Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng giúp ta thấy được khả năng sáng tạo cũng như tư duy của nhà văn. Ngôn ngữ trong văn Linh là thứ ngôn ngữ của cảm xúc, giàu chất trữ tình. Dòng cảm xúc dẫn dắt chị từ sự mong nhớ, khắc khoải, hoài cổ đến niềm vui những nỗi buồn. Đọc văn Linh, người đọc hoà mình vào dòng cảm xúc đó như chính mình là người tri nhận. “Thiếu phụ tuổi
như trong mỗi bài viết của chị đều thể hiện một nỗi buồn nhân quần. Đó là nỗi buồn nhân sinh thế thái, khi sự mặc cảm thờ ơ của con người là yếu tố gây lên sự chia cắt, sự khốn cùng của con người: “Không chỉ cái chết mới gây mất
mát. Mất nhau khi đang sống, đau buốt lắm.” (24,10). “Đời sống khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, con người ngày càng cần biết lạc quan, đoàn kết, chia sẻ, biết thương yêu đồng loại hơn. Bên cạnh thiên tai, vẫn còn đầy tai hoạ con người gây ra cho nhau: đố kỵ, thủ đoạn, lừa đảo, thù hận, chiến tranh... Nhân loại đến bao giờ sum họp?” (24,42). Là những dòng cảm xúc hoài niệm
về một Hà Nội xanh sạch đẹp, thanh bình và mộng mơ. Cõi địa linh của Thăng Long sẽ không còn mùi tanh, mùi rác, mà thoang thoảng mùi thơm của thân gỗ, mùi ngạt ngào của hương hoa, mùi thơm thảo của lòng người, tình người. Hà Nội dấu hương mãi mang một nét kiêu sa, cổ kính, nên thơ như nó vốn có.“Ta sống để thức trong mơ ư khi không còn ca ốc, nhà chóp che tầm
nhìn, chỉ triền miên cây xanh hồ biếc sóng, gió bồng váy e lệ thắt eo bước dài mở đường cong phố ngây thơ” (24,51). “Cây đa già bên hồ thiêng nhớ bạn lộc vừng đã mất. Hồ Gươm mỗi ngày dệt cổ tích thế kỷ XXI bằng giấc mơ nhỏ: sẽ không bị thêm hẹp lại, không còn rác vứt xuống và mùi tanh. Hà Nội dấu hương chuốt giai âm trong mỗi chúng ta khi mưa phùn giăng khắp Thăng Long tình yêu màu ngọc” (24,38). Là ước mơ về một cuộc hoà bình, con người
sống với nhau bằng tình người chứ không phải bằng doanh lợi. Con người sống thật với chính bản thân mình, với khuôn mặt thật nhất của mình chứ không phải bằng mặt nạ trá hình. “Tôi ước có ngày nhân loại dành cho nhau những gương –
lời trong sáng, nhân hậu, thật thà, chỉ trong một tiếng ấy, thành “giờ Trái Đất”, “giờ hoà bình”. Có ngày ấy không? Bằng lăng bùng tím, phượng rừng rực đỏ. Lời tháng Năm là màu của hoa, tiếng ve” (24,200). Cảm xúc khôn tả khi nghĩ về
người ông người bà của mình. Tình cảm thiêng liêng ấy, đâu dễ mất đi, dù có cách trở âm dương. Hình ảnh ông bà vẫn mãi khắc sâu trong tâm khảm của đứa
cháu nhỏ dại Vi Thuỳ Linh: “Chẳng chờ khói hương, tôi vẫn thấy bà nội trong
ngôi nhà mình, nhất là mấy tuần áp Tết. Bà vẫn nói, giỗ ông nội xong là Tết đến nhanh lắm. Ông nội mất đã ba mươi hai năm nay. Thấp thoáng bóng ông nội đang chuẩn bị cặp vẽ để ra phố kí hoạ mùa Xuân. Bà đặt tay lên gối sưởi cho ấm, rồi đưa bàn tay lên lau nước mắt cho tôi: “Sao cứ nghĩ đến ông bà là con không kìm được nước mắt” (24,19).
