Macxim Gorki đã từng cho rằng “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục địch miêu tả và biểu hiện con người. Thực
tế cho thấy không có một tác giả, một tác phẩm nào hay một nền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Nói cách khác mục đích miêu tả của nhà văn là đều nhằm hướng đến con người. Sau tất cả những say đắm với thiên nhiên, nồng nàn, gắn bó với những “Ái thành”, là tình yêu thiết tha con người của Vi Thuỳ Linh. Mỗi mùa, mỗi nơi ViLi đến đều bất tận luyến ái, quyện xiết tình cảm của chị dành trao.
2.3.1. Tình yêu thương người thân trong gia đình
Tình yêu nào chẳng bắt nguồn từ tình yêu thương những người ruột thịt của mình. Có biết yêu biết thương những người sinh dưỡng mình thì mới có thể yêu người, thương người, yêu cả nhân loại. Vi Thuỳ Linh yêu những người thân đã từng sống với mình, yêu cả những người chị chưa từng gặp chỉ được biết đến qua những câu chuyện kể, những di vật. Những người chung huyết thống dẫu chưa gặp nhau vẫn cảm thấy thân quen đến lạ. Vi Thuỳ Linh yêu người cụ nội – Vi Côn Sơn – “chí sĩ yêu nước đã hi sinh anh dũng ngoài
Côn Đảo theo chí sĩ, nhà thơ lớn Phan Bội Châu làm con đường ái quốc.”
Người ông nội Vi Kiến Minh – hoạ sĩ hàng đầu của Việt Bắc theo cách mạng tính tuổi. Đến khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, chưa kịp hưởng một ngày sung sướng bên vợ con thì ông mất. Ông nội mất khi chị mới được một tuổi rưỡi, bởi vậy mà những kỉ niệm về ông chị có được đều do bà nội và bố kể lại. Dẫu ít ỏi nhưng cũng đủ để nuôi lớn tình cảm của Vi Thuỳ Linh dành cho người ông đã mất của mình. Bức tranh “Thiếu nữ
Ulan Bator” là bức tranh cuối cùng ông chị để lại, được chị nâng niu như
báu vật. “Nhờ bức tranh ấy mà tôi nhớ ông tôi một cách gần gũi h ơn.” Có lẽ đấy là di vật cuối cùng nối kết chị với ông nội, người ông mà chị yêu thương hơn bao giờ hết dẫu chưa kịp cảm nhận tình yêu thương mà ông nội dành cho mình. Tình cảm là sợi dây liên kết kì diệu, nó kết nối mọi người
lại với nhau và dẫu ông nội ra đi quá sớm nhưng tình cảm của chị dành cho ông vẫn luôn đong đầy ở thế giới bên kia.
Đâu chỉ là tình yêu mà với ViLi đó còn là sự kính trọng của đứa cháu gái đối với người cậu của mình. Cậu Phan Thắng – hiệu trưởng trường cấp hai ở xã Cẩm Phả. Cậu đã từ bỏ đất liền, đành xa bố mẹ vợ con, tình nguyện ra đảo Cô Tô năm 1998, để sống và dạy học mang cái chữ đến cho trẻ em biển đảo. Cuộc sống ở biển đảo khó khăn “điện có 23/24h một ngày, phát bằng
máy diesel”, “điện chạy máy nổ chỉ có từ 17-22h, ti vi xem buổi tối còn ban ngày lệ thuộc vào thiên nhiên”, “một số khá giả lắp bình nóng lạnh bằng gas còn đa số đun than, củi, dùng nước giếng nước mưa. Nước máy đã có nhưng tậm tít. Điện 18.000đ/KW, quá đắt!”(96). Việc đi lại giữa đất liền vào đảo
cũng gặp khó khăn, mỗi năm cậu chỉ về thăm vợ con một vài lần. Cậu cũng không hề xét đặt danh hiệu gì cho mình. Sự cống hiến hết mình một cách thầm lặng của cậu Phan Thắng khiến tác giả không khỏi yêu quý, tự hào về con người giàu đức hi sinh ấy.
