Sáng tạo hình ảnh

Một phần của tài liệu Đặc sắc tuỳ bút Vi Thuỳ Linh (Trang 62 - 67)

Tác giả Huệ Mai trong bài viết “Vi Thùy Linh và “Hộ chiếu tâm hồn” in trên báo Tiền phong có nhận xét: “Tùy bút Linh viết không theo trình tự

thời gian, không gian”. “Không gian ấy nó như một loại không gian 3D, có mùi hương, có âm thanh. Nó gần với âm thanh của nghệ thuật thứ bảy.” Hình

ảnh trong văn Linh đâu chỉ là những hình ảnh đơn thuần gợi màu sắc mà nó còn có mùi vị có âm thanh và có “động đậy”. Bởi chị đã khéo léo sử dụng tư duy hình trong điện ảnh để biến hoá những hình ảnh đơn thuần. Vi Thuỳ Linh rất chú trọng đến các thủ pháp kĩ xảo của kĩ thuật quay hình khi xây dựng các hình ảnh trong thơ, văn của mình.

Quay hình là một thao tác căn bản của điện ảnh, bởi đó là yếu tố quyết định điểm nhìn, tạo cho khán giả những khả năng tiếp cận phong phú. Mờ chồng và các thủ pháp quay hình là một lợi thế rất mạnh của điện ảnh vì giúp người xem có thể tiếp nhận nhiều hình ảnh ở nhiều trạng thái, cự ly, qua tiêu cự ông kính. Trước đó, trong thơ, Vi Thuỳ Linh đã cực kì khéo léo, linh hoạt khi quay hình. Lúc là những hình ảnh được quay từ xa, khi lại được nhìn cận cảnh, lúc thì quay nhanh, lúc lại quay từ từ chầm chậm... Tất cả nhằm mục đích tác động đa dạng vào cảm xúc, giác quan của người đọc khiến cho thế giới trong văn Vi Thuỳ Linh được thể hiện một cách sinh động nhất, ấn tượng nhất. Đây chính là điểm độc đáo, riêng có của Vi Thuỳ Linh.

Bởi ưa thích sự liên tài, nên không chỉ trong thơ mà trong cả văn xuôi Linh cũng áp dụng thủ pháp quay hình để có được những thước phim đẹp và ấn tượng. Ống kính trải ra vô tận, máy quay chiếu sâu vào quá khứ, chiều rộng của những ngôi nhà và chiều dài của những đại lộ: “Ta tưởng lạc vào

thiên đường khi thả bộ trên con đường ánh sáng Krakowskie Przedmiescie, từ thành cổ qua phủ Tổng thống ở Warzasaw. Hai bên đường, cây trổ cành ánh sáng long lanh, diễm lệ trong tuyết nhẹ rơi và ta như đang bay cùng cơn hôn

cuốn hơi thở khói.” (24,27). “Toà nhà 5 tầng kiến trúc thanh nhã gợi nhớ Paris, kiến trúc nội đô không quá 6 tầng. Số 22 Tạ Hiện là khách sạn Essence và Ansian Ruby. Nhìn sang nhà 29 cuối đoạn phố này giao với Lương Ngọc Quyến, cũng lại phomai que, nem chua, khách ngồi ghế thấp, rán tại chỗ.”

(24,23). Bằng việc miêu tả chi tiết địa chỉ số nhà nằm ở đâu, buôn bán nghề gì, hai bên đường có những đặc điểm gì gợi cho người đọc những hình dung về con đường mà Linh đã đi qua thật cụ thể đến từng xăng ti mét. Người đọc như đang đi trên những con đường ấy, hoà nhập vào không khí ấy, con đường mà tác giả đã đi qua.

Ống kính điện ảnh được đặt từ xa đến gần khi Vi Thuỳ Linh quan sát, viếng thăm vườn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Từ vỉa hè, hàng rào thấp

thoáng, tầm mắt ta có thể thấy biệt thự hai tầng sơn vàng, cửa gỗ xanh, mái ngói thẫm rêu. Sát tường rào, cây mít đang lớn bên các thân cây sấu, xà cừ cổ thụ. Cảnh vệ trực 24 giờ, quân phục màu lá hoà vào không gian không đạt, yên tĩnh hiếm thấy của quần thể xanh” (25,265). “Trước cổng vào biệt thự, bên phải có chầu nghê đá, ké bên là rùa đá, là khối gỗ hoá thạch ông Điện Biên mua từ Bình Thuận. Cũng có một khối như thế mua từ Gia Lai, đặt giữa vườn hồng xen ngâu và hàng cây mộc ngang thân người. Biệt thự được bao bọc bởi cây và hoa... Qua giàn phong lan, lại gặp một giàn hoa khác, đặt dưới bộ bàn ghế đá granito, 1 bàn 4 ghế có tựa, nơi Đại tướng ngồi nghỉ, ngắm vườn sau lúc dạo, bàn chuyện công sự, đôi lúc tiếp khách, tiếp văn nghệ sĩ” (25,266). Sự miêu tả chi tiết từ xa đến gần trong không gian vườn

