Nội dung phạm trù “pháp” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 29 - 37)

B. NỘI DUNG

2.2.1. Nội dung phạm trù “pháp” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Đầu tiên là ý nghĩa về “pháp” theo cổ nhân Trung Quốc chữ “pháp” bao gồm ý nghĩa khuôn mẫu và hình phạt. Còn theo Mặc gia cho rằng “pháp” gồm có ba ý nghĩa cơ bản:

Một là, khuôn mẫu được gọi là pháp.

Hai là, giữa những sự vật của sự cộng tương, có thể dùng loại danh của sự vật, có thể dùng loại danh của sự vật để đại biểu cũng gọi là pháp, như vậy các đặc điểm chung, quy tắc chung của sự vật cũng gọi là pháp.

Ba là, cái mà quốc gia dùng để tề pháp nhất độ bá tánh cũng gọi là pháp; các quy tắc, luật lệ…quy định thống nhất một thể chế, một triều đại.

Bên cạnh đó, Doãn Văn Tử cũng bàn về “pháp”, theo ông “pháp” gồm có ba nghĩa nhưng về sau dùng đến chữ “pháp” người ta dùng theo nghĩa thứ ba.

Mãi cho đến khi tới Hàn Phi “pháp” mới được hiểu với ý nghĩa là pháp luật: pháp luật là những hiến lệnh soạn ra dành riêng nơi quan phủ, hình phạt phải tùy lòng dân, thưởng người tôn trọng pháp luật, phạt người làm trái lệnh.

(Pháp giả, biên trứ chi đồ tịch, thiết chi ư quan phỉ, nhỉ bố chi ư bách tính giả da. Thuật giả, tàng chỉ ư hung trung, dĩ ngẫu chúng đoan nhi tiềm ngự quần thần giả dã. Cố pháp mạc như hiển, nhi thuật bất dục hiện).

“Pháp luật là cái chép trong sách vở, bày ở công sở và công bố cho toàn dân. Thuật là cái giấu ở trong lòng để so sánh mọi việc mà nhằm chế ngự quần thần. Cho nên pháp luật không gì bằng phải bày ra cho mọi người biết” [10, tr.282].

Như vậy, “pháp” lúc bấy giờ mang những tính chất cơ bản sau: “Một là, được chép thành văn, hai là, được công bố, ba là, áp dụng nhất trí, bốn là, áp dụng thưởng phạt để bổ trợ cho việc thi pháp luật được công hiệu” [2, tr.68]. Đó chính là tư tưởng hành pháp của Pháp gia, nó gần với nghĩa pháp luật ngày nay.

Bên cạnh đó, Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử cũng bàn về “pháp”. Khổng Tử và Mạnh Tử nói tới pháp đó là “pháp tiên vương”, tức trị nước theo kinh nghiệm, đạo đức của thánh vương xưa và đặc biệt coi sự giáo hóa đạo đức, nhân nghĩa là chủ yếu trong phép trị nước, dùng hình phạt chỉ là điều bất đắc dĩ mà thôi. Ông chủ trương “đức trị”, là lấy đức để trị người, dùng đức để cảm hóa con người. Khi dùng đức để cai trị thì không cần dùng đến biện pháp giết người. Trong phép trị nước bằng “đức trị”, Khổng Tử coi đức là gốc, ông nói “dùng đức mà thi hành chính trị, thì mọi người điều theo” [3, tr.15, 1].

Còn theo Tuân tử, do ông là người rất trọng “lễ” trong giáo dục con người và tri thức, nhưng xuất phát từ quan điểm “tính người là ác”, tâm lý của con người vốn là “mưu lợi tránh hại”, nên ông cũng coi hình pháp là gốc của thiên hạ để nhằm đề phòng những việc chưa xảy ra. Tuy nhiên, ông chưa trọng hình pháp như Hàn Phi, mà vẫn coi sự giáo dục nhân nghĩa là điều quan trọng và tốt nhất để thay đổi bản tính con người từ xấu thành tốt.

Là học trò xuất sắc của Tuân Tử, cho nên ông trọng pháp, một phần cũng bởi ảnh hưởng tư tưởng của Tuân Tử. Tuy nhiên, tư tưởng về “pháp” của Hàn Phi rất phong phú và sâu sắc. Có thể khái quát lại tư tưởng về “pháp” của Hàn Phi như sau: “Pháp” là một phạm trù của triết học Trung Quốc cổ đại, có thể hiểu theo nghĩa hẹp; là luật lệ, quy định, là điều luật, hiến pháp có tính chất khuôn mẫu mà mọi người điều không phân biệt vua tôi, trên dưới sang hèn điều phải tuân thủ, theo

nghĩa rộng, “pháp” có thể hiểu là thể chế chính trị xã hội. Như vậy, chữ “pháp” có hai chữ với hai nghĩa: một nghĩa thứ nhất là hình phạt, và một chữ khác với nghĩa là khuôn mẫu, mô phạm. Thật vậy, trong thực tế, Hàn Phi đã coi “pháp” là chuẩn mực cao nhất trong việc cai trị nước. Theo ông, thi hành pháp luật thì không kẻ đến tình cảm riêng tư, không câu nệ thân hay sơ, sang hay hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Đây là một cách tiếp cận mang ý nghĩa tiến bộ lớn của Hàn Phi trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại.