Cảm xúc rạo rực, quyến luyến, cuồng si khi gặp Anh. Hạnh phúc ngập tràn khi được cùng Anh, người con trai Linh yêu say đắm, sánh bước trên con đường tình Hà Nội, cùng dắt về cõi địa linh, cõi sâu nhất của tâm hồn: “Mùa Xuân đang nhón bước, mang theo màu tím violet. Còn chàng và nàng đam mê vút bay từ màu tím Thăng Long sang màu tím Oải hương (Lavande) xứ Gaulois. Chuẩn bị đón giao thừa, Anh mang đến cho em nước hoa màu tím Jeanne Lanvin, nắp lọ thắt nơ tím. Anh bảo chỉ kéo chiếc nơ đúng lúc giao thừa. Mình sẽ cùng tắm mùi già, rồi thấm hương J. Lanvin, nước hoa làm bằng tinh chất hoa - lá violet. Em thấy mình kiều diễm, thơ trẻ trong mắt Anh, nhân loại vẫn ca ngợi tóc xanh mắt xanh như cách ngợi ca sức trẻ. Anh lồng vào bàn chân mảnh dẻ đôi giày đế đỏ, gót thẳng đứng của hãng Christian Louboutin, loại giày mà hàng tỉ phụ nữ khắp hành tinh không ngớt say mê, cùng em bước trên con đường tình xanh của Hà Nội Ái thành, túa ra khắp nẻo rồi về hồ thiêng Hoàn Kiếm lộng lẫy pháo hoa gương hồ soi bóng ngàn năm” (24,46). Tình yêu, lòng biết ơn, cảm giác mắc nợ các Anh- người chiến
sĩ hải quân “Em muốn ôm chặt từng người lính, với tình yêu và lòng biết ơn
sâu sắc.” “Một ngàn lời tỏ tình, một triệu lần nâng niu chưa đủ gửi tới Anh và đồng đội thân thương.” (24,85). Với trái tim yêu nóng hổi, nhiệt thành của
một người con gái đang yêu, nên đọc tới đâu, chúng ta cũng cảm nhận được tình yêu, sự chân thành, nỗi buồn nhân sinh của tác giả. Mạch cảm xúc dạt dào, nhiệt thành của Linh rung động những nơron tình cảm của độc giả. Độc
giả như miên man theo những dòng cảm xúc ấy, để mà thấu hiểu tình cảm của tác giả gửi gắm, cũng như để tự chiêm nghiệm và đánh thức tâm hồn mình.
Vi Thuỳ Linh “ý thức rất rõ nhiệm vụ lớn nhất của nhà văn không phải
là việc dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc của mình như một cách trần thuật đơn thuần, mà là phải làm giàu tiếng mẹ đẻ của mình”. Bởi lí do đó mà Linh
không ngừng sáng tạo ra những từ ngữ, câu chữ mới, khái niệm mới. Linh luôn cẩn thận đặt các con dấu huyền-sắc-nặng-hỏi-ngã vào chữ cái nào cho ra rạch ròi Tiếng Việt. Sự cầu kì, cẩn thận, không cho phép mình cẩu thả trong văn chương đã tạo nên hàng loạt những chữ, những câu mang đậm màu sắc Vi Thuỳ Linh: “xuân là tấm gương”, “gương mùa”, “gương của thời gian”,
“mùa xanh”, “hộ chiếu tâm hồn”, “hương lá mùi”, “ngân hàng tinh thần”, “Ái thành”, “Visa của ViLi”, “Link”, “hợp - âm - mùi”, “hương xuân”, “chương hôn”, “cõi địa linh”, “cõi linh hồ”, “linh quang”, “linh diệu”, “môi dệt môi”, “hoa Thuỳ Linh”, “men Vi”, “đồng tử”, “sóng mắt”, “ướt đầm”, “đầm”,”đẫm”, “phổ diệp lục”, “Hà Nội dấu hương”, “bản đồ ý thức”, “miên ái”, “tín điệp”, “miên hương” ... Ngôn ngữ cầu kì, mang đậm
màu sắc Vi Thuỳ Linh thể hiện cá tính không nhạt nhoà, không lẫn của tác giả giữa một dàn các thi sĩ. Nó không chỉ là việc giữ gìn những ngôn ngữ Tiếng Việt mà còn là làm giàu tiếng mẹ đẻ, sáng tạo ra những nghĩa mới từ những lớp ngôn từ cũ trong kho tàng ngôn ngữ Tiếng Việt.
