Vrônxki, Anna cũng đã sớm nhận ra bản chất “ngu si, hợm hĩnh, chẳng có gì khác hơn” ở anh chàng này. Đã có lần trong lúc cãi nhau, Anna đã vạch mặt bản chất của Vrônxki: “Tôi rất tiếc anh chỉ hiểu được những vấn đề thô tục và vật chất thôi”[26,1105].

Với cái nhìn trên hẳn xã hội, Anna đã nhanh chóng nhận ra xã hội mà nàng đang sống là xã hội cướp mất quyền con người, là thiên la địa võng khắc nghiệt giam hãm con người bằng án tù chung thân. Sắp đi vào cõi chết, Anna đã tuyên bố sự thật mà bấy lâu nay người Nga vẫn ngập ngụa trong đó, đó là “tất cả đều là giả dối, tất cả đều là gian trá, tất cả đều là lừa đảo, tất cả đều là tội ác”[26,1143].

Anna là tất cả sinh lực và nhiệt huyết của Tônxtôi. Với ông, Anna quý giá hơn bao giờ hết. Ông miêu tả Anna đẹp về hình thức và tâm hồn, trí tuệ để

nhấn mạnh tính chất nạn nhân đáng thương của Anna trong xã hội thượng lưu. Thái độ yêu thương, trân trọng của tác giả thể hiện ở sự phản ánh trung thành bản chất, tính cách nhân vật cho phù hợp với hiện thực khách quan.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 37 - 41)