Để cho học thuyết pháp trị đi sâu vào thực tiễn cuộc sống, ông chủ trương pháp luật phải được phổ biến. “Pháp luật là hiến lệnh ban bố rõ ràng ở nơi cửa công, thưởng hay phạt điều được dân tin chắc mà thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp” [10, tr.418 – 419]. Trị nước mà không có pháp luật thì cái loạn sẽ sinh ra nơi dân chúng, vì thế, pháp luật thật sự trở thành công cụ quan trọng của các bậc đế vương. “Pháp” là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ thân phận, tỏ rõ thị phi, phân rõ tốt xấu, để mọi người biết rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, biết rõ điều gì phải làm và điều gì không được làm. Pháp đã ban bố thì thi hành một cách nghiêm minh, chuyên chất, thủ tính và trọng thưởng,

nghiêm phạt. Trong thiên Hữu độ Hàn Phi viết: “Nhờ vậy mà bậc minh chủ khiến

cho quần thần không dám nghĩ lông bông vượt ra ngoài pháp luật, không dám thi hành ân huệ quá sự quy định của pháp luật, mà nhất của nhất động đều hợp pháp” [10, tr.433 – 444]. Pháp luật là cái dùng để ngăn cấm những hành vi vượt ra ngoài pháp luật, vì vậy pháp luật phải chắc chắn nghiêm minh.

Ngoài những nội dung đã nêu trên, pháp luật không đồng nghĩa với trừng phạt, giết chốc mà trái lại pháp luật phải có tính công bằng như cái cân, cái thạch, không thể vì người mà thành nhiều hay ít, thành nặng hay nhẹ. Muốn cho đất nước được trị an thì quan lại chấp pháp phải kiên cường, không bẻ cong pháp luật để theo lợi riêng thì đất nước sẽ yếu kém suy vi. Lấy pháp luật làm tiêu chí căn bản để trị nước, trị quần thần: “Pháp luật không thể a dua người sang cũng như dây mực không thể uốn theo gỗ cong. Áp dụng pháp luật thì kẻ trí phải treo mà kẻ dũng không dám cãi. Trị tội thì không chừa các chức quan lớn, thưởng công thì không bỏ sót dân thường” [10, tr.434]. Cho nên, vua chúa cai quản quần thần, nếu biết tôn trọng pháp luật để xem chuyện được mất thì bề tôi cũng kiên quyết không lừa gạt

vua bằng những phương pháp gian mạnh, quỷ quyệt giả tạo. “Pháp luật không phân minh thì người trên không được tôn trọng, không bị lấn. Người trên được tôn trọng không bị lấn thì vua mạnh, nắm được các mới quan trọng. Vì vậy mà tiên vương quý pháp luật mà truyền lại cho đời sau. Bậc vua chúa bỏ pháp luật mà theo ý riêng thì trên dưới không phân biệt” [10, tr.435]. Mặt khác, đạo trị quốc của bậc anh minh tài giỏi là phải xác định rõ ranh giới giữa công và tư, quy định rõ pháp chế, loại bỏ chuyện ân nghĩa cá nhân. Pháp luật phải thật sự là khuôn mẫu, mực thước mà mọi người cần phải noi theo. Đặc biệt là vua chúa cai quản quần thần, nếu biết tôn trọng pháp luật thì binh lực cường thịnh, quân thù sẽ yếu đi. “Nhà cầm quyền nếu từ bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ yên, nước sẽ lợi, biết bỏ hành động riêng tư mà theo phép công thì binh sẽ mạnh mà địch sẽ yếu” [10, tr.429]. Phương pháp chủ yếu để thực hành pháp luật, đó là “thưởng” và “phạt”. Hàn Phi gọi chúng là hai cái cán trong tay vua để giữ vững chính quyền. Ông phê phán chính sách “chỉ phạt tội mà không thưởng công” của Thương Ưởng và cho rằng cần phải thực hiện toàn diện cả hai mặt: khuyến khích và răn đe, thưởng và phạt. “Thưởng phạt mà xác định là để khuyến thiện và cấm ác. Thưởng hậu thì mau được cái mình muốn, phạt nạng thì mau cấm được cái mình ghét” [10, tr.461].

