Vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại. Mỗi loại vật liệu có vai trò và công dụng khác nhau đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp đƣợc phân thành các loại sau:
a. Nguyên, vật liệu chính là vật liệu có vai trò chính trong quá trình sản xuất. Nguyên, vật liệu chính là đối tƣợng để lao động và máy móc tác động vào.
b. Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Vật liệu phụ đƣợc sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lƣợng của sản phẩm. Vật liệu phụ cũng đƣợc sử dụng để giúp cho máy móc, thiết bị và các công cụ lao động hoạt động bình thƣờng. Vật liệu phụ còn đƣợc sử dụng cho nhu cầu kĩ thuật và quản lý.
Căn cứ vào tác dụng khác nhau ngƣời ta chia vật liệu phụ ra thành các nhóm sau: - Nhóm vật liệu phụ kết hợp với vật liệu chính làm hoàn thiện hoặc tăng chất lƣợng của sản phẩm. Các vật liệu phụ thuộc loại này nhƣ sơn bảo vệ mặt kim loại, thuốc nhuộm, thuốc tẩy trắng,...
- Nhóm vật liệu phụ dùng để bảo quản hoặc phục vụ cho hoạt động của các tƣ liệu lao động nhƣ dầu mỡ bôi trơn, thuốc chống ẩm, chống gỉ,...
- Vật liệu phụ phục vụ lao động của công nhân viên nhƣ xà phòng, giẻ lau,...
c. Nhiên liệu là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng. Tuy nhiên, chúng đƣợc xếp vào một loại riêng để hạch toán và quản lí do vai trò quan trọng của nó. Hơn nữa nhiên liệu có yêu cầu về bảo quản khác với các loại vật liệu phụ thông thƣờng.
d. Vật liệu bao gói dùng để gói bọc, chứa đựng các loại sản phẩm làm cho chúng hoàn thiện hơn hoặc chứa đựng thành phẩm để tiêu thụ.
đ. Phụ tùng thay thế dùng để thay thế, sửa chữa các máy móc, thiết bị.
e. Phế liệu gồm những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất. Những vật liệu này có thể đƣợc dùng lại tại doanh nghiệp hoặc bán ra ngoài.
f. vật liệu khác: bao gồm những loại vật liệu chƣa đƣợc tính đến ở trên nhƣ: vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, v.v...