Nhắc tới đức hi sinh thì có lẽ với Vi Thuỳ Linh không ai chịu đựng hi sinh nhiều như người bà của chị. Lấy chồng nhưng bà thường xuyên phải xa chồng, nhà nghèo, một mình vất vả nuôi bốn đứa con khôn lớn. “Bà làm cán
bộ phóng ảnh cho Sở Văn hoá Bắc Thái, rất độc hại vì làm thủ công, bệnh càng thêm bệnh, vừa xoay xở trồng sắn, nuôi lợn, chăm con, thường trực cấp cứu, vừa tranh thủ đan len cho Nhà nước, rồi sơ tán. Một mình gánh vác, bà tiều tuỵ, phát bệnh hen. Nhà nghèo thiếu thốn đủ thứ, chẳng có thuốc tốt, thức ăn bồi dưỡng, bà chỉ nặng 40kg.” (25,29). “Cả đời ông tôi chưa kịp được ăn ngon mặc đẹp, được chăm sóc, hầu hết chỉ có một mình, tự lo cho mình. Đến bà, lúc các con còn sung túc mua cho nhiều đồ bổ, ngon thì phát bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thấp khớp phải kiêng đủ thứ.” (25,29). Cả đời bà chẳng
lũ, tần tảo, hi sinh chợt ùa về trong chị. Những cuộn len, những mũi đan, những chiếc áo bà đan gợi nhắc trong lòng chị nỗi khắc khoải. Cả đời bà đan nhiều, đan không biết bao nhiêu là cuộn len, không biết bao nhiêu là khăn, là áo nhưng bà chưa một lần nào đan áo cho riêng mình. Những chiếc áo chị mặc, mặc dù là áo cũ, len được tháo ra đan đi đan lại nhiều lần đến sờn cả sợi, nhưng mỗi lần mặc vào chị vẫn cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu, tình thương mà bà dành cho chị, cho con, cho cháu. Dẫu áo len có cũ nhưng tình yêu thương của bà luôn mới luôn dạt dào vô bờ bến.
Năm 2010, bà nội Vi Thuỳ Linh mất. Được ở cùng bà nhiều năm trời, được bà chăm sóc, nuôi dạy, cùng bà phơi những dây phơi vỏ bưởi, gội đầu bồ kết, tắm nước lá mùi hàng năm cho bà. Yêu bà, phụng dưỡng bà lúc tuổi già, thương bà khi bà chợt nhắc đến cái chết trong tủi cực, đau xót lắm khi chị không thể an ủi bà chỉ biết khóc nức nở cùng bà để bà vơi bớt buồn tủi. Làm hết mọi việc cho bà để có thể bù đắp lại những năm tháng khốn khó bà phải vất vả, ấy vậy mà chị vẫn ngậm ngùi một nỗi tiếc nuối chưa thực hiện được, chưa làm được cho bà. Một lần nói dối bà “Con cất trong tủ, để dành đeo khi
lấy chồng” đã làm chị hối hận, áy náy suốt đời. “Không vàng nào làm lại kỉ vật và mua nổi thời gian.” Cả đời bà đan áo cho con cho cháu. Dù không có khả
năng đan, nhưng khi có đủ điều kiện rồi chị vẫn chưa kịp mua biếu bà một chiếc áo len. Mỗi lần đến Pháp hay xem các chương trình thời trang là chị lại không kìm được nước mắt khi nhớ về người bà của mình. Bây giờ đồ hàng mã nhiều, phong phú, trần sao âm vậy. Người ta làm đủ thứ để gửi xuống cho người đã mất. Chị đã đốt gửi xuống cho ông nội bao nhiêu là quần áo, nhiều bút màu giá vẽ cho ông nội và cũng không quên gửi áo len cho bà. Nhưng những thứ đó đâu thể nào khoả lấp được tình yêu thương chị dành cho ông bà của mình. Mỗi khi nhìn những hàng bưởi, hàng dâu tây chị lại nhớ đến dây phơi vỏ bưởi của bà, đến thức quả mà bà thích. Cuối năm thoang thoảng hướng lá mùi, lòng bùi ngùi
nhớ tới người bà ngày xưa. Tình cảm sâu lặng với những người thân trong gia đình còn được nâng lên một tầm khác, gắn với tình cảm cội nguồn, nơi “chôn nhau cắt rốn” gắn với niềm tự hào, trân trọng về làng.
2.3.2. Trân quý những người tài danh
Ở Việt Nam, mỗi tháng đều có ngày kỉ niệm. Ngày nhà giáo Việt Nam mang ý nghĩa đặc biệt nhất. Việc nhớ đến các thầy cô giáo trở thành một tài sản quý của tinh thần chúng ta. Không ai nhớ hết được khuôn mặt, tên giáo viên của quãng đời học của mình. Thầy tài nào nhớ nổi hết tên trò, chỉ những trò giỏi thành đạt thầy mới nhớ tới, sự nhớ này được thẩm định theo thời gian. Đối với Vi Thuỳ Linh, người thấy đầu tiên và suốt đời của chị là người bố đáng kính. Trong số những người thầy của chị có người đã mất, đa số tóc đã bạc trắng đầu. Chị chưa có cơ hội hỏi thăm, đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy. Nhưng bằng lao động, mỗi ngày chị đều học cách trân trọng, nhớ ơn những người thầy của đời mình.
