Hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 52 - 59)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Trong các tư tưởng thời kỳ Chiến quốc thì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi được xem là tối ưu và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Chính tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã giúp cho nước Tần hùng mạnh đi đến thống nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị to lớn mà nó đem lại thì song song đó, tư tưởng pháp trị của Pháp gia còn lộ rõ những hạn chế và thiếu sót ở chỗ:

Quá xem trọng pháp luật, biến pháp, bỏ qua đạo đức nhân, nghĩa đặc biệt sử dụng hình phạt hết sức tàn nhẫn.

Trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi là tư tưởng tiến bộ biết sử dụng pháp luật là công cụ để quản lý xã hội. Nhưng hạn chế từ chính sự tiến bộ đó là quá nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của pháp luật, đến biến pháp mà không đặc biệt chú ý đến việc giáo hóa về mặt đạo đức đến tính tự giác bên trong của mỗi người trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật và gần như bác bỏ nhân nghĩa, đạo đức, kiêm ái trong việc trị nước an dân cũng như trong toàn bộ các mối quan hệ giữa người với người. Ông cho rằng nhân nghĩa, đạo đức là không dùng để trị nước được, mà phải dùng nghiêm hình trọng phạt mới có thể trị nước được. Nếu như vua chúa bỏ đi trọng phạt, nghiêm hình để làm điều nhân nghĩa, đạo đức mà muốn lập nghiệp bá vương thì không thể được. Chính việc xem nhẹ nhân nghĩa, bỏ qua giá trị đạo đức, luôn cho con người là ác không thể cảm hóa, giáo dục bằng nhân nghĩa được. Vì vậy, ông đã loại bỏ nhân nghĩa, đạo đức ra khỏi tư tưởng pháp trị của mình. Bên cạnh đó, Hàn Phi cho rằng chỉ có pháp luật mới đáng tin còn về giá trị đạo đức như tình cảm chung thủy, trọng chữ tính, lễ phép, nhân nghĩa… theo ông những cái đó thật sự không có, nếu có ở đây là sự ích kỷ, sự ác độc của con người, chứ làm gì có sự thơ ngây, trung thực, lễ nghĩa tồn tại. Vì thế, hình phạt cần phải nghiêm không nên vì những giá trị nhân đạo mà làm giảm đi tính nghiêm khắc của pháp luật. Với mục tiêu thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, tạo một sức mạnh tổng hợp cho Hàn Phi đã đẩy hình pháp đến hình thái cực đoan nhất, cùng với chế độ pháp trị tàn bạo nhất.

Nội dung pháp luật quá đơn giản và phiến diện, coi trọng quyền lợi của giai cấp thống trị mà xem nhẹ dân.

Bên cạnh việc quá xem trọng pháp luật nên Hàn Phi cứ theo đó mà đưa ra các hình phạt càng nghiêm khắc để trị dân mà không chú trọng đến nội dung pháp luật. Trong khi đó, nội dung pháp luật của Hàn Phi vẫn còn đơn giản, phiến diện. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi về bản chất vẫn là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, coi pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị và đại đa số nhân dân lao động là công cụ nô dịch của pháp luật do Hàn Phi đặt ra. Hàn Phi nhấn mạnh một chiều vai trò của pháp luật trong phép trị nước, chỉ biết đưa ra pháp luật giúp vua trị nước mà

quên đi những mặt khác, nên không thấy được mối quan hệ với các phương pháp khác trong tổ chức và quản lý trật tự xã hội.

Hàn Phi có thái độ coi khinh người lao động và công khai thừa nhận việc người bóc lột người trong xã hội là tất yếu. Tuy trong pháp luật Hàn Phi có nói tới sự bình đẳng, nhưng sự bình đẳng về pháp luật mà Hàn Phi chủ trương là sự bình đẳng của nô lệ trước pháp luật đối với nhau. Nó không phải là lý thuyết pháp trị hiện đại dựa trên quyền của đông đảo người dân lao động, khẳng định sự bình đẳng giữa người với người trong lao động và giá trị cá nhân người lao động mà sự bình đẳng ở đây chỉ là một phía. Qua đó, cho thấy tư tưởng pháp trị của Hàn Phi chưa thật sự công bằng bởi sự công bằng theo ông nói có sự mâu thuẫn với nhau. Người có quyền thì được bảo vệ, được nhận sự công bằng nhiều hơn, có thể dùng quyền sai khiến người khác để đáp ứng đòi hỏi của bản thân. Còn ngược lại, dân không có quyền đòi hỏi người cầm quyền mà làm bất cứ điều gì cho mình, chỉ duy nhất có người cầm quyền mới được quyền đòi hỏi và có quyền bắt buộc dân phải làm theo mệnh lệnh của mình. Sự công bằng trong pháp luật là quan trọng, nhưng điều quan trọng là xây dựng pháp luật phải thực sự là nơi đáng tin cậy, là chỗ dựa vững chắc cho sự trị vì đất nước của một ông vua, nhưng trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã đi ngược lại điều đó. Chính cái chỗ thiếu công bằng, thiếu bình đẳng dần dần dân sẽ không còn tin vào pháp luật nữa, khi đó xã hội sẽ rối loạn. Mặt khác, Hàn Phi chỉ thấy và nhấn mạnh con người ở khía cạnh vụ lợi của họ mà không thấy được ở con người, ngoài lợi ích của họ, họ còn phấn đấu cho lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng quên mình cho lý tưởng ấy. Hàn Phi đã thần thánh hóa pháp luật với một lý thuyết pháp trị vững chắc dựa trên quyền lợi của một ông vua, trong khi đó thực tiễn lịch sử nhân loại cho thấy không có ông vua nào dù là anh minh tài giỏi và đức độ tới đâu lại không bị chế độ qua liêu tha hóa.

