Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 69 - 71)

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM

2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến nhà ở

Việc sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm tạo sự đồng bộ và đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án phát triển nhà ở giữa pháp luật về nhà ở với các văn bản quy phạm pháp luật khác đặc biệt là pháp luật về đất đai và đầu tư.

2.1. Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Quy định đơn giản hoá trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

- Quy định cho phép áp dụng hình thức cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt là xây dựng nhà ở để cho thuê; quy định cụ thể về việc thu hồi

đất hai bên đường khi giải phóng mặt bằng làm đường giao thông để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất nhằm điều tiết được chênh lệch địa tô do Nhà nước đầu tư hạ tầng;

- Sửa đổi quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ ban hành một bảng giá đất áp dụng thống nhất cho cả trường hợp giao đất, cho thuê đất và bồi thường khi thu hồi đất. Quy định không thành lập tổ chức định giá đất tại các địa phương, việc định giá đất sẽ do các tổ chức có chức năng về định giá bất động sản thực hiện.

2.2. Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Chỉ thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thông qua đấu giá hoặc đấu thầu dự án, đối với việc chỉ định chủ đầu tư thì chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Quy định bắt buộc về cơ cấu tỷ lệ các loại nhà ở theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê khi lập quy hoạch, phê duyệt dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới; tuỳ tình hình từng giai đoạn phát triển có thể quy định cơ cấu diện tích căn hộ trong từng dự án nhà ở để đáp ứng nhu cầu của thị trường;

- Ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê; ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng và sử dụng các loại hình nhà ở sinh thái - nhà ở xanh, nhà ở tiết kiệm năng lượng và thân thiên môi trường (như miễn giảm hoặc khấu trừ thuế nhà, đất đối với diện tích đất sử dụng trồng cây đối với nhà ở đô thị...);

- Yêu cầu thông báo công khai thông tin và lấy ý kiến góp ý của người dân có liên quan trong tất cả quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở (kêu gọi đầu tư, lựa chọn nhà thầu; lập, phê duyệt quy hoạch và dự án; đầu tư xây dựng; giao dịch nhà ở và quản lý sử dụng) trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, website) và tại các trụ sở cơ quan nhà nước để người dân dễ tiếp cận, kiểm tra, giám sát;

- Nghiên cứu cho phép mở rộng đối tượng và điều kiện các tổ chức, các nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở cũng như tham gia đầu tư kinh doanh nhà ở tại Việt Nam.

2.3. Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Thực hiện bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch về nhà ở để quản lý về thuế và hạn chế rủi ro cho người dân; có cơ chế khuyến khích các giao dịch nhà ở của người dân thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản (như được hưởng ưu đãi về thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ, tạo điều

kiện thuận lợi về thủ tục xác nhận sở hữu cho người mua nhà ở qua sàn giao dịch bất động sản).

2.4. Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân trong nước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án khu đô thị mới; đơn giản hoá thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam; khuyến khích các tổ chức, cá nước ngoài áp dụng công nghệ cao trong đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.

2.5. Luật về thuế có liên quan đến nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành hành

a) Về thuế nhà, đất: Điều chỉnh tăng thuế nhà đất nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản và hạn chế đầu cơ; đánh thuế lũy tiến đối với các trường hợp sử dụng nhiều nhà ở, đất ở hoặc có sở hữu nhà ở với quy mô lớn. Quy định sử dụng một tỷ lệ nhất định thuế sử dụng đất (khoảng 50%) để hỗ trợ cho những người bị thu hồi đất nông nghiệp trong một thời gian nhất định (từ 10 - 15 năm) để họ có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống;

b) Về thuế thu nhập cá nhân: Quy định giảm thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà ở để hạn chế thất thu thuế cho Nhà nước; quy định áp mức thuế thu nhập cá nhân cao hơn nếu cá nhân mua bán nhà ở trong thời gian ngắn (1-2 năm);

c) Về thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định giảm thuế suất đối với các dự án nhà ở xây dựng cho các đối tượng xã hội (người có thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng).

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)