Tại sao Vi Thuỳ Linh lại gọi là “Ái thành”?. “Ái thành” là một từ mới tác giả sáng tạo ra. “Ái thành” đó là những thành phố của tình yêu. Đó không chỉ là thành phố ViLi yêu, mà nó là thành phố nhiều người yêu. “Ái thành” còn là thành phố của những tình yêu, nuôi dưỡng tình yêu. Và tự bản thân “Ái thành” đó sản sinh ra tình yêu, bởi nó luôn khiến con người yêu và khát khao được đến. Hà Nội, Paris, và những thành phố khác luôn thường trực trong lòng tác giả một “Ái thành”.
2.2.1. Gắn bó với Thăng Long
“Bất cứ ai dù sinh ra ở đâu, cũng phải có nguyên quán, cần quê hương
như một căn cước nhân cách, một nơi chốn để tìm về.” (24,147). Vi Thuỳ
Linh viết thế trong đoạn mở đầu tác phẩm “Miền che chở”. “Ai trên đời đều
có nguồn gốc hay kỉ niệm từ/với làng quê nào đó” (24,57). Với Vi Thuỳ Linh
đâu phải “sống lâu, sống gần” thì mới minh chứng cho một tình yêu sâu đậm. Cao Bằng vẫn trong trái tim chị, dẫu chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Tình yêu Cao Bằng chiếm một góc trong tim tác giả. Nhưng có lẽ cũng bởi chị sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên Hà Nội gắn bó với chị hơn bao giờ hết. Với ViLi Hà Nội luôn thường trực một Ái thành. Có lẽ bởi yêu Hà Nội mà chị
dành hẳn một phần trong cuốn tuỳ bút “ViLi tuỳ bút” để viết về “Thăng Long -
Ái thành mãi mãi” trong lòng chị. Và cái tên gọi “Ái thành mãi mãi” lại một lần
nữa trở lại trong cuốn tuỳ bút “Hộ chiếu tâm hồn”. Đó đủ để ta biết được rằng Hà Nội gắn bó sâu sắc, khắc tạc trong tâm khảm chị như thế nào?
Hà Nội mở rộng vùng ngoại ô chỗ đến Ba Vì, nơi tới Hoà Bình. Dù đổi thay hợp nhất đến đâu, vùng Hồ Gươm vẫn là lõi long mạch di truyền văn hoá. Km số 0 tính từ Bưu điện Hà Nội toả đi các nơi. Hà Nội vẫn còn Cầu Thê Húc cong cong bắc qua Đền Ngọc Sơn cũng đã được sửa lại và sơn tạo thêm nhiều. Trong Đền Ngọc Sơn vẫn còn giữ được vỏ một cụ Rùa bị trúng bom nằm trong tủ kính. Hình bút lông, thân tháp Bút khắc ba chữ “Tả thanh thiên” kế bên đài Nghiên bằng đá, hình nửa quả đào - công trình của Phương
đình Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865, vẫn còn giữ được cho đến ngày nay. Nhân dân các miền đều ao ước, mong mỏi một lần được ra viếng Lăng Bác, được một lần được ra Hồ Gươm. Ai ra Hà Hội mà không đến Hồ Gươm coi như chưa đến Hà Hội. Hồ Gươm mãi là địa danh làm nên nét đẹp, nét thơ của Hà Nội. Hà Nội mãi là thủ đô ngàn năm văn hiến của cả nước. Dù vẫn giữ lại được những đặc điểm của vùng cõi địa linh nhưng cũng đã có qua nhiều thứ đổi thay khiến những ai đã từng được sống với Hà Nội cổ xưa như Linh không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối.