Ngoài việc sáng tạo ra những lớp ngôn từ mới, Vi Thuỳ Linh còn đưa ngôn ngữ báo chí với những kí tự viết tắt vào trong tác phẩm của mình: Thành phố (TP), Đà Nẵng (ĐN), Sài Gòn (SG), Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Trung Quốc (TQ), bưu cục (BC), Nhà xuất bản Đà Nẵng (NXB ĐN), khách sạn (KS), kiến trúc sư (KTS), Sài Gòn giải phóng (SGGP), Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (DNGHVN), ti vi (TV), Hội đồng nhân dân (HĐNN)... Thêm vào đó là việc gọi tên các con đường, địa điểm bằng tiếng Pháp hoặc
theo tên gọi cũ: Tourane (Sài Gòn), rue de Jules Ferry (đường Lê Thái Tổ), Lục Thuỷ (Hồ Gươm)... Việc sử dụng tên tác giả: ViLi, hoa Thuỳ Linh, Linh, trong tác phẩm của mình cho thấy sự khả năng sáng tạo, liên kết từ đa dạng của tác giả. Vi Thuỳ Linh đã mở rộng thêm ra nhiều khái niệm cách đọc, cách hiểu mới của cùng một sự vật hiện tượng, bổ sung và làm giàu hơn lớp nghĩa của từ vốn có.
Không chỉ dừng lại trong việc sáng tạo ra nghĩa mới, cách hiểu mới, mà với Linh, mỗi câu mỗi chữ đâu thể viết ra một cách giản đơn mà phải được sắp đặt, trình diễn một cách cẩn thận, cầu kì. Các câu văn thường được viết dài nhịp, hạn chế từ thừa, hạn chế sử dụng tính từ. Vi Thuỳ Linh thường thiên về việc sử dụng động từ. Điều đó thể hiện lối viết, lối tư duy hiện đại của tác giả.“Xuân bước khoan thai mưa phùn tơ trời căng biếc. Long lanh mắt cười,
Xuân dệt môi mình hơn 37 độ” (24,15). “Nghe Xuân từ lún phún măng tơ lộc nõn, trong nõn lá xanh bật thức nơi cây cổ thụ già...” (24,22). “Biển trên mặt đất là màu xanh của lá , sóng của muôn hoa, của hương da âu yếm. Biển diệp lục ánh mặt trời nhuộm lại những ánh nhìn tươi trẻ” (24,20). “Buổi tối mọc rừng sao đính Ngân Hà lộng lẫy, ngước biếc theo nhau. Một miền thanh khiết hợp ca lá non. Cành cây lá non hệt những khuông nhạc nối mây vào cây, nối trời vào đất, nối xanh vào biển mênh mông quang hợp không gian ba chiều. Lá bay muôn mắt...” (24,51). “Lá reo như mắt chớp, như đàn, mà tàng tàng cây xanh bền bỉ trả bóng cho ta, những giá nhạc khổng lồ.” Vi Thuỳ Linh
miêu tả sự vật đâu chỉ bằng những khái niệm giản đơn, mà mỗi hình ảnh của đều được chị liên tưởng đến các hình ảnh khác để tăng sức gợi, sức cảm của từng hình ảnh.
