Chơng 5: Nhóm halogen

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tiếp cận modul vào giảng dạy chương trình hoá học lớp 10 nhằm hình thành và phát triển nhân cách ch (Trang 42 - 44)

B. Nội dung

2.2.5. Chơng 5: Nhóm halogen

a. Nội dung kiến thức

+ Tính chất nhóm halogen:

Tính oxi hóa: Oxi hóa hầu hêt kim loại, nhiều phi kim và hợp chất. Tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến Iot.

+ Tính chất hóa học của các hợp chất halogen: • Axit halogenhidric:

Dung dịch HF là axit yếu còn các dung dịch HCl, HBr và HI đều là các axit mạnh.

HF HCl HBr HI Tính axit tăng

• Hợp chất có oxi

Nớc giaven và clorua có tính tẩy màu và sát trùng do các muối NaClO và CaClO2 là các chất oxi hóa mạnh.

Cung cấp cho học sinh đầy đủ về cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học và phơng pháp điều chế các nguyên tố halogen và các hợp chất của chúng. Từ đó học sinh kiểm chứng đợc tính đúng đắn của bảng hệ thống tuần hoàn và định luật tuần hoàn. Qua ứng dụng của các chất các em còn nhận thức đợc vai trò của hóa học với đời sống biết đợc cách sử dụng hiệu quả và an toàn nớc gia ven, clorua vôi trong thực tế. Phát triển thao tác t duy, rèn luyện một số kĩ năng hoá học và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh.

c. Học sinh hiểu

+ Nguyên nhân tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh

+ Nguyên nhân làm cho tính oxi hóa của các halogen giảm dần khi đi từ F đến I

+ Vì sao nguyên tố F chỉ có số oxi hóa -1, trong khi đó các nguyên tố halogen còn lại, ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.

+ Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của F, Br, I so với Clo.

+ Sự biến thiên tính chất của các hợp chất chứa halogen.

d. Học sinh nhận thức

* Sự tồn tại khách quan của thế giới tự nhiên

Thông qua việc lĩnh hội các kiến thức có liên quan đến các đơn chất và hợp chất nhóm halogen học sinh càng có khái niệm sâu sắc về cấu tạo và tính chất các chất. Do đó các em càng hiểu đầy đủ hơn về khái niệm vật chất và công nhận sự tồn tại khách quan của vật thể.

* Khái niệm sự thống nhất của vật chất

Khi nghiên cứu phần tính chất của các hợp chất học sinh hiểu rằng mỗi phân tử vật chất không phải tập hợp một cách máy móc các nguyên tử. Giữa các nguyên tử trong phân tử thống nhất ảnh hởng qua lại lẫn nhau tạo thành phân tử có tính chất khác các nguyên tử cấu thành nên nó. Trong phần kiến thức này tính chất của NaClO không phải là tổng tính chất Na, Cl, O mà nó mang tính chất mới là kết quả của sự thống nhất của các nguyên tử ban đầu. Do đó học sinh sẽ nhận thức đợc khái niệm sự thống nhất của vật chất.

* Vật chất vận động nhng tồn tại vĩnh viễn

Khi nghiên cứu tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm halogen học sinh có điều kiện tiếp xúc nhiều với các phản ứng hoá học do đó học sinh nhận thức đợc rằng nguyên tố, các chất luôn phản ứng với nhau và biến đổi. Tuy nhiên sự biến đổi này không mang tính chất ngẫu nhiên, các phản ứng hóa học xảy ra có tính chọn lọc tức là chỉ xảy ra giữa những chất có những đặc tính xác định cần thiết và trong những điều kiện cụ thể. Nh vậy vật chất luôn vận động và kết quả của sự vận động đó là tạo thành vật chất mới. Từ đó học sinh nhận thức đợc khái niệm vật chất vận động và tồn tại vĩnh viễn.

* Quy luật lợng đổi chất đổi

Khi đợc nghiên cứu phần kiến thức về các hợp chất chứa oxi của halogen nh:

Axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4

Học sinh nhận thấy rằng các hợp chất trên đều đợc các tạo từ các nguyên tố H, Cl, O nhng lại khác nhau về số lợng nguyên tử oxi trong phân tử đồng thời tính axit, độ bền phân tử, tính oxi hoá cũng biến thiên. Nh vậy khi có sự thay đổi về lợng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.

* Khái niệm tính có thể nhận thức đợc của thế giới

Con ngời có thể nắm bắt đợc tính chất của các nguyên tố các hợp chất và quy luật biến đổi của chúng. Phần kiến thức này giúp học sinh nhận thức đ- ợc tính chân thực của học thuyết khoa học bằng những ứng dụng của nó trong thực tiễn khoa học, trong việc dự đoán trớc tiến triển của một quá trình, hiện t- ợng. Ngoài ra học sinh còn kiểm chứng sự tồn tại khách quan của các đơn chất và hợp chất nhóm halogen thông qua việc quan sát trực tiếp và làm thí nghiệm với các chất đó.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tiếp cận modul vào giảng dạy chương trình hoá học lớp 10 nhằm hình thành và phát triển nhân cách ch (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w