Thậm chí hơn thế nữa Hàn Phi chủ trương thưởng thật hậu và phạt thật nặng

“Phạt nặng tội một kẻ mà ngăn cấm được sự gian tà trong nước. Dó là cái đạo trị nước. Kẻ bị phạt nặng là kẻ cướp mà kẻ bị sợ hãi là lương dân (…) Còn việc thưởng hậu không phải chỉ để thưởng công, còn để khuyến thiện toàn dân trong nước nữa. Người được thưởng vui, vì được lợi, mà người chưa được thưởng sẽ ham được thưởng” [10, tr.462]. Áp dụng thi hành pháp luật phải chuyên chính, nhất quán, không được vì tư lợi ân oán, tùy tiện thay đổi bàn luận ra vào, không được lấy tâm ý mà định việc, định tội nặng nhẹ, cao thấp. Trong lúc thi hành pháp luật không được phân biệt đẳng cấp, từ khanh tướng đại phu đến thứ dân điều bình đẳng trước pháp luật, pháp luật “không hùa theo người sang”, hễ phạm pháp điều bị trị tội không nương nhẹ hay thù oán. Bậc vua chúa anh minh đòi hỏi ở quần thần của mình không thể đứng ngoài pháp lệnh, tùy ý tăng thêm tội theo ý riêng của cá nhân, không thể đứng ngoài pháp luật tùy ý miễn giảm tội theo ý riêng của cá nhân. Mọi chuyện ban thưởng và xử phạt đều phải làm theo pháp luật. Thi hành pháp luật phải nghiêm

minh, chuyên chính và thủ tính để ngăn chặn tội lỗi và gạt bỏ tình riêng. Hình phạt nghiêm khắc là để trừng phạt cảnh cáo kẻ dưới. Dùng phép tắc để cai trị đất nước, trị quần thần chẳng qua là công việc thấy gì hợp lý thì làm, không hợp lý thì không làm, có như vậy mới đưa xã hội đi vào kỷ cương khuôn mẫu.

Một cái không kém phần quan trọng theo Hàn Phi, pháp luật của một nước phải tương đối ổn định, bởi vì pháp luật hay thay đổi sẽ khổ cho dân chúng, tuy nhiên pháp phải theo thời mà thay đổi “thời biến, pháp biến”. (Pháp dữ thời chuyển tắc trị; trị dữ thế nghi tắc hữu công). “Pháp luật cùng với thời mà thay đổi thì nước trị, trị dân mà hợp với đời thì có kết quả” [10, tr.276] và “khiến cho toàn dân noi theo một đường thì không gì bằng pháp luật” [10, tr.286]. Bên cạnh đó, vua phải kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, không để ai lấy mất quyền đó. Như vậy, so với “đức trị” của Nho gia, việc sử dụng pháp luật trong phép trị nước của Pháp gia còn có công dụng lớn là tránh được việc dùng tâm ý của vua mà định việc nặng nhẹ, bởi điều đó sẽ dẫn tới thiếu khách quan và không công bằng. Do vậy, “pháp” rõ ràng minh bạch làm cho nhân tâm vạn sự điều quay về một mối, trăm chế độ điều lấy “pháp” làm chuẩn.

“Pháp” còn gọi là cái gốc của thiên hạ, có tác dụng ngăn cấm điều bạo ngược, loại trừ điều ác, khuyến khích điều thiện, điều tốt; răn đe, phòng ngừa việc chưa xảy ra. Mặc khác, ông cũng thấy được rằng: “Người thi hành pháp luật mà cương thường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu” [10, tr.284]. Đấy chính là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật bằng tăng cường pháp chế và bộ máy thực thi pháp luật. Hơn nữa, so với chủ trương “nhân trị” chú trọng giáo dục đạo đức, nhân, lễ, nghĩa, thì phương pháp trị nước bằng pháp luật mới trị được số đông, trị được dân khắp nước dù là dân có đông bao nhiêu, đất có rộng đến bao nhiêu.