Thầy của chúng ta không chỉ các thầy dạy trong nhà trường, mà số lượng nhiều hơn, dài lâu hơn, là trong trường đời. Có một người thầy đặc biệt trong lòng chị. Ông không những mang lại cho chị những tri thức mới mẻ, mà còn bởi cái tài của ông làm chị kính trọng hơn bao giờ hết. Đó chính là Giáo sư Vũ Khiêu – “bậc thầy trồng hoa, trồng người”. Ông là người “lập ngành
Mỹ học Việt Nam, uyên bác với kiến đồ sộ, minh triết văn hoá Đông Tây, rất xem trọng nền tảng gia đình, một trong hàng trăm đề tài ông đã viết. Hàng chục vạn trang sách Vũ Khiêu cống hiến là hoa toả hương bền lâu mà con cháu ông, các thế hệ học trò của ông là những cây toả bóng vươn rễ dâng hiến cho đất nước mình. Nước Việt theo truyền thuyết và lịch sử, khởi thuỷ là một gia đình, đồng bào. Đại gia đình của giáo sư Vũ Khiêu có cả những người bạn, cháu không phải ruột thịt mà ông vẫn tin quý bằng trái tim rộng mở” (24,11). Vi Thuỳ Linh được ông ưu ái xem như cháu gái. Bởi mất ông
nội từ nhỏ, nên cảm nhận rõ hơn ai hết tình cảm của người ông dành cho mình. Cùng với sự kính trọng giáo sư, sự ngưỡng vọng về tài năng cũng như đức độ của giáo sư mà hơn ai hết chị luôn coi giáo sư như người ông, người thầy của đời mình. Chưa một lần giáo sư đứng lớp giảng dạy cho chị, nhưng chính cuộc sống của giáo sư, sự đối nghĩa của giáo sư với mọi người chính là tấm gương sáng nhất cho chị cảm mến và học tập.
Người tài thường hay trọng nghĩa liên tài. Bởi vậy mà Vi Thuỳ Linh luôn dành một sự ngưỡng vọng lớn lao cho những bậc tài danh. Đâu chỉ là giáo sư Vũ Khiêu được chị yêu quý và kính trọng. Mà còn là những nhà soạn nhạc, nhà văn lớn: Chopin, Vivaldi, Chaikopski, V.Hugo, Hector Malot, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch Lam, Nguyên Hồng… Thạch Lam với trái tim nhân hậu và “bằng văn tài độc đáo, khiến phố huyện quê nghèo trở nên sang
sạch nhờ sự che chở, sẻ chia, nhờ hoá thân của Thạch Lam vào nhân vật, bên họ mỗi cảnh đời.” (24,135). Bởi yêu Thạch Lam mà qua Cẩm Giàng, tác giả
luôn muốn về lại trại Cẩm Giàng để một lần được gặp Thạch Lam. Không những gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng mà chị còn gặp Nguyên Hồng khi đi dưới Metro ở Paris. Tưởng chỉ gặp lại Victo Hugo khi ông miêu tả cảnh Jean Valjean tha chết cho Javert. Bỗng chị lại thấy bóng dáng Nguyên Hồng ở đây, tại nước Pháp này, bởi trái tim nhân đạo của ông đã bắt gặp những con người cùng khổ dưới Metro Pháp. Ông luôn ở bên “con dân bị khinh rẻ hạ lưu, viết
những trang văn bằng nước mắt tâm hồn và nhận về sự kính trọng tôn quý của bạn nghề, công chúng” (24,144). Mong một ngày được gặp những con
người có trái tim lớn ấy mà chị luôn chọn đi tàu hoả để được gặp Thạch Lam, Nguyên Hồng dẫu ôtô, xe khách chẳng thiếu bến nào.
Mến tài và trọng tài nên Linh yêu nhiều lắm những con người của thời hiện đại - những con người vừa tài hoa lại vừa có tâm hồn “yêu”. Đó là nhà báo “Nguyễn Thuỳ Dương, phòng Nội 4, Ban Truyền hình cáp, VTV. Bà có
tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật, đặc biệt say mê văn hoá và âm nhạc”. Nguyễn Thuỳ Dương luôn biết cách tự làm giàu đẹp cho tâm hồn mình, giữa xã hội công nghiệp, còn ít người biết chăm sóc cho tâm hồn như nàng. Bạn của Nguyễn Thuỳ Dương, “Trần Thị Ngọc Lan (Tổng giám đốc Công ty tiệc
cưới Hoàng Cầu), một danh nhân nhiều đồ hiệu, tâm hồn giàu tình cảm, mê thơ, thích giúp người nghèo lại yêu một thứ hoa giản dị: hoa xoan, thứ hoa li ti màu tím...”. Người ta có nhiều lí do để yêu thích một loài hoa nào đó. Hoa
ngoại nhập khẩu, hoa giống mới giờ đây đều rất tiện, nhưng Ngọc Lan lại chọn hoa xoan, thứ hoa giản dị, nguyên sơ, cô yêu những nét đẹp bình dị thời xưa cũ, vẫn giữ trong mình những vẻ đẹp truyền thống. Cô ca sĩ Lệ Quyên với giọng ca đi cùng năm tháng. Biết trân trọng nhớ đến ngày tết cổ truyền dù đã hơn hai mươi năm sinh sống ở nước ngoài.
