Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phát triển và quản lý nhà ở

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 79 - 80)

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM

9. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phát triển và quản lý nhà ở

nghiệp thuê;

e) Đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức (kể cả lực lượng vũ trang) thuộc diện luân chuyển theo quy định hoặc được điều động về công tác tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, việc hỗ trợ nhà ở thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước đầu tư từ ngân sách xây dựng quỹ nhà ở công vụ để cho những người được điều động, luân chuyển thuê. Người thuê nhà chỉ phải trả tiền thuê theo mức giá do Nhà nước quy định; đối với các trường hợp được điều động đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thì được miễn, giảm tiền thuê nhà;

g) Đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách (có thu nhập thấp), nếu gặp khó khăn về nhà ở thì được giải quyết theo hướng Nhà nước trực tiếp đầu tư hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội để cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; đồng thời ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham phát triển nhà ở giá thấp (có diện tích trung bình và nhỏ) để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua đối với các đối tượng nêu trên theo hình thức trả tiền một lần hoặc trả dần; người mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở giá thấp được vay vốn ưu đãi, đồng thời từng bước cần có giải pháp điều chỉnh cơ cấu tiền lương và thu nhập theo hướng bổ sung chi phí nhà ở để cán bộ, công chức, viên chức có đủ khả năng tự giải quyết chỗ ở của mình.

9. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống phát triển và quản lý nhà ở nhà ở

9.1. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở. Ngoài ra, một số thủ tục quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai, đầu tư, doanh nghiệp… liên quan đến các Bộ, ngành khác như thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục về giao đất, cho thuê đất… cũng cần nghiên cứu, sửa đổi đảm bảo đồng bộ với pháp luật về nhà ở nhằm rút ngắn thời thực hiện các dự án phát triển nhà ở, sớm tạo ra nguồn cung để góp phần ổn định cung – cầu của thị trường nhà ở.

9.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và vai trò quản lý nhà nước về nhà ở

- Nâng cấp hệ thống cơ quan quản lý nhà ở các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương và tại các thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường lực lượng, nâng

cao năng lực chuyên môn để đảm bảo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác phát triển và quản lý nhà ở trong thời gian tới. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật trong quá trình tạo lập, phát triển và giao dịch nhà ở trong hệ thống cơ quan quản lý các cấp đặc biệt là từ cấp Trung ương đến các địa phương;

- Nghiên cứu, quy định bổ sung và tuân thủ chặt chẽ các quy định để đảm bảo cơ chế thị trường, cạnh tranh được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở. Kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin-cho để đảm bảo cho thị trường nhà ở hoạt động lành mạnh, công khai, minh bạch.

9.3. Giải pháp hình thành các tổ chức hỗ trợ phát triển, quản lý nhà ở

- Nghiên cứu, phát triển mô hình Tổng công ty phát triển nhà ở xã hội theo kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Angiêri... Tổng công ty phát triển nhà ở xã hội là đơn vị chịu trách nhiệm đảm nhận chủ yếu việc phát triển nhà ở xã hội, từ khâu xác định nhu cầu, tạo quỹ đất, huy động nguồn vốn, tạo lập quỹ nhà đến việc quản lý sử dụng theo nguyên tắc bảo toàn vốn.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử về quản lý đất đai và nhà ở thông qua bản đồ địa chính số hóa đang được xây dựng kết hợp bổ sung các thông tin về nhà ở trên đất (đặc điểm, quy mô, chủ sở hữu nhà ở ...);

- Nghiên cứu, phát triển mô hình dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực nhà ở, qua đó hình thành các tổ chức và kênh thông tin độc lập, chuyên nghiệp, đủ tin cậy để cung cấp thông tin, đánh giá, định giá và hỗ trợ giao dịch nhà ở;

- Áp dụng quy định bắt buộc đối với các cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nối mạng liên thông.

- Xây dựng và công bố chỉ số giá bất động sản và nhà ở

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)