Ngôn ngữ cầu kì đến độ mà những hình ảnh khái niệm tưởng như không có mối liên hệ với nhau, đi vào trong văn Linh có mối liên kết đến lạ: “đôi ta nâng ly thơ đầm men Vi, cùng uống tinh tuý trần gian, uống cả Mỹ
Khê trong chuyến môi tuyệt đỉnh” (25,127). “Chân trời đang khát, vòm trời đang hạ xuống lưng khi Anh ôm em ngập vào tràng cỏ mịn. Chờ trăng lênh loáng tưới, sao sa dát đôi thân lụa trắng” (25,158). “Vòm trời khoan khoan nhịp nhàng như trăm cô gái thiếu nữ nằm nude ánh sáng, ê lệ, nhịp chân dài nối nhau giữa mùa trong ngần sương, ánh sáng huyền ảo” (25,262). Một số
tác giả chỉ sử dụng ít ngôn ngữ cầu kì để những từ ấy trở thành từ “đắt” trong tác phẩm. Nhưng với Vi Thuỳ Linh, chị sử dụng ngôn ngữ cầu kì với mật độ dày đặc. Đó không chỉ tạo ra nguồn mạch cảm xúc cho bài văn mà nó còn là “thương hiệu” chỉ mình Vi Thuỳ Linh có.
Ngoài ra Vi Thuỳ Linh còn sử dụng biện pháp trùng điệp, lặp từ, lặp ngữ, lặp cấu trúc để tăng tính thơ, câu văn xuôi vì thế mà có nhạc điệu, chất trữ tình. “Và hai ta im lặng trong nhau. Im lặng, để cảm nhận đỉnh cao của
âm thanh. Im lặng, để trao nhau vô vàn lời yêu dấu, bí mật không cần che dấu của uyên ương si tình. Im lặng, để người khác nghe thấy mình. Im lặng, để nghe hợp âm của mùi và âm thanh phong phiêu lan toả khắp nơi, lan trên cơ thể chúng ta, ngấm vào da thịt nồng nàn. Im lặng, để cuộn dây mùa tình rạo rực nảy nở lộc, hoa. Im lặng, hạnh phúc và ước mơ chứa đựng trong những điều ta chưa nói. Im lặng, để tình yêu cháy bỏng làm nhiệm vụ kì diệu và vĩ đại nhất: tạo thành những con người.” (25,54). Bằng thủ pháp lặp từ
“im lặng”, lặp cấu trúc “im lặng, để làm gì?”, đoạn văn có sự nhịp nhàng, uyển chuyển, gợi nhắc vai trò to lớn của sự “im lặng”. Trong “im lặng” người ta cảm nhận được cao nhất âm thanh, mùi vị, sức sống, tình cảm. Mọi thứ đều thấm vào da thịt ta, ta cảm nhận được nó một cách thật nhất bằng tế bào trên cơ thể chứ không phải bằng những giác quan thông thường.
“Paris mùa đông 2003...
Paris tháng 6 đến tháng 9/2007...
Việc liệt kê thời gian tới Paris từ ngày tháng năm, không chỉ nhắc Linh nhớ ngày Linh đầu tiên Linh đến Paris, khoảng thời gian Linh ở Paris mà nó còn là nỗi khắc khoải, nỗi nhớ trở đi trở lại trong những ngày Linh được sống, được hoà mình trong kinh đô ánh sáng. Cấu trúc lặp lại, như nỗi nhớ trở lại trong Linh, những ngày tháng, những con số, gắn với những kỉ niệm.
Vi Thuỳ Linh còn sử dụng nhất nhiều phép lặp trong tác phẩm của mình. Khi miêu tả khung cảnh ngày Lưu Quang Vũ gặp lại Nguyễn Thị Hiền, mối tình vượt “kích cỡ” của đôi trai gái có duyên không phận “Mù mịt mưa.
Mù mịt nhớ. Mù mịt hôn” (25,278). Tất cả đều mù mịt, mờ ảo trong làn mưa
xuân, giống như mối tình “mù” không điểm đến của Vũ và Hiền. “Biển nức nở hạnh phúc. Biển dạt dào say đắm. Biển mệt nhoài thổn thức.” (25,126).
“Nắng tràn trề rất trẻ, nắng chạy theo người, nắng toả kính vạn hoa không
nếp nhăn trong muôn bóng – hình nắng tạo qua ké lá, phố phường, trên cao, ấp bóng anh, em, in vào màu da xứ sở, phả trong hơi thở người tinh mơ lam lũ các chợ đầu mối đến các buổi đêm rực rỡ đèn màu tưng bừng chốn ăn chơi, nắng phổ quang kiến trúc TP và kiến trúc phận người” (25,129). Những
câu văn với cấu trúc lặp đi lặp đi tạo thành những đợt sóng cảm xúc, khi thì lăn tăn, lúc lại dào dạt, có khi lại chỉ gợn nhẹ chút sóng rồi chìm vào trong mênh mông bất định của dòng cảm xúc.
