Phân loại TSCĐ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ KẾ TOÁN CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 67 - 69)

4.1.2.1. Theo hình thái vật chất

a. TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp thƣờng bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc như: nhà kho, xƣởng sản xuất, nhà làm việc, sân bãi, cửa hàng, tƣờng rào, v.v... sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Máy móc thiết bị: gồm toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền sản xuất, các máy móc đơn lẻ, v.v...

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là những TSCĐ dùng để vận chuyển vật tƣ, hàng hoá, sản phẩm nhƣ ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, thuyền, v.v... Các hệ thống truyền dẫn nhƣ: đƣờng dây tải điện, ống dẫn xăng dầu, hơi nƣớc, v.v... cũng đƣợc xếp vào nhóm TSCĐ này.

+ Thiết bị, dụng cụ quản lí: máy tính, các thiết bị đo lƣờng, v.v...

+ TSCĐ trong nông nghiệp: bao gồm vƣờn cây lâu năm, súc vật sinh sản, làm việc và cho sản phẩm, v.v...

+ Các loại TSCĐ khác chƣa đƣợc kể ở trên.

b. TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể. Những TSCĐ này thể hiện lƣợng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tƣ để có đƣợc quyền hay lợi ích liên quan đến nhiều kì kinh doanh của doanh nghiệp và đƣợc vốn hoá theo quy định.

64

+ Quyền sử dụng đất: gồm các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có đƣợc quyền sử dụng đất đai, mặt nƣớc.

+ Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến việc thành lập, chuẩn bị sản xuất của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tƣ, chi phí chuẩn bị sản xuất, chi phí khai trƣơng doanh nghiệp, v.v...

+ Bằng phát minh sáng chế: gồm các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua bằng phát minh, sáng chế hoặc nghiên cứu thành công đƣợc vốn hoá thành TSCĐ.

+ Chi phí nghiên cứu, phát triển: là những khoản chi phí doanh nghiệp chi ra để thực hiện việc nghiên cứu, lập kế hoạch dài hạn phục vụ cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

+ Chi phí về lợi thế thương mại: là phần doanh nghiệp phải trả thêm ngoài giá trị hợp lí của TSCĐ hữu hình do vị trí thuận lợi của nó.

+ TSCĐ vô hình khác: là những TSCĐ vô hình chƣa đƣợc kể đến ở trên nhƣ quyền đặc nhƣợng (quyền sản xuất hoặc khai thác một sản phẩm nào đó từ hợp đồng nhƣợng quyền của công ty khác), quyền thuê nhà, quyền thực hiện hợp đồng, v.v...

4.1.2.2. Theo quyền sở hữu

- TSCĐ tự có: là những TSCĐ do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm bằng nguồn vốn tự có hoặc vay, nợ.

- TSCĐ đi thuê:

+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê dài hạn trong thời gian dài theo hợp đồng thuê. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp có quyền quản lí và sử dụng còn quyền sở hữu tài sản thuộc về doanh nghiệp cho thuê.

+ TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ mà doanh nghiệp chỉ thuê để sử dụng trong một thời gian ngắn. TSCĐ thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với các TSCĐ này doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt. Giá trị của các TSCĐ này không đƣợc tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp đi thuê.

4.1.2.3. Theo mục đích sử dụng

- TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh: là những TSCĐ đang đƣợc sử dụng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Những TSCĐ này đƣợc trích và tính khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ dùng để phục vụ cho đời sống vật chất hoặc tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Thuộc về TSCĐ phúc lợi bao gồm nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, câu lạc bộ và các máy móc thiết bị khác dùng cho mục đích phúc lợi. Những tài sản này đƣợc mua sắm bằng nguồn vốn từ quỹ phúc lợi, do vậy giá trị khấu hao của những tài sản này không tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

65

- TSCĐ chờ xử lí: là những tài sản đã lạc hậu hoặc hƣ hỏng không còn sử dụng đƣợc đang chờ thanh lí hoặc nhƣợng bán.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ KẾ TOÁN CƠ BẢN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)