Xác định quy mô nhóm

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn tin học ở trường THPT (Trang 36 - 38)

II. Quy trình tổ chức dạy học theo phơng pháp mới

2.2.1.Xác định quy mô nhóm

Sau khi các mục tiêu của bài học đã đợc xác định GV cần quyết định số lợng tối u thành viên của mỗi nhóm. Khi lựa chọn quy mô của nhóm nên xem xét các yếu tố sau:

• Nếu số lợng thành viên trong nhóm lớn thì đòi hỏi phạm vi, năng lực và hành động trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số lợng HS càng nhiều thì cơ hội có HS nhiều năng lực tham gia vào thực hiện nhiệm vụ càng tăng.

• Nếu nhóm có nhiều thành viên có năng lực tham gia, nhng các kĩ năng hợp tác nh diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên không đợc quản lí tốt thì khó có điều kiện để nhiều HS tham gia hoạt động. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác cần đợc dạy trong quá trình làm việc sẽ không có thời gian để luyện tập.

• Nội dung của bài học cũng nh các t liệu, đồ dùng, phơng tiện học tập sẽ có ảnh hởng quyết định đến việc xác định quy mô nhóm.

• Thời gian càng ít thì quy mô nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn vì thời gian tổ chức nhóm sẽ đợc rút ngắn, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên cũng đợc rút ngắn.

Nếu nhóm có số lợng lớn thì HS sẽ thụ động hoặc chỉ hợp tác với một hoặc hai thành viên bên cạnh. Trong quá trình hoạt động nhóm cần tạo điều

kiện cho HS rèn luyện các kĩ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với t cách giữ vai trò quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định đó.

2.2.2.Lựa chọn các thành viên vào một nhóm

GV cần sắp xếp các thành viên khác nhau về tính cách và năng lực vào một nhóm, sao cho các thành viên của nhóm càng đa dạng càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: Trình độ nhận thức cao, trung bình và yếu; đa dạng về tính cách: Cá tính mạnh mẽ, trầm tính ít nói...Với nhóm nh vậy mỗi vấn đề cần giải quyết sẽ đợc tính toán cân nhắc kĩ lỡng hơn, toàn diện hơn. Nhóm đồng nhất cũng có thể đợc tổ chức với mục tiêu cung cấp một vài kĩ năng đặc biệt, đáp ứng những mục tiêu chuyên biệt nào đó. Không nên để HS tự chọn nhóm nh vậy thì nhóm sẽ là nhóm thuần nhất hiệu quả hợp tác sẽ không cao. Thờng thì các HS trong lớp đ- ợc sắp xếp xen kẽ nhau với các trình độ, tính cách khác nhau nh vậy thì chúng ta có thể ghép nhóm theo bàn để dễ dàng trao đổi trong khi học và tiết kiệm thời gian.

2.2.3.Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ dàng. Sau mỗi hoạt động nhóm các thành viên cần thay đổi vị trí cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò cố định. Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm có thể bao gồm:

• Điều khiển nhóm: Hớng dẫn các thành viên tham gia vào oạt động, giải thích rõ nhiệm vụ của nhóm, tóm tắt, kiểm tra xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề cha giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình hoạt động nhóm.

• Th kí: ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt lại các ý chính.

• Báo cáo: Nhóm cử ra một đại diện thay mặt nhóm báo cáo kết quả • Khuyến khích: Động viên các thành viên tham gia hoạt động nhắc nhở những thành viên ‘Lắm lời’ trong nhóm, bảo đảm trong quá trình hoạt động nhóm mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến vào bài học.

• Phân bố thời gian: Theo dõi và thông báo thời gian cho hoạt động nhóm, cùng các thành viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề, tránh hiện tợng thiếu thời gian.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong môn tin học ở trường THPT (Trang 36 - 38)