Vai trò của đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 48 - 57)

6. Bố cục khoá luận

2.1.3Vai trò của đối thoại

Đối thoại của Tônxtôi không chỉ là hành động phát ngôn, truyền đạt thông tin bằng lời nói mà còn là phương tiện nối kết con người bên trong với con người bên ngoài. Tônxtôi rất chú ý làm nổi bật sắc thái riêng trong cách lập ngôn của từng nhân vật để góp phần khắc họa tính cách tâm lý.

Trong Anna Karênina, với số lần đối thoại kỉ lục nên đối thoại có vai

trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật Anna. Ngôn ngữ đối thoại chính là một phương tiện góp phần không nhỏ vào việc bộc lộ thế giới tâm hồn Anna. Hình thức đối thoại của nhân vật này rất phong phú và đa dạng. Nó được tái hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đó có thể là những lời đối thoại được đưa ra một cách đầy đủ, trực tiếp. Nghĩa là trong cuộc đối thoại này, tác giả đưa ra đầy đủ ngôn ngữ và hành vi đối thoại. Chẳng hạn như cuộc đối thoại của Anna với Karênin, Vrônki. Cuộc đối thoại nào cũng bộc lộ nét tâm lý trong con người Anna.

Cuộc đối thoại đầu tiên của Anna đó là với bá tước phu nhân Vrônxkaia- mẹ của Vrônki. Cuộc đối thoại diễn ra trong giọng nói vui vẻ, niềm nở, nhiệt tình với thứ ngôn ngữ thật như chính con người nàng: mạnh mẽ và tự tin. Nàng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bà bá tước. Sau lớp vỏ ngôn từ luôn động đó đã hiện lên một nàng Anna xinh đẹp, thông minh và vô cùng sắc sảo. Ngay từ khi xuất hiện, Anna đã để lại trong tâm trí người đọc sự đáng yêu và lòng nhiệt thành. Hay khi trò chuyện với Đôly thì lời đối thoại của Anna lại là sự duyên dáng, tinh tế như bản chất của nàng: “Em ấy à?...Vâng!”, “Chị Đôly ạ!”, “Chị Đôly yêu dấu!”, “Chị Đôly thân yêu!...Có, có chứ”. Hàng loạt những ngôn từ uyển chuyển như vóc dáng, điệu đi của Anna. Ngôn ngữ đối thoại, cách thuyết phục đối phương một cách khéo léo tinh tế như chính con người nàng. Nàng nói chuyện với chị dâu với sự ân cần,

trìu mến như chính người với người thân ruột thịt của mình. Anna đã hoàn thành xuất sắc vai trò “sứ giả hòa bình”. Nàng đã để lại trong lòng người đọc niềm tin và niềm mơ ước. Điều này đã cho thấy Tônxtôi rất chú ý làm nổi bật sắc thái riêng trong cách lập ngôn của Anna để góp phần khắc họa tính cách của nàng. Ngôn ngữ của Anna khác với các nhân vật trong truyện. Ngôn ngữ của nàng khác với thứ ngôn ngữ linh hoạt của kẻ từng trải như Vrônxki. Anna cũng khác với lối nói hồn nhiên, hóm hỉnh nhưng nhạt nhẽo của Xtêpan.

Trong lần đầu tiên gặp Anna, Vrônxki đã bị chính giọng nói, tiếng cười của Anna hớp hồn. Chàng đã bị Anna thu phục và buộc chàng phải khám phá con người ấy. Và cũng chính từ cuộc gặp gỡ đầu tiên này đã “mở đường, dọn lối” cho các cuộc gặp gỡ tiếp theo của hai người. Và cũng chính nó đã châm ngòi cho cuộc tình vụng trộm ấy để rồi bao dằn vặt, đau khổ xảy đến với Anna.

Trong tác phẩm, Tônxtôi đã sử dụng kiểu đối thoại hai lớp để mổ xẻ trạng thái tâm lý tinh vi trong Anna. Kiểu đối thoại này được sử dụng khi Karênin đến thăm Anna trước cuộc đua ngựa. Anna đã hỏi thăm về sức khỏe, công việc, khuyên Karênin nên nghỉ ngơi và đến ở với mình. “Cuộc trò chuyện không có gì đặc biệt nhưng sau này Anna nhớ tới cuộc trao đổi ngắn ngủi ấy là cứ cảm thấy hổ thẹn”[26,345]. Những lời nói đó không phải từ trái

tim mà do mưu mẹo xui khiến, hệt như Pie nói với Êlen trong Chiến tranh và

hòa bình. Qua đối thoại giữa Anna và Karênin có thể thấy “bề ngoài vẫn như

cũ nhưng bên trong quan hệ của họ đã hoàn toàn thay đổi”. Ở hình thức đối thoại này, nghĩa ngầm sau lớp vỏ ngôn từ có giá trị thông tin chính xác về bản chất sự việc và nội tâm con người.

Anna không có cảm xúc gì khi ở với chồng. Ở bên Karênin, nàng chỉ cố làm cho tốt bổn phận của người vợ. Những lời nàng nói với chồng chỉ là

chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện đứa con chỉ cốt làm sao giữ được mái ấm gia đình đúng lời Karênin đã cảnh báo. Đó chỉ là trách nhiệm buộc Anna phải làm chứ nàng không mong muốn đối diện với con người kia một chút nào. Những câu nói hờ hững, nói chỉ để nói chứ không có cảm xúc: “À, mình đã về!”[26,205] hay “Thôi, cầu chúa ban phước lành cho mình”[26,207]. Anna đã cố tự lừa dối để sống cạnh người chồng nhạt nhẽo, cằn cỗi. Nhưng nàng lại không biết làm sao để có cả Vrônxki và cả đứa con bé bỏng của mình.

Chán ngấy cuộc sống chăn gối với Karênin, nàng lao đầu theo tình yêu của Vrônxki và chờ đợi một phép nhiệm màu ở mối tình vụng trộm này. Với bao khát khao cháy bỏng, Anna sống hết mình cho tình yêu. Karênin biết vợ mình ngoại tình đã ra sức cấm đoán để hòng vớt vát danh dự trong chốn quan trường. Bằng tình yêu mãnh liệt Anna đã đã bất chấp tất cả: cả Karênin và miệng lưỡi dư luận. Chung sống với người tình nhưng Anna vẫn không được thanh thản, hạnh phúc thực sự. Trong các lần đối thoại của Anna, ta thấy nàng trò chuyện với Đôly khá nhiều. Với Anna, chỉ có Đôly là nàng có thể giãi bày cho thỏa nỗi lòng của mình. Những cuộc đối thoại của Anna và Đôly cũng chủ yếu xoay quanh những dằn vặt, khủng hoảng trong tinh thần nàng. Nàng thấy mình hoàn toàn bế tắc.

Trong nước mắt đầm đìa, Anna đã tâm sự với Đôly: “Em được lão ta đồng ý, còn…con trai em thì sao? Họ sẽ không trả nó cho em đâu. Chị nên hiểu em yêu hai người như nhau, mà cả hai em đều yêu hơn chính bản thân mình: Xêriôgia và Vrônxki…Trên đời, em chỉ yêu hai người đó, và có người này thì không có người kia. Em không thể liên kết hai người lại được, mà đó lại là mong ước duy nhất của em. Và nếu không đạt được điều đó thì mọi cái khác đối với em chẳng quan trọng”[26,965]. Lời nói của Anna đầy sự lo âu,

sợ hãi. Nàng không biết mình phải làm thế nào. Nàng hoàn toàn bế tắc và lâm vào khủng hoảng thực sự.

Trong một lần khác gặp Đôly, nàng tâm sự với chị về công việc của Vrônxki. Những giọng hào hứng, sôi nổi khi kể về Vrônxki, điều đó đủ thấy Anna sống không thể thiếu Vrônxki, chàng là tình yêu, là sự sống của nàng. Qua đoạn đối thoại với Đôly, trong Anna hiện lên hình ảnh một người phụ nữ mạnh mẽ trong tình yêu, khát khao mãnh liệt sự sống.