2.3.3. Ngưỡng vọng mẹ Việt Nam anh hùng và chiến sĩ hải đảo
Đối với người yêu nhiều như Vi Thuỳ Linh thì tình yêu thương con người đâu chỉ là yêu những người thân ruột thịt trong gia đình mình mà hơn thế nữa đó còn là tình yêu dành cho những chiến sĩ biển đảo. Cái lạnh, sự thiếu thốn tiện nghi ngày mất điện tháng mười hai ấy làm lòng Vi Thuỳ Linh bối rối nhớ về Anh – người lính tuyến đầu. Biết rằng ở ngoài đảo giờ đã có nhiều tiện nghi, ti vi, điện thoại di động, nhưng dù có tiện nghi thế nào thì cuộc sống ngoài đảo đâu thể được sung túc, được hưởng nhiều dịch vụ như trên đất liền. Mất điện mới chỉ 24 giờ mà cuộc sống của con người nơi đất liền đã trở nên bức bách. Không được sử dụng ti vi để khuây khoả. Đặc biệt không thể sử dụng mạng internet, cuộc sống trở nên tù tùng hơn bao giờ hết. Vậy mà điện mới chỉ có ở ngoài đảo vài năm gần đây. Những người lính đảo vẫn luôn phải sống dưới ngọn đèn dầu trước gió, chẳng có tiện nghi, không kết nối internet. Lương thực, thực phẩm còn chưa đủ huống hồ là được thoải mái, súng sướng hưởng những tiện
nghi hiện đại. Vậy mà các anh không một lời oán thán kêu ca, vẫn hi sinh thầm lặng thời gian, sức trẻ cho biển đảo, Tổ quốc.
Cái lạnh của biển là cái lạnh cắt da cắt thịt đâu chỉ là rét ngọt như trong đất liền thường gọi. Những hôm nhiệt độ xuống 10 độ C, mọi người đã suýt xoa, áo phao, áo béo được mang ra mặc hết lớp này đến lớp khác. Mũ, khăn, găng tay kín mít từ trên xuống dưới. Những những chiến sĩ đảo đâu có được sự đủ đầy ấy. Đâu phải là sự thiếu thốn, thiếu chu cấp cho cuộc sống của các chiến sĩ ngoài biển đảo. Chỉ bởi công việc các anh làm, mặc dày quá khó làm việc. “Găng sẽ ít dùng vì bàn tay Anh và đồng đội mấy khi thư thả. Bàn tay
cầm súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc, cầm quốc xẻng trồng cây, trồng rau, cầm xà beng, mai thuổng kè bờ, đắp đá.” (82). “Chốt, đồn biên phòng, vọng gác, đỉnh núi, nhà giàn, biên giới đất liền, vùng cao hiểm trở hay hải đảo xa xôi luôn là tiền tiêu ngọn sóng thử thách sự anh dũng hiên ngang quả cảm của người lính không cần thuyết giải bằng lời mà ở chính sự hi sinh, chịu đựng mỗi ngày.” (83) Thế mới biết cuộc sống biển đảo khó khăn, gian khổ đến
nhường nào. Các anh mãi là tấm thép kiên cường “sáng chắn bão dông chiều
ngăn nắng lửa” bảo vệ biển đảo quê hương đất nước. Không chỉ là sự cổ vũ
tinh thần gửi thư thăm hỏi, động viên các anh mà còn là vì sự mắc nợ các anh. Nên tác giả luôn mong muốn một ngày chị được “tặng sách, đọc thơ, trò
chuyện về văn hoá, nghệ thuật cho các Anh trên đảo. Đó sẽ là những ngày “Trường Sa không đêm” (84). Chị sẽ đi cùng các bạn của mình “ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ chơi nhạc và múa” tất cả đều ước ao có một chuyến ra đảo để phục
vụ các anh. Trường Sa sẽ là “sân khấu đẹp nhất” mà chị và các nghệ sĩ đồng hành muốn được diễn giữa “bao la xanh trời nước, giữa màu trắng của muôn
đợt sóng, của những ước mơ trong trắng, của khát vọng bình yên đang bay,