6. Kết cấu của luận văn:
2.1.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả của luận văn.
Thông tin thu thập được tồn tại dưới dạng định tính hoặc định lượng, do đó trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiêu cứu định tính và định lượng để hỗ trợ làm cơ sở căn cứ phân tích đặc điểm, thực trạng động lực làm việc tại công ty.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu về công tác tạo động lực tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MV, tác giả đã áp dụng quy trình nghiên cứu theo sơ đồ :
45
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu công tác tạo động lực
Các bước thực hiện khi tác giả nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc tại MV Corp:
Bước 1: Tổng quan tài liệu trong nước và ngoài nước Bước 2: Từ phần tổng quan, xác định vấn đề nghiên cứu Bước 3: Xây dựng khung lý thuyết
Bước 4: Xác định các yếu tố ảnh hưởng
Thu thập thông tin
Nghiên cứu tài liệu Thiết kế phiếu điều tra
Chọn mẫu Điều tra Thông tin sơ cấp Phân tích nghiên cứu
So sánh đánh giá Đề xuất, kiến nghị Xác định các yếu tố ảnh hƣởng
Xây dựng khung lý thuyết Xác định vấn đề nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu
46 Bước 5 : Thu thập thông tin
Bước 6: Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu và khảo sát Bước 7: Xử lý dữ liệu và phân tích kết quả khảo sát Bước 8: Đề xuất và kiến nghị
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Tài liệu là các nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng cho mục tiêu và đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu là phương pháp nhằm thu thập các thông tin chủ yếu sau:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề động lực và tạo động lực làm việc. - Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến động lực làm việc.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây đã công bố trên các ấn phẩm.
- Chủ trương và chính sách liên quan đến động lực làm việc. - Số liệu thống kê.
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá tài liệu. Một số phương pháp đã được tác giả sử dụng trong luận văn của mình để tiến hành công việc này là:
Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp nghiên cứu các tài
liệu lý luận khác nhau về động lực bằng cách phân tích để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết thông tin từ
47
đủ và sâu sắc về động lực làm việc.Tổng hợp tài liệu giúp tác giả có cái nhìn toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có về động lực làm việc của người lao động.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng, giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng của vấn đề nghiên cứu trong kỳ phân tích. Đồng thời so sánh các kết quả điều tra, phỏng vấn, các chỉ tiêu đánh giá nhằm tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách tổng quát.
Phương pháp thống kê: Là hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán, ra quyết định. Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê dữ liệu thu thập được nhằm tổng hợp khái quát hóa các số liệu, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, kết luận được dễ dàng hơn.
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài
liệu, báo cáo và thông tin nội bộ: Phòng Kế toán; Phòng Hành chính – Nhân sựu, Phòng Kế hoạch – Đầu tư của Công ty Cổ phần Tập đoàn MV trong thời gian từ năm 2012-2015, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài như cơ quan Bộ ngành trung ương, các ấn phẩm đã được xuất bản (sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tạp chí, internet, luận văn, …). Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú trong phần tài liệu tham khảo.
48
Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và lấy ý kiến
từ các cá nhân thông qua phiếu câu hỏi khảo sát. Đối tượng được hỏi Ban lãnh đạo và Cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn MV.
2.4. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm nơi được tiến hành nghiên cứu và được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau, được mô tả và phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống thực tế hàng ngày.
2.4.1. Chọn mẫu
Đối tượng của nghiên cứu định tính này được tác giả chọn trong phỏng vấn sâu là ban giám đốc và các trưởng phó phòng. Cụ thể, tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn đối với 13 thành viên quản trị cấp cao và cấp trung trong công ty bao gồm:
Ban lãnh đạo: 3 người (1 Tổng Giám đốc và 2 P.Tổng Giám đốc)
Phòng Tài chính Kế toán : 02 người (Trưởng, phó phòng)
Phòng Kinh doanh : 02 người (Trưởng, phó phòng)
Phòng Hành chính nhân sự: 02 người (Trưởng, phó phòng)
Phòng Kỹ thuật Công nghệ: 02 người (Trưởng, phó phòng)
Phòng Kế hoạch Đầu tư: 02 người (Trưởng, phó phòng)
2.4.2. Thiết kế phỏng vấn sâu
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc. Trong quá trình phỏng vấn tùy vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức
49
năng quản lý của họ, tác giả luận văn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra được những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Các câu trả lời được tác giả lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi.
Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn MV
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài
trong vòng khoảng 10 đến 15 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: tác giả sẽ liên hệ trước với các đối tượng được
phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn sao cho người được hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện với tác giả luận văn.
2.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
Mục đích của nghiên cứu định tính này là tác giả muốn hiểu sâu hơn về chính sách quản trị của công ty và tìm hiểu về mục đích, định hướng trong công việc của các nhà lãnh đạo cấp cao và cấp trung của công ty về công tác tạo động lực và những nguyên nhân hạn chế còn tồn tại. Do vậy tác giả sử dụng một số câu hỏi chuẩn bị trước, dựa vào đó để phỏng vấn , điều tra nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng và từng tình huống cụ thể.
Các câu hỏi phỏng vấn sâu được tác giả sử dụng trong quá trình phỏng vấn là các câu hỏi nhằm tìm hiểu các công tác tạo động lực cho NLĐ mà đội ngũ lãnh đạo, quản lý đang sử dụng và cảm nhận của họ về công tác tạo động lực và động lực làm việc hiện nay của nhân viên tại MV Corp.
50
Các câu hỏi linh hoạt với từng đối tượng được hỏi nhưng vẫn có nội dung chính về điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của Công ty có đáp ứng đầy đủ nhu cầu làm việc của người lao động hay không, ban lãnh đạo Công ty đã bố trí sắp xếp đúng người đúng việc hay chưa, Chính sách lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ đào tạo của MV Corphiện nay ra sao?