Anna tâm sự với Đôly về cuộc sống của nàng và Vrônxki: “Em không biết bắt đầu bằng chuyện nào. Nhưng em sẽ bắt chị phải nghe tất cả mọi chuyện…Phải, em cần phải nói phác cho chị hiểu sơ qua cái xã hội chị sắp thấy ở nhà chúng em…Em tiếp tục nhé”[26,933]. Anna kể cho Đôly nghe về cuộc sống mà nàng đang phải chịu đựng. Cái gia đình mà nàng đang sống là sự thu nhỏ của xã hội. Anna nói rất bức xúc như cô chưa từng nói với ai bao giờ. Anna nói liến thoắng, hồn nhiên như chính con người sôi nổi, tự tin trong nàng: “Chị biết đấy, hiện nay bọn em về ở nông thôn, với tài sản của mình, Alêchxây có thể có thế lực lớn đấy…”[26,934]. Anna đã nói ra tất cả những điều mình nghĩ, mình nhìn thấy ở chính cuộc sống mà nàng đang sống với sự búc xúc trong lòng. Qua cuộc đối thoại với Đôly, ta cũng hiểu cuộc sống của Anna khi ở với Vrônxki cũng không mấy tốt đẹp, chất chồng những day dứt, dằn vặt ở trong lòng. Xã hội luôn là một câu hỏi lớn đối với nàng.

Những cuộc đối thoại của Anna với những nhân vật tên tuổi trong xã hội thượng lưu chỉ là những câu nói xã giao. Dù đã căm ghét, khinh bỉ cái xã hội ấy nhưng nàng vẫn phải cố tạo ra vẻ hứng thú để lấy lòng chứ không hề mảy may thích thú.

Khảo sát tất cả các cuộc đối thoại của Anna, ta nhận thấy số lần đối thoại với Vrônxki chiếm phần lớn. Các cuộc trò chuyện xoay quanh cuộc sống của hai người. Trong những lần gặp gỡ đầu, cuộc đối thoại giữa Anna và Vrônxki là dấu hiệu cho mối tình phiêu lưu, táo bạo nảy nở. Mối tình ấy càng dập tắt lại càng bùng cháy dữ dội. Vrônxki, một chàng trai thông minh, đắm say và táo bạo trong tình yêu, là mẫu người lý tưởng, phù hợp với tính cách Anna. Và đã đến lúc tính nết chân thực, cuồng nhiệt, khao khát được yêu, được sống tự do của Anna không thể kìm hãm được nữa. Gặp Vrônxki, nàng lao đầu vào tình yêu như thiêu thân mê ánh lửa, không tính toán, mặc kệ cả lễ giáo và dư luận. Nhưng con người Vrônxki sống ích kỉ, vô dụng, không có lý tưởng, không có mục đích đã làm Anna hoàn toàn thất vọng. Những cuộc cãi vã giữa Anna và Vrônxki bắt đầu xảy ra. Hầu hết, những cuộc đối thoại giữa hai người ở cuối tác phẩm đều thể hiện sự bất đồng trong cách nghĩ, trong cuộc sống của hai người. Vrônxki hoàn toàn không như Anna tưởng. Những lời nói của Anna đối với Vrônki thể hiện sự thất vọng về chàng và sự tuyệt vọng trong cuộc sống. Bi kịch cứ xoáy sâu vào lòng nàng, bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà không có ai trả lời. Đã có lần trong lúc cãi nhau, Anna nói thẳng với chàng: “ Tôi rất tiếc anh chỉ hiểu những vấn đề thô tục và vật chất thôi”[26,1105]. Cuộc đối thoại cuối cùng của Anna và Vrônxki, nàng đã nói những điều cần phải nói. Vrônxki hoàn toàn không hiểu được nàng muốn gì và cần gì trong tình yêu này. Nàng nói: “ Anh không yêu mẹ anh. Đó chỉ là nói suông và cũng chỉ là nói suông thôi…Nếu đã đến nước này thì phải…Phải quyết định thôi và em đã có quyết định riêng rồi”[26,1116]. Phải chăng cái quyết định đó của nàng là cái chết?