Đại tướng giúp cho những, ai chưa từng một lần được đến có một cái nhìn bao quát tổng thể về nơi mà Đại tướng đang ở. Đó là ngôi nhà hai tầng, được bao bọc bởi mùa xanh của cây, hương của hoa, một không gian thanh bình, yên tĩnh, tràn đầy sức sống của vạn vật và con người. Từ đó người đọc thấy

được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống giản dị, gần gũi, thanh bình của một bậc vĩ nhân khiến nhiều người không khỏi kính trọng.

Điểm nhìn của Vi Thuỳ Linh thay đổi liên tục chỉ trong khoảnh khắc: “Mưa Xuân rơi, lúc xiên bên trái, lúc nghiêng bên phải, lúc uốn lượn mềm

theo gió, khi lại quyện vào hương khói, khi làm ẩm đôi tay xoè hứng” (25,57),

“Từ trên cao, nhìn thẳng, ngước lên, quang sang, trông xa, ngó gần, cả TP

như bức tranh lụa khổng lồ, khi sương trắng phủ mềm mại cùng gió Xuân thổi mưa bay li ti triệu hạt ngọc trời” (25,65). Điểm quay hình thay đổi liên

tục từ xa cho đến gần, từ trên cao cho đến thấp, từ chiều dài cho đến chiều rộng, không gian được mở ra vô cùng vô tận. Nó không chỉ là không gian rộng, mà còn có chiều sâu, hút độc giả vào không gian do chính tác giả tạo ra. Đoạn văn không chỉ thể hiện sự nhanh nhạy trong việc quay hình của tác giả, mà còn thể hiện sự quan sát tinh tế, nhanh cảm trước sự thay đổi của không gian theo từng khoảnh khắc.

Hình ảnh là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong điện ảnh. Hình ảnh kết hợp với âm thanh tạo nên những hiệu ứng đa chiều, tác động vào các giác quan của khán giả. Trong văn Vi Thuỳ Linh tạo ra những hình ảnh mang tính chất phim rõ rệt. Hình ảnh trong văn chị không đứng yên mà nó luôn vận động, xuất hiện kế tiếp nhau, xếp chồng lên nhau nhờ biện pháp lặp từ, lặp cấu trúc... tạo ra những hình ảnh cực kì sinh động diễn ra trong cùng một cảnh quay, tạo nên hiệu ứng thẩm mĩ và những kiểu tư duy phức hợp cho người đọc, đem lại cho độc giả một cách tiếp cận mới.

Hình ảnh trong văn xuôi của chị được sáng tạo ra bằng những thủ pháp so sánh và liên tưởng bất ngờ dẫn người đọc đến những sự vật mới, những cách hiểu mới độc đáo.

Cái được so sánh Cái dùng để so sánh - Bài thơ

- Màu

- Sự trôi chảy của thời gian - Trắng

- Xanh

- Vòm trời trong lung linh - Xuân - Mưa xuân - Lộc biếc - Sương - Biển - Đôi mắt Anh và em - Nụ hôn - Mười ngón tay - Chữ S hình dáng nằm - Chữ S Sài Gòn - Cánh đồng Quỳnh

- Tấm thảm bay mà mỗi sợi cỏ, mầm mạ

- Cầu Long Biên

- Vòm cầu khoan khoan nhịp

- Mặt trời - Mưa xuân - Thân lúa - Sông Seine - Lụa - Ánh sáng

- Một đại tiệc ánh sáng toàn cầu - Điệu valse

- Sóng bạc đêm trăng - Mắt tình say đắm

- Quả thị khổng lồ mở chậm - Tấm gương

- Có vị ngọt là nụ hôn của trời - Ngọc phỉ thuý

- Nước mắt, tinh chất trần gian - Sâu như mắt

- Lỗ đen của vũ trụ người - Vị mặn của biển

- Mười luồng nắng non tinh mơ - Dấu hỏi

- Khoá sol

- Hải cảng của những con mắt màu nâu, là sân bay của chuyến thân ngân mãi phồn linh lộng lẫy.