Chốn đô hội anh tài quần tụ này còn có tên gọi khác là “Kẻ Chợ”. Bởi
vậy mà “lõi thành Thăng Long là những phố tên Hàng”. Nhưng có rất ít phố “Hàng” làm và bán đồ đúng tên của nó. “Phố Hàng Đồng vẫn bán đồ thờ
bằng đồng”. “Hàng Mã vẫn giữ nghề ngày càng phát triển do nhu cầu tâm linh ngày càng cao”. (313). “Phố Hàng Buồm thuở xưa bán vải buồm vì kề sông, thời hiện đại kinh doanh bán kẹo mứt, heo-ngỗng quay nổi tiếng...” (59). “Hàng Trống ngày nay có nhiều cửa hiệu bán tranh, đồ sơn mài, thổ cẩm, tượng gỗ gallery, hotel. Nhất là quy tụ nhiều sạp báo nhất Hà thành...” (312). “Hàng Hòm
lại nhiều nhà bán sơn” (313). Hà Nội khắc sâu trong Linh với những phố tên
“Hàng” những địa danh đã đi vào lịch sử: Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Bưu điện Hà Nội, Toà soạn Nhân dân, địa điểm báo “Phong hoá”, “Ngày nay” nơi Thạch Lam làm việc, Nhà hát múa rối nước Thăng Long, Rạp Chuông vàng ở Hàng Bạc... Nay có những địa điểm đã thay tên đổi chủ. Những di tích lịch sử đã bị phá hoại, lấn chiếm ngày một nhiều. Tất cả chỉ còn lại trong kí ức của “Người Hà Nội” trong một nỗi ngậm ngùi luyến tiếc.
Vũ Bằng viết về Hà Nội là viết về những hồi ức, những phong tục của người Bắc Việt, những thói quen sinh hoạt, những thú vui ẩm thực giản dị, trên tất cả là bóng dáng người vợ đảm đang, dịu hiền đang còn xa cách. Hà Nội trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai” hiện lên với đầy những sắc thái yêu thương, mơ mộng, dịu dàng. Vẻ đẹp của Hà Nội hiện lên một cách trọn vẹn với chút cổ kính, không gian mơ màng, pha chút u tịch, u hoài trong sương sớm - một Hà Nội xưa cũ đẹp đến nao lòng. “Hà Nội băm sáu phố
phường” đi vào trang văn của Thạch Lam là một bức tranh cuộc sống sinh
hoạt giản dị. Đọc đến đâu thấm ngay từng chi tiết nết ăn, nề nếp gia phong thanh quý với những con người sinh ra, lớn lên và gắn bó với mảnh đất Tràng An. Với những thực khách chưa từng đặt chân lên các góc phố, con đường nơi đây, chắc sẽ khó cưỡng lại nét khơi gợi, phảng phất về lịch sử và con người Hà thành mà tìm đến ít nhất một lần trong đời. Nhưng có lẽ sau tất cả những nét đẹp cổ xưa của Hà Nội trong văn Thạch Lam, ta lại bắt gặp một Hà Nội hiện đại nơi Phố cổ trong văn Vi Thuỳ Linh. “Tạ Hiện - ngã tư quốc tế không
đèn vàng” - “bộc lộ chân dung Hà Nội hiện đại qua đời sống hè phố”. “Tạ
Hiện nửa thế kỉ trước đã là phố quốc tế. Cùng Hàng Buồm, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện có nhiều gia đình người Hoa sinh sống. Họ bán phở, bánh bao, màn thầu, quẩy nóng, cơ man món ngon đặc trưng của người Hoa. Các món ngon nhất Hà Nội thủa ấy đều tụ ở đây. Nổi trội: chim quay,
gà tần, cá bỏ lò, cơm niêu, mì vằn thắn, súp lươn” (24,121). “Thời bao cấp, Tạ Hiện là đầu mối đầu tiên của Hà Nội bán đô la Mỹ, thuốc lá ngoại”
(24,122). Cho đến ngày nay thì phố Tạ hiện vẫn là nơi ăn chơi bậc nhất Kinh thành. Những biển hiệu tiếng Anh, tiếng Pháp nhiều hơn cả hiệu Tiếng Việt. “Mấy hiệu đề Hanoi cuisine mời ẩm thực gì của Hà Nội truyền thống cho Tây