Cấu trúc đối thoại ở Tônxtôi rất phức tạp, đan xen nhiều yếu tố tạo nên hai lớp ngoài và trong của lời nói. Hướng đến việc khám phá tâm lý, Tônxtôi

ngoài không trùng hợp, thậm chí đối lập với ý nghĩ bên trong của nhân vật. Mạch ngầm đằng sau lời nói gợi lên trạng thái tâm lý ẩn dấu trong con người. Vì khoảng cách giữa lời và ý xa nhau nên P. Grômôp cho rằng: “ Không thể có đối thoại ở Tônxtôi nếu thiếu những giải thích tâm lý”[11,132]. Còn Ginzơbuôc đưa ra nhận xét cụ thể là: “ Lời đối thoại trong tác phẩm Tônxtôi gắn liền với lời phân tích của tác giả, nó diễn ra trong sự giám sát căng thẳng về tâm lý giúp người đọc hiểu rõ mỗi lời nói của nhân vật”. Chẳng hạn, sau cuộc đua ngựa, cả hai vợ chồng Karênin rơi vào tình huống khó nói trước một sự thật cần làm sáng tỏ. Những lời trao đổi giữa hai người có vẻ mơ hồ nhưng ẩn giấu bi kịch tâm trạng căng thẳng sẽ bùng nổ ở đoạn kết. Nghe Karênin trách móc, cách xử sự không phải của mình, Anna thốt lên “ không phải ở chỗ nào? Nàng lớn tiếng cãi không phải với thái độ vui vẻ trí trá mà với một vẻ quả quyết nhằm che dấu nổi sợ trong lòng”[ 26,354]. Chuỗi ngày đau khổ đang thay thế dần hạnh phúc ngắn ngủi. Nghe Anna kể về giấc mơ khủng khiếp và cái chết ám ảnh, Vrônxki thốt lên những lời khác với ý nghĩ của mình: “Anh không hiểu gì cả, chàng nói, thực ra chàng hiểu rất rõ”[26,564]. Lời đáp của Vrônxki là dấu hiệu thiếu quan tâm đến hoàn cảnh thật sự của Anna, thể hiện tình yêu đang nguội lạnh dần. Gần cuối cuộc tình hai người nói với nhau bằng “ những lời tàn tệ” hoặc những câu lấp lửng dấu kín ý nghĩ bên trong: “Anh cần gì? Nàng hỏi. Anh tìm giấy chứng chỉ về gốc gác con Gămbetta vừa bán, chàng nói bằng một giọng còn rõ nghĩa hơn cả lời: “ Tôi không có thì giờ để phân trần và cái đó cũng không ích lợi gì”[26,1118]. Anna cảm thấy ý nghĩ thực của Vrônxki sau những lời này là “ mặc kệ cô ta”[26,1118]. Nội dung lời thoại bề ngoài không có gì đặc biệt nhưng cuộc đối thoại đã thông báo trái tim hai người đang chia lìa mỗi ngả, giờ đây cái tình trở thành cái nợ, yêu thương trở thành hờn oán.

Trong Anna Karênina, có nhiều lúc Tônxtôi “tắt dần đối thoại” khi mà

lời nói không đủ sức diễn tả hết tâm tư, tình cảm con người. Cảm thấy ngôn từ trở nên gò bó, hạn hẹp, các nhân vật giao tiếp với nhau bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…thay thế cho lời nói. Lúc bí mật đến thăm con sau bao ngày xa cách, Anna chỉ nhắc tên con một cách vô thức: “Anna đắm đuối nhìn con…nàng nghẹn ngào nước mắt…con thân yêu của mẹ, con…Nàng không nói nổi hết câu”[26,811]. “Nàng đã nghĩ ra biết bao lời có thể nói với nó! Nhưng lúc này nàng không thể thốt ra được tiếng nào”[26,815]. Sau tiếng gọi con lặp lại thảng thốt xót xa, mọi lời nói đều trở nên cạn kiệt, vô nghĩa trước tình thương con sâu thẳm mênh mông với bao đớn đau, tủi sầu của tấm lòng người mẹ.

