B. NỘI DUNG
2.2.2. Nội dung phạm trù “thế” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi
Trong phương pháp trị nước của Hàn Phi cùng với “pháp” là “thế”. Nhờ vào “thế” mà pháp luật được đưa ra rõ ràng, minh bạc và đem công bố rộng rãi khắp thần dân trong nước, vua có thể ra lệnh, kiểm soát được mọi hành vi của dân, khiến dân phải tuyệt đối tôn trọng thi hành pháp luật. “Thế” theo Hàn Phi Tử, có lúc là “thế vị” có lúc là “uy quyền”, “uy thế” có lúc gọi là “thế trọng”, đều nói về quyền thống trị hay chủ quyền. Do bản tính con người có tính tự lợi, nên phải có “thế” mới chế ngự được mọi diễn biến, có thế mới tùy cơ ứng biến trong mọi mối quan hệ.
Trong thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội, nhà vua phải dùng quyền lực mới mong giữ yên được đất nước, chấm dứt chiến tranh loạn lạc, tình trạng các cứ phân quyền, tập trung lực lượng thống nhất đất nước, làm cho đất nước phát triển cái gốc của sự nghiệp bá vương bền vững đó là nhờ vào “thế”, khi đã có “thế” thì cùng với nó là “pháp” sẽ được ban bố. Do vậy, “thế” và “pháp” trong pháp trị không tách rời nhau.
Theo Hàn Phi trước hết, “thế” là địa vị quyền lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể, là sức mạnh ủng hộ của dân, của quần thần, là thế của quốc gia, là xu thế của lịch sử. Địa vị, quyền uy này là độc tôn, gọi là “tôn quân quyền” mà nhất nhất mọi người phải tuân theo. Còn “thế” trong phép trị nước của Hàn Phi thì quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân. “Nghiêu hồi còn là dân thường thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ. Do đó tôi biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được, mà bậc hiền trí không đủ cho ta hâm mộ” [10, tr.411].
Bậc vua chúa trị vì đất nước cần phải có biện pháp làm cho mọi người phải làm việc cho mình, không cần họ làm vì yêu mến vua. Mong đợi họ là làm việc chỉ vì yêu mến mà nghe theo mệnh lệnh, nếu như vậy thì chưa phải là điều làm cho đất nước được yên ổn, còn nếu dùng biện pháp bắt buộc mọi người tuân theo mệnh lệnh một cách nghiêm minh mà việc làm có kết quả tất vua phải có và dùng đến thuật.
Nhờ vào “thế” trong phép trị nước vua không cần phải tư tay mình dạy bảo bá quan, cũng không cần trông coi việc bắt gian tà trong nước mà nước vẫn ổn định. Mặc dù là vậy, nhưng do quan hệ giữa vua và bầy tôi không phải là quan hệ huyết thống mật thuyết. Bọn gian thần xu nịnh tỏ vẽ làm theo ý của nhà vua, ra sức phục
dịch và luôn là đẹp lòng vua để được vua tin và yêu quý nhằm mang lại lợi ích cho riêng mình. Cho nên vua cần phải sử dụng cái thế để hiểu rõ điều đó mà đặt ra quy tắc buộc thần dân trong thiên hạ phải làm những điều có lợi cho đất nước, tránh những điều có hại cho xã tắc. Bọn bầy tôi đều có chung một mục đích là làm những điều gian dối để che giấu nhà vua, không thi hành pháp luật mà chỉ nhăm nhe kéo bè đảng để cô lập vua. Do đó bậc minh chúa sáng phải dùng cái “thế” của mình để cai quan quần thần, giữ xã tắc. Muốn là được như vậy nhà vua sử dụng có hiệu quả cái “thế” trị nước của mình khi uy thế được nâng cao thì đất nước thái bình, thịnh trị. Hiệu quả của uy thế chính là tính thực thi pháp luật của vua ban, nhà vua giữ uy thế thì bề tôi sẽ tuân theo pháp luật mà thi hành công việc. “Nên dùng cái uy thế để làm khốn khổ bọn bề tôi gian tà” [10, tr.479]. Nhà vua anh minh tài giỏi phải làm cho mọi người trong nước tận tâm tận lực làm việc cho mình, cho tất cả mọi người điều là ta mắt của mình. Khi đó dù vua ở thâm cung cũng biết rõ sự tình của bốn phương, không người nào trong thiên hạ có thể bưng bít, lừa gạt vua. Tài năng của vua trị vì thiên hạ, đưa thiên hạ vào thái bình thịnh trị là dựa vào cái “thế” để thể hiện quyền uy của mình.
Kế đến là vai trò, công dụng của “thế” trong phép trị nước. Theo Hàn Phi, nhà vua có thể vận dụng uy thế để thi hành “pháp” và dụng “thuật”. Thế nhưng, vua chỉ cần giữ uy thế thì bề tôi đều tuân theo pháp luật, kẻ cầm quyền không có “thế” như rồng bay không có mây mà tựa, rắn vọt không có sương chẳng khác nào côn trùng. Kẻ không có “thế” chẳng khác nào nằm trong nỏ yếu không có gió kích. Và kẻ không có thế giống như vua Nghiêu tài đức là kẻ thất phu. Nhà vua anh minh tài giỏi trị nước, trị quần thần phải dựa vào cái thế uy nghiêm để trừng trị bọn gian dối. Nếu chỉ chuộng nhân nghĩa thì xem xét sự thực thì địa vị của vua sẽ bị hạ thấp.