ngoài sở trường nem, phở, chả cá, bún chả” (24,123). Và những tên biển: Kebab Hanus, Little Hanoi, Knight bar, Mao’s Red Lounge, Tom’s Bar, Analong Cafe... Nhưng phố Tạ Hiện vẫn nổi tiếng hơn cả với những món ăn
hè phố như khoai tây lốc xoáy, khoai tây lắc, nem chua rán, phô mai que, chim nướng – món ăn mà chỉ có người mình ăn, người Tây đi qua chỉ nhìn mà không dám ăn. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu của Tạ Hiện đó chính là bia bom Tạ Hiện. Ở đây, Tây nhiều hơn Ta. Cứ mỗi chiều phố Tạ Hiện lại đông nghịt người, tây ta lẫn lộn ngồi khắp các vỉa đường, hè phố nhấm nháp những cốc bia bom cùng với món ăn kèm: nem Phùng, nem chua... “Sự sầm uất,
phong lưu, nhộn nhịp, Tạ Hiện tề tựu những hưởng thụ văn minh, tinh hoa của khách quốc tế. Khách lẫn chủ đều sống hiện đại, năng động, thức thời, dù ở lâu năm hay thêu mặt tiền của hiệu” (24,126). “Ở tính quốc tế ấy của phố,
ta nhận ra một “Hà Nội rubic” thời thị trường. Xả stress, mệt nhọc, những cuộc vui dù một lúc, vài giờ hay suốt tối, Tạ Hiện đều là phố của Hanoi by night. Và không thể dễ quên sau những gì cần nhớ” (24,127). Tạ Hiện không
có đèn vàng. Tạo cho người ta cảm giác không biên giới, quên biên giới.
Bởi một người yêu đắm say như nàng thì Hà Nội đâu chỉ có vậy, Hà Nội còn là thành phố của cây – hồ. Là cõi địa linh – Hồ Gườm. Là đường Kim Mã có vị hắc của xà cừ, hoa dâu da xoan dịu mát đường Cao Bá Quát, Tôn Thất Thiệp. Hương trong mát đổ ra đầu đường Hoàng Hoa Thám đoạn công viên Bách Thảo. Đó còn là đường Hoàng Diệu, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Phan Đình Phùng... Cây – hồ đang dần bị mất đi, thu nhỏ chính
vì vậy mà chị càng muốn “tình tự Hà Nội” để mà nâng niu, giữ gìn những di sản thiêng liêng.
Vi Thuỳ Linh yêu tha thiết, đắm say Hà Nội, không chỉ vì Hà Nội là nơi chị sinh ra và lớn lên, chất chứa biết bao kỉ niệm ấu thơ về những người thân trong gia đình. Hà Nội còn là nơi chị trở về, trở về sau những chuyến đi. “Đi là để trở về”. Hà Nội mãi đón ViLi trở về sau những ngày xa vắng, là bối cảnh địa bàn sáng tác chính của tác giả sau những ngày dài xê dịch. Hà Nội không cần bằng lời động viên bằng diễn ngôn quen thuộc “Hà Nội trái tim của cả nước, Hồ Gươm là lá phổi, trái tim của thủ đô”. Hà Nội mãi là một
phần linh hồn, máu thịt chị, của những người dân Thủ đô, của nhân dân các tỉnh miền. Hà Nội mãi là nơi hướng vọng của mọi con dân nước Việt.
2.2.2. Tương tư Paris
Mỗi người sống ở Hà Nội dù có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh, và đi nhiều thành phố trên thế giới, nhưng Hà Nội mãi là thành phố ngự trị trái tim người Hà Nội. Vi Thuỳ Linh “đem lòng yêu Paris, thấy một phần Paris nơi Hà
Nội. Như một đời người có thể có nhiều cuộc tình, rung động, đâu phải ai cũng may mắn được tình yêu định mệnh” (37). Hà Nội mãi mãi luôn là tình yêu định
mệnh của Vi Thuỳ Linh, còn Paris mãi trong lòng chị như một người tình.