Bằng sự sáng tạo ra những câu chữ, những hình ảnh, những khái niệm mới, kết hợp thủ pháp lặp và những tính động từ chỉ trạng thái, Vi Thuỳ Linh đã tạo ra những câu chữ, những hình ảnh chồng chéo, cảm xúc đan quyện vào nhau, không gian đa chiều, người đọc như được xem một thước phim bằng chất liệu ngôn từ. Cây bút luôn đầy ắp ý tưởng sục sôi với những trải nghiệm về nghệ thuật để khẳng định khả năng sáng tạo của mình cũng như để làm giàu Tiếng Việt. Ý thức luôn muốn Tiếng Việt không những giữ được nét trong sáng mà còn phải làm giàu làm “mỹ hoá” Tiếng Việt cho thấy trách
nhiệm công dân, tinh thần dân tộc của tác giả. Ngôn ngữ dân tộc thể hiện sức mạnh văn hoá và sức mạnh tinh thần của mọi Đất nước. Ý thức trách nhiệm “mình là một người nghệ sĩ”, cần phải làm tốt công việc của mình là “làm giàu ngôn ngữ Tiếng Việt”. Một lần nữa tác giả đã khẳng định được mình qua việc mở rộng vốn liếng ngôn ngữ mang đậm màu sắc Vi Thuỳ Linh.
C. KẾT LUẬN
Người viết với quan niệm “Đời là những chuyến đi”, đã dong ruổi trên khắp nẻo quê hương, từ “Sài Gòn mùa thu” đến “Đà Nẵng tháng Giêng”; từ “Mùa yêu của tin” đến “Miền che chở”; từ “Những ô cửa sổ” tới “Gửi tới tương lai”...Mỗi một cuộc hành trình: xuất phát, lặn lội, đến nơi, quay về. Mục đích cuối cùng chẳng phải là đặt chân tới một xứ sở nào đó, mà là để thấu hiểu, để thu hoạch một con người mới của mình. “Hãy đi, hãy viết” đó chính là những gì mà tác giả muốn nói tới qua hành trình đời của mình.
Cảm xúc của ViLi trải ra trên từng trang viết, đằm thắm và xúc động. Chúng ta cảm nhận được tình yêu của chị cho người thân, cho bạn bè, ta cảm nhận được tình yêu đằm thắm chị dành cho cuộc sống này, cảm nhận được cả tình yêu nồng nàn mà chị dành cho Tổ Quốc thân yêu này. Đây không chỉ là tình yêu, sự hoài niệm đơn thuần mà là nỗi niềm của một người luôn xót xa, đau đớn khi từng ngày, từng giờ những gì là tình yêu, là cảm xúc của mình đang mất đi…và ta đang bất lực. Bao giờ cho đến ngày xưa, để chị được sống với đầy đủ người thân trong gia đình, được sống trong không khí thanh bình, tinh sạch của Hà Nội. Tác giả dùng những “hồng cầu chữ” để giữ lại những kí ức, những vẻ đẹp đã mất. Để đánh thức con người hiện đại hãy “Đi đến ngày xưa” để tìm lại những gì đã mất
Hai cuốn tuỳ bút là những trải nghiệm về cuộc sống, chất chứa suy tư, thể hiện rõ quan điểm sáng tạo của chị: “Ai có tâm hồn giàu có, không bao giờ sống hời hợt, giản đơn, không chấp nhận sáo mòn, trơ cũ”. Đó không chỉ thể hiện quan điểm sáng tác của Vi Thuỳ Linh mà nó còn thể hiện cái tôi cá tính của tác giả. Một Vi Thuỳ Linh với vốn tri thức – văn hoá sâu rộng mà ít người ở tuổi Linh có được. Một Vi Thuỳ Linh tài năng sống hết mình, sống tận lực và tận hiến. Một Vi Thuỳ Linh trẻ trung và hiện đại say đắm những