Với Tônxtôi, thành phần “phi ngôn ngữ” vẫn có khả năng diễn tả mạch ngầm tâm trạng tạo nên hình thức đối thoại không lời. Và hình thức này thường thấy ở Anna. Tức là Anna không chỉ giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ mà còn bằng ánh mắt, vẻ mặt, nụ cười…Đây là kiểu đối thoại diễn ra giữa các nhân vật có kênh giao tiếp nội cảm, có trực giác nhạy bén. Với Anna, đối thoại không phải là cách giao tiếp hữu hiệu nhất. Nàng là một thiếu phụ nhạy cảm, có sức sống mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, tình yêu. Vì thế việc biểu hiện tâm lý bằng lời nói dường như vẫn chưa đủ đối với nàng. Ánh mắt, nụ cười là những giác quan đắc lực đối với Anna trong việc biểu

hiện tình cảm. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong Anna Karênina đôi

mắt biết nói của Anna được Tônxtôi miêu tả tới 46 lần, vẻ mặt tới 51 lần và nụ cười là 27 lần. Có nụ cười vui sướng khi nhận ra tình yêu đích thực của đời mình; nụ cười khát khao, mãn nguyện khi được sống trong hạnh phúc tràn trề nhưng cũng có nụ cười chất chứa tủi hờn đau khổ như “cánh cửa bị hoen gỉ”. Những nụ cười đó, dù vui hay buồn cũng làm nhói lòng người, sống rất lâu

lần diễn đạt ánh mắt của Anna thật sinh động. Cái nheo mắt kì lạ của Anna được Đôly “bắt gặp”: Đôly nhớ ra là Anna thường nheo mắt đúng vào lúc người ta đụng đến những vấn đề liên quan đến đời sống nội tâm của nàng: “Dường như cô ta nheo mắt nhìn cuộc đời mình để khỏi phải thấy hết mọi sự”[26,947]. Đôi mắt đầy bí ẩn khiến người ta phải khám phá, đôi mắt như muốn nói biết bao điều chất chứa ở trong lòng. Khi đang cãi nhau, Anna nén cơn bão táp trong lòng để nói chuyện bình thản với vị khách mới đến. Vrônxki bắt chuyện và liếc nhìn Anna đang mỉm cười. Khi mắt họ gặp nhau, mặt Anna bỗng lạnh lùng kiêu kì như muốn nói: “Tôi chưa quên đâu. Chưa có gì thay đổi cả”. Tình yêu giúp họ đọc được thứ ngôn ngữ không lời trong trái tim. Những lời nói dường như chẳng có gì khác thường nhưng mỗi âm sắc, mỗi cử động của đôi môi, cặp mắt, đôi bàn tay nàng đều chứa đựng bao ý nghĩa.

Lêvin và Anna chỉ gặp nhau một lần nhưng mạch ngầm đối thoại cho ta thấy giữa hai người tìm được sự chia sẻ, đồng cảm lẫn nhau: “Nàng lại nhìn Lêvin. Cả con mắt lẫn nụ cười đều nói rằng những lời đó là dành riêng cho chàng, nàng nàng trân trọng ý kiến chàng và biết được hai người sẽ hiểu nhau”[26,1046]. Hay “Nàng nói, vẻ buồn buồn và tin cẩn…Rồi nàng bỗng cau mày chuyển sang chuyện khác…”[26,1047]. Và Lêvin lại khám phá ra

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật anna karênina trong tiểu thuyết cùng tên của l n tônxtôi (Trang 48 - 57)