“Làm sao giấu nổi tình yêu, say đắm cho Paris” – câu nói như được thốt từ tận đáy lòng chị. “Paris là quần thể kiến trúc đầy nhịp điệu, liên tiếp
những đường cong. Đường cong của các ô cửa, mái vòm lâu đài, nhà thờ, phố xá, cây cầu và giai nhân nhiều khôn xiết.” (25,168). “Paris những ngả đường lộng lẫy, yêu kiều quyến rũ thế giới. Ánh sáng nối bờ sông qua ba mươi lăm cây cầu đá.” (25,27). “Từ trên cao, Paris rực rỡ, kiêu sa, lâu đài biệt thự nối tiếp nhau, gọn và quy mô tựa những lát cam, miếng bánh khổng lồ lâu năm mà tươi mới. Paris về đêm mới toát lộ hết những vẻ đẹp đích thực của kinh đô ánh sáng. Đường nhiều làn rực rỡ đèn xe, cửa hiệu nhà hàng
sáng trưng, những tiệm ăn cám dỗ bước chân. Đại lộ Champs Eslyseés là lối thiên đường” (25,176). Rất nhiều câu, đoạn văn bắt đầu bằng danh từ “Paris”
ấy đủ để hiểu tình yêu ViLi dành cho Paris. Paris không phải một thành phố cổ kính, nên thơ như Hà Nội mà là một thành phố sôi động, rực rỡ và yêu kiều khiến chị không khỏi choáng ngợp phải nói cho thoả về Paris – thành phố hình lục giác này. Thành phố được biết đến trước hết qua nhãn hiệu nước hoa Pháp và những nụ hôn nồng nàn lãng mạn kiểu Pháp. Một người cuồng nhiệt yêu đương như tác giả, yêu nước Pháp vì lẽ đó cũng đâu phải điều lạ. Kiểu kiến trúc mái vòm là nét đặc trưng của không gian nước Pháp. Một nét đẹp cổ kính nhưng cũng không kém phần kiêu sa và lãng mạn. Nơi kinh đô ánh sáng này, mười giờ đêm, người ta vẫn có thể ngồi ngoài đường đọc sách. Mặt trời của nước Anh không bao giờ tắt thì với Paris, ánh sáng luôn chiếu rọi 24/24 trên khắp ngõ ngách, đường phố nước Pháp. Thứ ánh sáng của văn minh, tri thức, hiện đại, trẻ trung.
“Ở Paris mỗi cm đường đá đều mang giữ dấu vết tự hào” (24,28). Mỗi góc phố, mỗi đại lộ mỗi quán cafe, nhà hành cũng có thể chứa đựng lịch sử. Người Pháp luôn biết cách trân trọng và lưu giữ những quá khứ văn hoá của nhân loại. Vì thế mà thành phố dày đặc di tích lịch sử và bảo tàng với quy mô đáng kinh ngạc. “Nhà thờ Đức Bà với những đường cong tuyệt tác, kiến trúc
hoàn hảo”. “Trường Đại học Sorbornne uy nghi niềm tự hào của giáo dục Pháp vẫn còn nguyên như lúc ra đời”. “Điện Pathéon lưu giữ thi hài những người có công với nước Pháp”. “Giường ngủ quý tộc là một trong nhiều hiện vật được trưng bày ở bảo tàng Orsay”. “Bảo tàng Louvre gây choáng ngợp bởi sự đồ sộ trữ lượng tranh, tượng khổng lồ trong toà ngang dãy dọc”. Muốn
xem hết, xem kĩ tranh ở đây phải mất đến hai mươi ngày. Ở Pháp có một bảo tàng dành riêng cho danh hoạ P.Picasso “gồm nhiều tranh, ảnh, hàng trăm
Picasso”.(25,174). “Bảo tàng nghệ thuật Châu Á Guimet có nhiều gian phòng Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Népal, Iraq, Campuchia, Việt Nam.” (25,175).