Tư tưởng pháp trị với sự tôn quân, tin tưởng tuyệt đối vào vua.

Các nhà tư tưởng của Pháp gia điều cho rằng, địa vị của vua chúa cao hơn pháp luật, vua không cần phải theo pháp luật và đó chính là cơ sở cho chế độ chuyên chế trong xã hội phong kiến tập quyền. Với tư tưởng tôn quân thì theo Hàn Phi là bề tôi của vua thì phải tin vào vua, tin vào bất cứ việc gì vua làm và phải luôn tận trung với vua. Nếu như Nho gia tôn quân là tôn cái đức của vua, thì ngược lại

Pháp gia tôn quân là tôn cái địa vị, cái thế của vua. Hàn Phi cho rằng khi có sự xung đột giữ nhà và nước thì bỏ nhà mà theo nước, không như Nho gia bỏ nước theo nhà. Hàn Phi nói tới đạo đức nhưng không phải là đạo đức trong đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội mà là thứ đạo đức cho bậc quân vương. Do đó, quốc gia – vua chúa là đối tượng độc tôn của con người, một khi đã tôn quân thì phải tuyệt đối trung thành với vua chứ không được vì cá nhân và gia đình mà bỏ vua.

Bên cạnh đó, Hàn Phi còn độc tài, quá trọng võ lực, nhìn phiến diện mối quan hệ giữa dân với nước.

Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử sống trong xã hội loạn lạc, chiến tranh liên miên, nên trong tư tưởng của Hàn Phi là chỉ muốn sao cho đất nước giàu mạnh không còn chiến tranh nữa. Cũng chính vì điều đó mà ông có tư tưởng trọng võ lực, vì theo ông nếu như có võ sẽ bảo vệ được đất nước, bảo vệ được bản thân. Với suy nghĩ như thế nên Hàn Phi chủ trương độc tài và trọng võ lực, tuy có đề cập đến giáo dưỡng dân nhưng không phải vì mục đích cho dân đủ ăn, đủ mặc, không phải vì muốn cho dân khỏi khổ mà muốn cho nước ngày càng hùng mạnh. Một đất nước muốn mạnh thì trước tiên quân và dân phải đồng lòng, làm việc gì cũng nghĩ đến dân, luôn chăm lo cho đời sống của dân. Khi đó dân có mạnh thì nước mới có thể mạnh được. Nhưng ở đây Hàn Phi lại có cái nhìn một chiều duy nhất chỉ muốn nước được giàu mạnh mà bất chấp làm những điều trái với lẽ tự nhiên, điều đó thể hiện sự độc tài chỉ nhìn thấy lợi cho nước, chẳng cần quan tâm đến dân. Với cái nhìn như vậy, Hàn Phi đã tách mối quan hệ biện chứng giữa dân với nước, nên không tránh khỏi siêu hình phiến diện. Hàn Phi chỉ nhìn nhận xã hội ở một khía cạnh khác nhau, mà tôn vinh vai trò của khía cạnh đó trong học thuyết của mình, chứ không nhận thức được tổng thể mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội rất đa dạng và phong phú.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ có nhiều biến động lớn lao là thời Xuân

thu – Chiến quốc. Biến động ấy có sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội nô lệ đang suy tàn sang hình thái kinh tế xã hội tập quyền ở Trung Quốc, làm trật tự xã hội đảo lộn, đạo đức luân lý suy đồi. Chính sự biến động đó đã làm xuất hiện hàng loạt các trường phái triết học các nhà tư tưởng đưa ra những biện pháp khác nhau nhằm cải biến xã hội. Nếu như Nho gia lấy “nhân, lễ, nghĩa” trị nước, Mặc gia lấy “kiêm ái” thì Đạo gia lấy “vô vi nhi trị”, tuy mỗi cách trị nước điều mang lại những giá trị nhất định và sức ảnh hưởng lớn. Thế nhưng, nó vẫn không đáp ứng được yêu cầu của xã hội đương thời đặt ra. Mãi cho tới khi trường phái Pháp gia xuất hiện, với những căn cứ thực tiễn lịch sử, xã hội và những tiền đề lý luận, Pháp gia đã chủ trương dùng pháp luật của Nhà nước làm công cụ quan trọng cho sự phát triển và củng cố trật tự xã hội phong kiến ở Trung Quốc.

