Chơng 4: Phản ứng hoá học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tiếp cận modul vào giảng dạy chương trình hoá học lớp 10 nhằm hình thành và phát triển nhân cách ch (Trang 41 - 42)

B. Nội dung

2.2.4.Chơng 4: Phản ứng hoá học

a. Nội dung kiến thức

+ Sự oxi hóa là sự nhờng electron, là sự tăng số oxi hóa. + Sự khử là sự thu electron, là sự giảm số oxi hóa.

+ Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngợc nhau nhng xảy ra đồng thời trong một phản ứng đó là phản ứng oxi hóa - khử.

+ Chất khử là chất nhờng electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Trong phản ứng oxi hóa - khử bao giờ cũng có chất khử và chất oxi hóa tham gia. Chất khử còn gọi là chất bị oxi hóa và chất oxi hóa còn gọi là chất bị khử.

+ Dựa vào số oxi hóa ngời ta chia các phản ứng thành hai loại đó là phản ứng oxi hóa - khử (số oxi hóa thay đổi) và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử (số oxi hóa không thay đổi).

Cách cân bằng phản ứng oxi hoá khử

b. ý nghĩa

Phản ứng oxi hóa - khử là phần kiến thức hóa học quan trọng cung cấp cho học sinh những cơ sở để nghiên cứu dự đoán tính chất của các chất. Tạo điều kiện cho học sinh đợc tiếp cận với một số quá trình oxi hóa khử trong thực tiễn nh: Sự cháy của than củi, sự cháy của xăng dầu trong động cơ đốt trong... Rèn luyện cho học sinh khả năng cân bằng nhanh chóng các phản ứng hóa học. Hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật biện chứng và nhận thức đợc vai trò của hóa học trong cuộc sống.

c. Học sinh hiểu

+ Các khái niệm sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa - khử.

+ Phơng pháp thăng bằng electron.

+ Điều kiện xảy ra phản ứng oxi hoá khử

* Khái niệm vật chất vận động nhng tồn tại vĩnh viễn

Khi nghiên cứu và phân loại các phản ứng hóa học, học sinh nhận thức đợc rằng tất cả các chất đều có sự biến đổi, chuyển biến thông qua các phản ứng hóa học và khi biến đổi thì chúng không bị mất đi mà chỉ trao đổi cho nhau để biến thành chất khác có thành phần nguyên tố từ những chất ban đầu. Nh vậy học sinh sẽ nhận thức đợc vật chất luôn vận động nhng tồn tại vĩnh viễn.

* Định luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trong cùng một phơng trình phản ứng bất kì luôn xảy ra đồng thời hai quá trình trái ngợc nhau đó là sự tạo thành chất mới và sự phân rã hợp chất ban đầu. Riêng đối với phản ứng oxi hoá khử bao gồm 2 quá trình đối lập nhau đó là quá trình cho (e) và quá trình nhận (e). Chính những mặt đối lập này tạo thành sự thống nhất để vật chất luôn vận động và phát triển.

Nh vậy thông qua việc lĩnh hội nội dung kiến thức này học sinh sẽ hình thành đợc định luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

* Tính có thể nhận thức đợc của thế giới

Việc nghiên cứu các quá trình biến đổi của các chất sẽ cho học sinh nhận thấy đợc khả năng nhận thức của con ngời về thế giới khách quan đồng thời học sinh cũng kiểm chứng đợc tính chân thực của các định luật tổng quát.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tiếp cận modul vào giảng dạy chương trình hoá học lớp 10 nhằm hình thành và phát triển nhân cách ch (Trang 41 - 42)