Người Pháp có ý thức giữ gìn và lưu trữ những giá trị văn hoá cổ xưa như vậy. Nhưng người Việt mình đâu đã biết trân quý những giá trị đó. ViLi cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ tới cách làm cách hành động của con người Pháp khi nghĩ đến những giá trị văn hoá của người Việt mình đang bị mất dần đi.
Ai đến một lần mà chẳng đắm say chốn này, Paris là những hội ngộ và rồi chia ly, thật nhiều cảm xúc trên những chuyến metro giữa lòng thành phố. Paris xa rồi biết ngày nào mới được gặp lại. Tình yêu Paris luôn rạo rực cháy trong tim tác giả, cho tác giả hi vọng một ngày được trở lại cùng Anh, cùng dệt những nụ hôn trải dài trên những đại lộ.
2.2.3. Tình tự với những thành phố kỉ niệm
Như đã nói ở trên con người chỉ có một tình yêu định mệnh nhưng lại còn nhiều người tình. Với Vi Thuỳ Linh Paris là một người tình thì Đà Nẵng cũng vậy. Đà Nẵng không chỉ là nơi “đáng sống” mà còn là nơi họ muốn về. “Đà Nẵng giàu có, Đà Nẵng phồn sinh, Đà Nẵng đầy sức đột phá, Đà Nẵng
phát triển vũ bão” (24,107). Thường thì những yếu tố này sẽ dẫn đến một
hiện thực ồn ào, bụi bặm, nhưng không, Đà Nẵng vẫn giữ được nét cổ kính thoáng đãng, lãng mạn vốn có của nó. Nên Đà Nẵng luôn hấp dẫn người tứ xứ đến làm ăn, định cư và cũng biết giữ chân người tài để “quần anh hội”. “Thành phố đầy góc tĩnh bởi sông kề biển, biển ôm và nhiều gió. Những món
ngon, giá cả hợp lí, không gian sạch, nhiều khoảng không để thở và mơ mộng, Đà Nẵng làm tôi tiếc mỗi khi phải rời xa. Quyền phép nào cho thành phố này năng lực vỗ về, thăng hoa con người như một thế - giới - khác sau vẻ ngoài của thế giới thường thấy” (24,108). Thành phố nhiều gió thổi này đã
mang lại cho chị cảm giác tự do, thanh thản khi dạo bước hay chạy xe trên đường Đà Nẵng. “Thành phố không quá vắng, không quá đông, đủ lịch sự,
hiếu khách, lại thẳng thắn, hào sảng, dễ chịu” (24,109). “Mỗi một lần trở lại Đà Nẵng là cầu mới, toà nhà mới, khách sạn mới, con đường mới. Những gì từ lâu, cổ kính thì nên giữ chứ, đó là chiều sâu của tâm hồn thành phố. Không cần luôn đổi thay, mà hãy luôn bất ngờ, luôn biết mới” (24,109). Với
Hà Nội mỗi lần mới là một lần đánh mất đi những giá trị văn hoá, nhưng với Đà Nẵng thì mỗi lần mới là mỗi lần chờ người đến khám phá. Thu hút sự mong mỏi đến, một cái hẹn của chàng và nàng về Đà Nẵng. “Cầu sông Hàn
tạo hấp lực đặc biệt với mọi người dân ĐN và du khách, nó là trung tâm của hình ảnh, tâm điểm sự chú ý, bởi hiệu ứng thị giác được nhất mạnh, đến mức thành biểu tượng” (25,116). Đâu phải chỉ Hàn Quốc mới có sông Hàn. Đà
Nẵng cũng có sông Hàn đấy thôi. Quanh năm nước chưa một đóng băng, chưa một lần bị tuyết phủ, nhưng lại được đặt tên là sông Hàn. Có lẽ cái tên gọi ấy