- Là tế bào, là hồng cầu của Tình yêu chan chứa

- Chiếc trâm cài trên dải lụa hồng - Như trăm cô gái thiếu nữ nằm nude ánh sáng

- Muôn vì sao đính lên không gian - Triệu hạt ngọc trời

- Acsê vĩ cầm

- Thân hình mỹ nữ gợi cảm - Nắng satin đẫm sương

Bằng việc sử dụng thủ pháp so sánh và liên tưởng, Vi Thuỳ Linh đã tạo ra được hàng loạt những hình ảnh mới, những cách hiểu mới về sự vật hiện tượng. Sự vật hiện tượng không được hiểu theo cách thông thường, mà nó được hiểu theo cách mà tác giả muốn biểu đạt, nghĩa là tác giả đã gán cho nó một nghĩa biểu đạt mới. Mặt trời vốn chỉ có một, nhưng Vi Thuỳ Linh lại thấy mặt trời như “muôn vì sao đính lên không gian”, nhưng hạt mưa xuân li ti nó giống “những hạt ngọc trời”, cầu Long Biên nhìn từ xa giống như “chiếc trâm cài trên dải lụa hồng”. Mọi sự vật hiện tượng đều được hiểu theo một nét nghĩa mới. Vi Thuỳ Linh có nói “người đọc, đọc văn tôi rất “lãi”, có lẽ lãi là vì vậy, vì được tri nhận những cách biểu đạt, cách hiểu mới.

Ngoài ra Vi Thuỳ Linh còn sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng, tiêu biểu là biểu tượng nhân vật “Anh”. Từ “Anh” luôn được viết hoa trong các tác phẩm của Vi Thuỳ Linh. Anh không chỉ là một nhân vật đồng hanh cùng ViLi trên mọi hành trình mà còn là đối tượng: đối tượng của cái đẹp, đối tượng để tác giả tình tự yêu thương.

Những hình ảnh đôi khi được chồng lớp, đồng hiện: “Cây soi gương hồ, hồ ôm cây ôm bóng mây bay” (24,49). Chỉ với câu văn ngắn gồm mười

một từ nhưng đã gợi ra nhiều hình ảnh: hình ảnh cây nghiêng mình xuống lòng hồ, hồ đang soi cây hay cây đang tự soi mình. “Hồ ôm cây ôm bóng mây

bay”, hồ đang ôm cây và bóng mây bay hay hồ chỉ ôm cây còn cây lại ông

bóng mây. Thêm một ví dụ nữa để ta thấy được sự phức hợp hình ảnh trong tuỳ bút của Vi Thuỳ Linh. “Tối nhiều sao, vòm trời là vườn sao, không ngôi

sao nào ánh hơn sao gắn trên vai Anh vướng víu tóc em vòng ôm mềm mại mà vững chắc”. Tóc em ôm lấy vai Anh hay là Anh đang ôm lấy em dưới bầu

trời đầy sao. “Trăng đang tắm Anh đắm em ướt đầm sương non heo may lồng

lộng hương da mướt sáng” (25,319). Trăng đang tắm Anh, và trăng đang đắm

ảnh cứ chồng chéo lên nhau gợi cho ta có cái nhìn đa ảnh về sự vật hiện tượng. Người đọc không chỉ nhìn hình ảnh theo hướng xuôi chiều mà nhìn hình ảnh đa chiều hơn. Hình ảnh như được đặt vào không gian chứ không còn là mặt phẳng.

Nhà văn rất khéo léo trong việc điều chỉnh tốc độ máy quay, góc quay để phù hợp với từng địa điểm và không gian quay hình. Như vậy kĩ thuật quay hình là một thủ pháp đặc biệt trong văn xuôi Vi Thuỳ Linh. Với những lớp ngôn từ phong phú và hình ảnh giàu sức gợi kết hợp với thủ pháp nghệ thuật nói trên, việc tạo dựng các khuôn hình trong văn xuôi ViLi trở nên sinh động và độc đáo góp phần không nhỏ tạo nên khối chuyển động, những hình ảnh đa phức, hình ảnh này nối hình khác trải dài đến vô tận. Điều đó khiến cho việc đọc văn xuôi Vi Thuỳ Linh độc giả như được xem những thước phim bằng con chữ. Và văn xuôi của chị thực sự đã tác động đến người đọc bằng tất cả các giác quan vốn có của họ.

Vi Thuỳ Linh được thừa hưởng yếu tố điện ảnh từ gia đình có bố là đạo diễn. Nên việc sử dụng tư duy hình trong văn xuôi đến một cách tự nhiên. Nhưng việc sử dụng yếu tố điện ảnh vào trong thơ, văn không phải theo bản năng đơn thuần mà nó là tư duy ý thức của tác giả. Tác giả muốn tạo ra những hình ảnh đẹp, không chỉ đẹp về con chữ mà còn phải đẹp về mỹ thuật. Tư duy hình trở thành thương hiệu mang tính chất đặc thù của thơ, văn Vi Thuỳ Linh

Một phần của tài liệu Đặc sắc tuỳ bút Vi Thuỳ Linh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w