Qua đó tác giả tổng hợp phất tích về công tác tạo động lực tại công ty và động lực làm việc của người lao động của Công ty nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục một cách tốt nhât.
2.5. Phƣơng pháp điều tra khảo sát.
Phương pháp điều tra khảo sát là phương pháp tác giả sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu, thông tin có thể biểu hiện bằng các con số thống kê, các bảng biểu.
2.5.1. Chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu sử dụng ở đây là phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên ( hay chọn mẫu xác suất ) là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau.
Mẫu được chọn trong nghiên cứu điều tra khảo sát là toàn bộ người lao động hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MV.
Bảng câu hỏi nghiên cứu được in ra giấy và trực tiếp đến tay người được hỏi. Tổng số có 70 phiếu đã được phát ra. Số phiếu đúng tác giả nhận về là 65 phiếu.
2.5.2. Thiết kế bảng hỏi
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá hoạt động tạo động lực trong lao động của công ty, chỉ ra những điểm tồn tại và các nguyên nhân của nó để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường động lực làm việc tại Công ty. Do vậy, hai nhóm đối tượng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn
51
MV là ban lãnh đạo và nhân viên sẽ được chọn để khảo sát nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên, và chính sách quản trị nhân sự tại công ty, đưa ra phương hướng thúc đẩy động lực làm việc tại Công ty để mang lại năng suất lao động tốt hơn trong thời gian tới.
2.5.2.1. Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin
- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.
- Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
- Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức.
2.5.2.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu.
Phiếu câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:
Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng tham gia khảo
sát ( Tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, thời gian công tác tại công ty, bộ phận công tác…)
Phần 2: Nội dung bảng câu hỏi: Được thiết kế gồm 40 câu hỏi nhằm
xem xét đánh giá sự thỏa mãn của CBCNV đối với công cụ tăng cường động lực làm việc cho nhân viên Công ty. Câu hỏi được thiết kế gồm 7 yếu tố chính của công tác tạo động lực lao động như tác giả đã phân tích ở trên được miêu tả trong 40 câu hỏi. Bao gồm các nội dung :
Yếu tố 1: Sự hài lòng với công việc.
- Tôi yêu thích công việc hiện nay của mình. - Tôi luôn hiễu rõ về công việc của mình.
- Công việc hiện nay phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân - Công việc của tôi cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân.
52
- Công việc của tôi có nhiều thử thách và thú vị.
- Tôi được quyền quyết định một số vấn đề thuộc chuyên môn của mình.
- Tôi tin tưởng công việc tôi đang làm sẽ mang lại cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai
Yếu tố 2: Điều kiện làm việc.
- Tôi hài lòng với công việc hiện tại
- Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện để làm việc.
- Nơi tôi làm việc hiện tại đảm bảo tính tiện nghi và an toàn. - Thời gian làm việc của tôi được bố trí hợp lý.
- Điều kiện mội trường làm việc của công ty đảm bảo tốt cho việc thực hiện công việc và sức khỏe của người lao động.
Yếu tố 3: Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
- Tôi tìm thấy cơ hội phát triển trong công ty
- Tôi được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cần thiết đề thực hiện công việc.
- Tôi được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức chuyên môn. - Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực.
- Chính sách đào tạo và thăng tiến là công bằng đối với mọi người. - Tôi tin tưởng công việc tôi đang làm sẽ mang lại cơ hội thăng tiến và triển vọng phát triển của bản thân trong tương lai.
Yếu tố 4: Lƣơng, thƣởng, phúc lợi.
- Mức lương của tôi hiện nay là phù hợp với năng lực và khả năng. - Tôi được nhận các khoản thưởng, phụ cấp xứng đáng với hiệu quả làm việc.
53
- Lương thưởng và phụ cấp được phân phối khá công bằng. - Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của công ty
- Mức lương trung bình mà công ty đang trả cao hơn các đơn vị cùng ngành
- Lương thưởng được phân phối một cách công bằng - Các chế độ phúc lợi của Công ty tốt
- Chế độ khen thưởng ở công ty hoàn toàn kịp thời và thỏa đáng.
Yếu tố 5: Lãnh đạo.
- Lãnh đạo của tôi là người có năng lực và trình độ
- Tôi không gặp khó khăn trong việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên.
- Cấp trên luôn động viên hỗ trợ tôi khi cần thiết. - Mọi người được cấp trên đối xử công bằng. - Cấp trên của tôi có năng lực.
- Cấp trên của tôi sẵn sàng ủy quyền khi cần thiết.
Yếu tố 6: Đồng nghiệp.
- Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. - Đồng nghiệp của tôi luôn thân thiện và hòa đồng.
- Đồng nghiệp của tôi luôn tận tâm hoàn thành công việc. - Đồng nghiệp của tôi là người đáng tin cậy.
- Các bộ phận luôn hỗ trợ nhau hoàn thành mục tiêu chung của công ty
Yếu tố 7: Động lực làm việc của nhân viên
54
-Tôi vui mừng khi chọn công ty này để làm việc. - Tôi coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai của mình. - Tôi hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Người được phát phiếu điều tra được yêu cầu đánh giá về thang đo 5 mức cụ thể:
1-Hoàn toàn không đồng ý 2-Không đồng ý
3-Bình thường 4-Đồng ý
5-Hoàn toàn không đồng ý
2.5.3. Thu thập và Xử lý số liệu - Thu thập thông tin - Thu thập thông tin
Qua điều tra, mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cơ sở dữ liệu là toàn bộ nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn MV.
Kích thước mẫu cho nghiên cứu là 65 phiếu, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến từng nhân viên.
- Phân tích xử lý số liệu
Các phiếu điều tra thu về đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc