Nhóm giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người thu nhập thấp và các đối tượng chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 77 - 79)

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM

8. Nhóm giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người thu nhập thấp và các đối tượng chính sách xã hộ

các đối tượng chính sách xã hội

8.1. Nguyên tắc chung

a) Việc hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo nguyên tắc không áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ chung cho tất cả các đối tượng mà mỗi loại đối tượng khác nhau được áp dụng theo từng hình thức và biện pháp hỗ trợ phù hợp khác nhau.

b) Việc nghiên cứu ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về chỗ ở cần tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân; chỉ tiêu phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội nói chung và các đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở nói riêng (nhà ở cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị...) phải được xác định là một trong những chỉ tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp cũng như chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ của các địa phương;

c) Tập trung phát triển nhà ở xã hội thông qua các hình thức Nhà nước đầu tư từ ngân sách để xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà ở thông qua cơ chế tạo điều kiện ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, giảm thuế, miễn tiền sử dụng đất, cho vay ưu đãi cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách theo nguyên tắc và phương pháp xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua do Nhà nước quy định;

d) Để đảm bảo điều kiện hình thành quỹ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội thì một trong những yếu tố quan trọng là phải có quỹ đất để xây

dựng quỹ nhà ở này. Do đó, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch (gồm quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất) phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà ở cho các đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở. Hiện nay hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng chưa có những quy định cụ thể về việc bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Do đó trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cần bổ sung các quy định liên quan đến việc tạo quỹ đất xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở để các Bộ, ngành và địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

8.2. Giải pháp cụ thể cho các đối tượng chính sách xã hội

a) Đối với đối tượng là người có công với cách mạng (bao gồm cả những người tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945), việc hỗ trợ nhà ở tiếp tục triển khai theo các cơ chế, chính sách đã ban hành thông qua các hình thức hỗ trợ bằng tiền (từ nguồn ngân sách nhà nước); được miễn, giảm tiền nhà, tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc khi được Nhà nước giao đất ở;

b) Đối với đối tượng là người nghèo khu vực nông thôn (kể cả đồng bào nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo vùng thiên tai, lũ lụt...), việc hỗ trợ nhà ở áp dụng theo các chính sách đã ban hành trên nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tự làm (Nhà nước hỗ trợ một phần bằng tiền; cơ quan ngân hàng cho vay ưu đãi một phần; phần còn lại được huy động từ cộng đồng, dòng họ và của chính các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cải thiện nhà ở);

c) Đối với các hộ nghèo đô thị gặp khó khăn về nhà ở thì việc hỗ trợ nhà ở giải quyết theo hướng: đối với các trường hợp đã có nhà ở, nhưng là nhà tạm, hư hỏng, dột nát thì Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội, cộng đồng hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ tự cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với các hộ nghèo đặc biệt khó khăn thì thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức kinh tế – xã hội xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để giúp họ có chỗ ở phù hợp;

d) Việc phát triển nhà ở cho các đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng thực hiện theo hướng ngoài việc Nhà nước trực tiếp đầu tư từ ngân sách để xây dựng mới và cải tạo lại các ký túc xá hiện có thì Nhà nước ban hành các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng (ngoài công lập) và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê;

đ) Đối với đối tượng là công nhân lao động trong các khu công nghiệp thực hiện theo nguyên tắc kết hợp: Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho công nhân khu công nghiệp thuê theo quy định của Luật Nhà ở, đồng

thời ban hành cơ chế ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế (kể các các nhà đầu tư có dự án sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp) tham gia

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 77 - 79)