Hầu hết các tiêu chuẩn trên đều dựa trên cơ sở phân tích lỹ thuyết theo các tiêu chuẩn của Nga và của AASHTO.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN QL 1 (ĐOẠN:VINH – THANH HÓA TỈNH NGHỆ AN) (Trang 50 - 54)

- TCVN 88192011: Mặt đường bêtông nhựa nóngYêu cầu Thi công nghiệm thu.

Hầu hết các tiêu chuẩn trên đều dựa trên cơ sở phân tích lỹ thuyết theo các tiêu chuẩn của Nga và của AASHTO.

theo các tiêu chuẩn của Nga và của AASHTO.

2.4. Tổng quan về hằn lún vệt bánh xe

Tình trạng lún vệt bánh xe trên mặt đường, các công trình giao thông (CTGT) trong thời gian gần đây đã trở nên rất phổ biến với mức hư hỏng hết sức nghiêm trọng. Theo báo cáo của bộ GTVT tại Hội thảo “Tiến độ và chất lượng công trình giao thông”do Báo Giao thông tổ chức ngày 15/11/2013, hiện tượng lún vệt bánh xe gần như xảy ra trên tất cả các trục đường chính có lượng giao thông lớn như QL1, QL5, xa lộ Đông - Tây, đường vành đai 3 của Hà Nội. Hiện tượng hư hỏng này cũng liên tục xảy ra đối với mặt đường trên và đầu cầu Thanh Trì, kể cả khi công trình được thiết kế và thi công lại một cách thận trọng, sử dụng vật liệu có cải tiến.

Theo số liệu thống kê từ đầu năm nay trên Quốc lộ 1, đoạn đường từ Thanh Hóa đến Huế có 70km trên tổng số 620km gặp phải tình trạng lún theo vệt bánh xe. Đoạn từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà có 90km trên tổng số 953km. Trên một số tuyến đường đèo, các vệt hằn lún chênh so với mặt đường từ 10 - 15cm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ, 13 - 15% trong số những đoạn tuyến này được thi công từ cách đây 10 năm, khi xuất hiện lún là đã đưa vào khai thác được 6 năm. Thời điểm lún nhiều nhất là những ngày nắng nóng dữ dội.

Chưa bao giờ, tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường lại nhức nhối như hiện nay. Tình trạng này xảy ra trên hầu hết các tuyến đường, từ những tuyến đường cao tốc hiện đại mới đưa vào sử dụng như QL3 Hà Nội- Thái Nguyên, cao tốc Nội Bài- Lào Cai, QL1, QL5…đến mặt cầu cũng xuất hiện hằn, lún như mặt cầu Bến Thủy,mặt cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3 trên cao.

Lún vệt bánh là biến dạng không hồi phục theo chiều dọc đường của kết cấu hoặc biến dạng dẻo của lớp bê tông nhựa tại những vị trí trùng phục của tải trọng bánh xe.

Lún vệt xe là một dạng hư hỏng áo đường phổ biến trên các Quốc lộ chịu xe nặng trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là các dải lún theo vệt bánh xe ở những làn đường xe tải nặng chạy. Nhìn chung với các tuyến đường chịu xe tải nặng thì lún vệt bánh xe sẽ xảy ra khi số lượt xe nặng chạy qua vệt này đạt đến con số nào đó. Trên thế giới, đặc biệt là ở các bang của Hoa kỳ đã có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng này. Chính vì vậy trong các quy trình thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa của các nước phát triển đều có chỉ tiêu thí nghiệm lún vệt bánh xe. Ở Việt Nam thí nghiệm lún vệt bánh xe cũng đã bắt đầu được đưa vào quy trình cho bê tông nhựa Polime 22 TCN 319-04 hoặc trong Tiêu chuẩn mới nhất về Bê tông nhựa TCVN 8819:2011.

Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) trên các quốc lộ hiện nay là một loại biến dạng và hư hỏng cơ bản của mặt đường nhựa, hiện tượng này xuất hiện khi ứng suất cắt do tải trọng thẳng đứng của xe cô gây ra trong tầng mặt đường nhựa, tầng móng hoặc nền đường vượt quá khả năng chống cắt trượt của vật liệu.

Các dạng HLVBX trên các quốc lộ gần đây cho thấy: hư hỏng chủ yếu phát sinh trong tầng mặt bê tông nhựa.

Bê tông nhựa loại vật liệu có tính đàn hồi – chậm – nhớt – dẻo, nên HLVBX ở mặt đường nhựa sẽ phát triển nhanh và mạnh khi: dòng xe có lưu lượng lớn, tải trọng nặng, tác dụng trong thời gian dài, khi nhiệt độ mặt đường cao.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của vận tải đường bộ không ngừng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu trên cần số lượng lớn xe tải nặng và xe contenno tham gia giao thông. Kết quả là số lượng trục xe cũng như tải trọng trục xe thực tế lưu thông trên đường lớn hơn nhiều so với dự tính ban đầu của các đơn vị thiết kế.

Ngoài các yếu tố chủ quan về kiểm soát chất lượng bê tông nhựa và nhựa đường, cốt liệu, hiện tượng xe quá tải là một trong các nguyên nhân khách quan làm cho kết cấu mặt đường nhanh chóng hư hỏng mà thường gặp nhất là hiện tượng đùn trồi hay xuất hiện ở vị trí giao lộ và lún vệt bánh xe (LVBX) dọc theo tuyến đường. Bên cạnh đó phải kể đến yếu tố môi trường mà điển hình nhất ở các vùng nhiệt đới như nước ta là yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ đóng góp một phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tiến trình lún trồi mặt đường bê tông nhựa. Đối với các vật liệu đàn nhớt như nhựa đường thì tính mẫn cảm với nhiệt luôn là một đặc trưng cơ lý cần được qua tâm khi đưa vào sử dụng.

Dưới đây là một số hình ảnh hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến đường huyết mạch trong cả nước.

2.4.1. Tình hình hư hỏng dạng hằn lún vệt bánh xe ở Việt Nam

Quốc lộ 1A

- Khu IV: 70km/620Km chiếm 13% - Khu V: 90Km/593Km chiếm 15% - Hằn lún từ 7-15cm chiếm > 2%

Hình 2.6.Một đoạn đường xuất hiện vệt hằn lún trên QL.1A đoạn qua TP Hà Tĩnh.

Hình 2.7.Mặt đường QL1, đoạn Hà Nam - Thanh Hóa hằn lún vệt bánh xe

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE TRÊN QL 1 (ĐOẠN:VINH – THANH HÓA TỈNH NGHỆ AN) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w