Đại biểu xuất sắc của Pháp gia không ai khác là Hàn Phi, ông là người có trí tuệ uyên bác, có hoài bão, có chí lớn và biết hy sinh mình cho đất nước. Chính những đức tính tốt đẹp ấy đã làm nên một tư tưởng vô cũng vĩ đại đó là tư tưởng pháp trị. Tư tưởng pháp trị trên cơ sở kế thừa nhiều tư tưởng triết học của các bậc tiền bối đương thời và nhất là tư tưởng của các Pháp gia trước Hàn Phi, đặc biệt là Thận Đáo, Thân Bất Hại và Thương Ưởng. Nếu như Thận Đáo đề cao “thế”, Thân Bất Hại đề cao “thuật” và Thương Ưởng đề cao “pháp” thì trong phép trị nước Hàn Phi coi trọng cả ba yếu tố. Ông cho rằng “pháp”, “thuật”, “thế” là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời nhau trong pháp trị. Tư tưởng pháp trị của Pháp gia thuộc tư tưởng triết học, gồm có ba nội dung cơ bản:

Pháp là luật hay quy định luật lệ, được viết thành văn bản và công bố cho mọi người điều biết, dùng pháp trị thay thế lễ trị, tách nhân nghĩa, bỏ trí năng mà chỉ dùng pháp luật để khuất phục.

Thế là thế lực, là quyền thế của kẻ làm vua. Pháp gia xem quyền thế là vạn

năng có quyền thế trong tay thì có thể sai khiến được người khác. Cho nên, nó yêu cầu kẻ thống trị phải nắm giữ quyền thưởng phạt khi đó, pháp sẽ được tôn trọng và thuật sẽ được thực thi.

Thuật là phương pháp điều hành là quyền mưu của kẻ thống trị không để lộ cho ai biết dùng để cai trị đất nước và quản lý bầy tôi. Thuật là những thủ đoạn, thủ thuật, mưu mẹo hay nghệ thuật giải quyết công việc và dùng người. Đó là những cống hiến đáng kể trong học thuyết của ông thời Chiến quốc.

Thực tế cho thấy rằng, ngày nay tư tưởng pháp trị của Hàn Phi vẫn còn những giá trị mà ta không thể nào phủ nhận được. Điển hình là để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, chúng ta đã vận dụng tư tưởng pháp trị trong việc xây dựng, thực hiện hệ thống pháp luật cũng như tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Song song với nó là việc thực hiện pháp luật và thưởng phạt nghiêm minh và một điều vô cùng quan trọng là công tác tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, có sự chú trọng việc dùng người hơn bằng cách đổi mới các cơ chế chính sách, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo sử dụng cán bộ trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ***

1. Doãn Chính (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Doãn Chính (2007), Tư tưởng pháp trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đoàn Trung Còn (1996), Tứ thơ Luận ngữ, Nxb Thuận hóa Huế.

4. Phạm Đình Đạt (2009), Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử về việc giáo dục đạo đức của nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Võ Thiện Điển (2010), Hàn Phi Tử và sự thống nhất Trung Quốc cổ đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. Đàm Gia Kiện (1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội.

7. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (2004), Đại cương lịch sử triết học 1, Nxb Thanh niên.

8. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (2004), Đại cương lịch sử triết học 2, Nxb Thanh niên.

9. Nguyễn Hiến Lê (1994), Lão Tử - Đạo đức kinh, Nxb Văn hóa, Thành phố Hồ

Chí Minh.

10. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (1995), Hàn Phi Tử, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Hà Thúc Minh (1996), Lịch sử triết học Trung Quốc (Tập 1), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Nhu – Hồ Bá Thâm (2003), Từ triết học hướng nội đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Lê Văn Quán (1997), Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Đăng Sinh (2009), Lịch sử triết học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 17. Nguyễn Đăng Thục (1997), Lịch sử triết học phương Đông (Tập 2), Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Trí Tuệ (2003), Hàn Phi Tử - Tư tưởng và sách lược, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau.

19. Trương Lập Văn (2004), Biến, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Trương Lập Văn (1998), Đạo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Trương Lập Văn (1998), , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 22. Trương Lập Văn (1998), Tâm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Phan Nải Việt (1997), Khổng Tử với tư tưởng quản lý và kinh doanh hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 52 - 59)