a. Kế toán chiết khấu thƣơng mại
Khi doanh nghiệp cho ngƣời mua hƣởng chiết khấu thƣơng mại vì mua hàng với số lƣợng lớn, kế toán ghi:
Nợ TK 521 (5211) Có TK 111, 112, 131
Chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng
b. Kế toán các khoản giảm giá
Các khoản giảm giá đƣợc hạch toán trên TK 521 chi tiết 5213 là các khoản giảm trừ cho ngƣời mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách, .... Chỉ hạch toán trên TK này các khoản giảm giá cho khách hàng phát sinh trong kì sau khi hoá đơn đã đƣợc lập. Theo quy định hiện hành (Thông tƣ số 06/2012/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính) nếu phát sinh giảm giá sau khi hoá đơn đã đƣợc lập kế toán điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng của kì tiếp sau. Trên hoá đơn này phải ghi rõ số hiệu hoá đơn đƣợc giảm giá. Nếu khách hàng không mua hàng tiếp thì bên bán và bên mua phải lập biên bản về việc giảm giá, ghi bút toán xoá sổ bút toán cũ và lập hoá đơn mới theo giá bán đã giảm.
Các trƣờng hợp cụ thể đƣợc hạch toán nhƣ sau:
- Nếu hàng tiêu thụ phải chịu thuế GTGT và doanh nghiệp tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ, căn cứ số tiền chấp nhận giảm giá cho ngƣời mua, kế toán ghi:
Nợ TK 521 (5213): Số tiền giảm giá cho khách hàng.
Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp theo số tiền giảm giá. Có TK 111, 112, 131: Số tiền trả lại hoặc giảm nợ cho k.hàng.
Ví dụ 2.1. Trong tháng 5/N theo khiếu nại của khách hàng A về một số hàng bán bị
kém phẩm chất, doanh nghiệp đồng ý giảm giá bán 10% cho khách hàng A. Giá bán ghi trên hoá đơn của lô hàng bán cho khách hàng A là 120 tr.đ.(giá chưa có thuế GTGT). Thuế GTGT phải nộp cho lô hàng này theo thuế suất 10%. Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng A bằng bút toán sau:
Nợ TK 521 (5213): 12 tr.đ Nợ TK 333 (3331): 1,2 tr.đ Có TK 131: 13,2 tr.đ
- Trƣờng hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc hàng bán không phải chịu thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 521 (5213) Có TK 111, 112, 131
Số tiền giảm giá cho khách hàng.
c. Kế toán hàng bán bị trả lại
Theo quy định trong Thông tƣ số 06/2012/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính, nếu xuất trả lại hàng hoá không đúng quy cách, chất lƣợng cho bên bán, bên mua phải lập hoá đơn ghi rõ số lƣợng, giá bán của số hàng trả lại, thuế GTGT phải nộp giao cho bên bán. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán và bên mua điều chỉnh số thuế GTGT
37
đã kê khai. Nếu bên mua không có hoá đơn khi trả lại hàng hoá cho bên bán, hai bên phải lập biên bản ghi rõ lí do trả lại hàng, số lƣợng, giá bán của hàng hoá bị trả lại và số hiệu của hoá đơn bán hàng liên quan đến lô hàng này. Biên bản này đƣợc lƣu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai.
Các bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho:
Nợ TK 155 Có TK 632
Giá vốn của số hàng bị trả lại
- Các chi phí liên quan đến số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 642
Có TK 111, 112,...
Chi phí nhận hàng bị trả lại
- Ghi giảm doanh thu của số hàng bán bị trả lại:
+ Nếu hàng hoá đã tiêu thụ phải nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ:
Nợ TK 521 (5212): Giá bán chưa có thuế GTGT của hàng bị trả lại. Nợ TK 333 (3331): Thuế GTGT của số hàng bị trả lại.
Có TK 111, 112, 131,...: Số tiền trả lại hoặc giảm nợ.
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp:
Nợ TK 521 (5212): Giá bán có thuế GTGT của số hàng bị trả lại. Có TK 111, 112, 131,...: Trả lại tiền hoặc giảm nợ cho người mua.
c. Kế toán cuối kì
- Cuối kì, kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của số hàng bị trả lại vào TK 511 "doanh thu" để tính doanh thu thuần.
Nợ TK 511 Có TK 521
Các khoản giảm trừ doanh thu trong kì.