Cùng với “thuật” thì theo Hàn Phi “pháp” cũng là công cụ quan trọng nhất trong phép trị nước. Hàn Phi nhấn mạnh vào “danh” và “phận” trong pháp luật và rất chú trọng đến việc phổ biến rộng rãi đầy đủ pháp luật cho dân. Quan lại được coi là thầy về pháp luật trong thiên hạ, bất kỳ ai hỏi gì về pháp luật, họ phải có bổn phận giảng giải cho rõ. Nếu quan lại không giảng giải hay tự ý giảng sai, hay sửa đổi điều luật thì bị trị tội. Và nếu vua – tôi, trên – dưới, sang – hèn bình đẳng trước

pháp luật thì pháp luật được thực thi. Thưởng và phạt phải mang lại tác dụng trong quá trình thi hành pháp luật, khen thưởng những việc thiên ngăn cấm những hành vi gian tà. Khi ban thưởng hậu hĩ mọi người sẽ dốc hết tâm huyết mong có được công lao và thành tích mà mình muốn lập nên. Hình phạt phải thật nặng thì người dân sẽ tự mình tuân theo pháp luật. Hình phạt nặng không phải là nhằm vào người có tội mà phải dựa vào pháp luật của bậc vua chúa anh minh. Vua trị nước nuôi bầy tôi phải căn cứ vào pháp luật để thấy được khả năng của bầy tôi. Trong pháp luật phải thưởng phạt; và, tác dụng của thưởng phạt, theo Hàn Phi không chỉ có nghĩa là ban ơn, thưởng công hay trị tội mà tác dụng khuyến khích dân làm điều thiện răn đe ngăn ngừa kẻ làm điều ác, vi phạm pháp luật.

Vua định ra pháp luật thì vua phải dùng chính pháp luật để loại trừ những cái bất hợp pháp và lòng tư lợi; pháp luật được thi hành rộng rãi ở khắp nơi, mọi hành vi lệch lạc điều bị loại trừ, bởi chính sự thiên vị lệch lạc là nhân tố gây nhiễu, loạn pháp chế. Do đó các bậc vua chúa ngồi trên ngai vàng nếu không nắm bắt được phương thuật trị quốc thì thần dân không dám nói ra những lời lẽ trái pháp luật. “không có cái quy củ để vẽ, dây mực để vạch thì dù là Vương Nhĩ cũng không làm được hình vuông ; không có cái uy nghiêm cái phép thưởng phạt thì dù là Nghiêu, Thuấn cũng không làm cho nước bình trị được”[10, tr.480]. Bậc làm vua không có pháp luật để chế ngự bầy tôi thì vua có tài ba đến đâu đi chăng nữa, nước vẫn loạn. Do đó, vua phải đề ra pháp luật, dựa vào pháp luật để cai trị thần dân. Thương Ưởng chỉ chủ trương phạt tội mà không thưởng công vì ông cho rằng làm điều thiện là bổn phận của công dân nên không cần thưởng. Hàn Phi cho thuyết đó là thiên lệch, cần phải thực hiện toàn diện cả hai mặt: khuyến khích và răn đe, thưởng và phạt. Vua chúa cai quản quần thần nếu biết tôn trọng pháp luật để đánh giá, xem xét việc được mất thì bề tôi không thể lừa gạt vua bằng những phương pháp gian manh, quỷ quyệt, thưởng phạt ắt công minh và thần dân sẽ dốc hết tâm huyết vào công việc được giao. Theo Hàn Phi thưởng mà hậu thì điều mong muốn cho dân mau mắn làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấm đoán mới mau mắn mà tránh. Thưởng và phạt là phương tiện mà theo Hàn Phi gọi là “hai tay của nhà vua” trong thi hành pháp luật. Mọi sự ban thưởng tước vị, bổng lộc điều lấy công lao lớn nhỏ làm chuẩn mực cân nhắc. Ban thưởng cho người có công lao là để động viên khích

lệ mọi người thực thi pháp luật một cách nhanh nhất. Công dụng của thưởng phạt là do từ bản tính tâm lý của con người luôn tìm lợi tránh hại. Việc thưởng phạt mà thận trọng, thì chắc chắn pháp luật sẽ được nghiêm. Con người ta khó có thể tránh khỏi tự tư tự lợi; mà pháp luật là những khuôn phép, mực thước mà mọi người noi theo. Bậc vua chúa anh minh phải dạy cho thần dân quan niệm lo cho lợi ích chung trước rồi sau hãy lo cho lợi ích riêng, có tinh thần tôn trọng pháp luật, như thế mới nâng cao hiệu quả của pháp trị. Việc trị thiên hạ thì phải tùy theo nhân tính. Nhân tính có điều chuộng điều ghét, nên thưởng phạt có thể dùng, thì lệnh cấm có thể lập, mà đạo cai trị được thi hành. Điều đó có nghĩa chỉ có thưởng và phạt nghiêm minh thì pháp luật mới thi hành triệt để và hiệu quả thật sự.

Ngoài ra, trong việc định ra pháp luật và thi hành pháp luật, Hàn Phi phản đối việc thi hành nhân nghĩa, vì đã thi hành nhân nghĩa thì không thể thực hiện nghiêm minh pháp luật; ban ơn cho kẻ khổ đời gọi là nhân nghĩa, thương hại trăm

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)