“Không có cái uy của cây roi, cái ích lợi của hàm thiếc thì dù là Tháo Phủ cũng không trị được ngựa” [10, tr.480]. Vua dùng uy quyền của mình để cai trị quần thần, vì vậy phải tự quyết đoán việc xử phạt bề tôi. Nhà vua phải nắm chắc quyền uy của các đại thần nhầm làm cho bầy tôi tin vào mình mà thực thi pháp luật, giữ gìn xã tắc.
Thưởng phạt là hai loại công cụ sắc bén để trị vì đất nước. Vậy nên, nhà vua phải nắm quyền thưởng phạt để khống chế bầy tôi, không để quyền ấy rơi vào tay
bầy tôi, nếu không bầy tôi sẽ lấn áp vua. Nếu như thưởng phạt không phân định rõ ràng thì bầy tôi không có công mà lại cầu được hưởng, có tội mà lại mong được tha. Cho nên, nhà vua không được để lộ ý muốn thưởng phạt bầy tôi; nếu để lộ bầy tôi sẽ nuôi ý ngầm ra lệnh cho bọn tay chân, tùy theo lợi hay hại mà đi ban ơn hoặc ức hiếp dân chúng để dân chúng biết ơn kính trọng và nể sợ họ. Hơn nữa, bọn bầy tôi sẽ lợi dụng uy thế của vua mà lôi kéo bè đảng, khi đó lệnh cấm của vua ban ra không được thi hành. Vua không được để các đại thần nắm giữ quyền bính, tư tiện hoành hành. “Người hiền dùng nó thiên hạ trị, kẻ bất tiếu dùng nó thiên hạ loạn. Tính tình con người hiền thì ít, bất tiếu thì nhiều. Lấy cái lợi của uy thế mà giúp kẻ bất tiếu thời loạn thì kẻ dựa thế làm loạn thiên hạ sẽ rất đông, người nhờ thế làm cho thiên hạ trị rất ít. Cái thế rất tiện lợi cho việc trị mà cũng tiện lợi cho sự loạn”
[10, tr.412]. Cho nên khi trị nước vua phải theo pháp luật và giữ vững quyền thế. Cái “thế” của vua chúa chính là công cụ thưởng và phạt. “Không có sự khuyến khích khen thưởng, không có cái uy của hình phạt, bỏ quyền thế pháp luật, thì Nghiêu, Thuấn đi từng nhà thuyết phục, người ta cũng cãi lại, mà không trị nổi ba nhà” [10, tr.416]. Vì vậy, nhà vua sở dĩ được tôn trọng là nhờ quyền lực. Khi có quyền lực, nắm chắc quyền lực thì địa vị của nhà vua được tôn nghiêm, nước được trị an. Khi đó, năng lực nhà vua ở mức trung bình mà cai quản được quần thần, đất nước thái bình thịnh trị là nhờ vào cái “thế”.
Để nhằm phát huy hết sức mạnh của “thế trị”, thì nhà vua phải giữ nghiêm pháp chế, nắm vững quyền thế, tỏ rõ uy quyền. Còn ngược lại buông lỏng kỷ cương vi phạm pháp chế, bỏ mặc quyền lực thì đất nước sẽ loạn. Nhà vua phải dựa vào thưởng phạt để củng cố và nâng cao uy quyền, nếu nắm được thưởng phạt thì quyền thế mới ổn định và vững chắc. Quyền thế nhà vua nắm giữ và sử dụng chính là quyền thưởng phạt. Nó không những có tác dụng răn đe đối với dân mà còn là chỗ dựa để thống nhất đất nước của bậc vua chúa. Do đó, thưởng phạt phải căn cứ vào “danh phận”, còn nếu quyền thưởng phạt mà nhà vua và quần thần chia sẻ nhau để nắm giữ thì uy thế của vua sẽ bị phân tán. Thưởng phạt chính là nền tảng vững chắc đề nhà vua khống chế bầy tôi, tuyệt đối không để cho bề tôi cùng chia sẽ quyền hành với mình.
Còn uy thế là để thống trị thiên hạ, là chỗ dựa để khiến quần thần. Vì vậy, vua phải có quyền thế, có quyền thế thì sẽ được tôn quý, còn nếu mất quyền thế thì sẽ mất luôn quốc gia và có nguy cơ bị giết hại. Và nhà vua nhất định phải giữ lấy quyền thế không thể để lọt vào tay người khác, càng không thể nhường cho ai. “Bậc vua chúa không giữ cho cái uy cùng cái lợi, phạt và thưởng xuất phát từ chính mình, không nghe lời bề tôi, thưởng phạt theo ý họ thì dân chúng trong nước đều sợ bôn bề tôi đó mà coi thường vua, quy phục họ mà xa vua” [10, tr.423]. Một khi vua để mất quyền hay giao cho kẻ khác thì sẽ bị bầy tôi khống chế. Trong pháp trị Hàn Phi coi trọng nhất là cái “thế” của nhà vua. Một khi cái thế của vua không phát huy tác dụng thì ngay lập tức sẽ bị bề tôi lấn quyền và che lấp vua.
Khi nhà vua tỏ rõ quyền uy lời nói đúng chỗ mà xác thực thì bầy tôi không dám làm phản cũng không dám kết bè phái để hại vua. Song cái quyền không nên lộ ra. Bậc thánh nhân nắm lấy cái chủ yếu bầy tôi một mực phục tùng. Bên cạnh đó, có thể giúp nhà vua khống chế được bầy tôi giữ cho xã tắc thái bình thịnh trị là nhờ vào cái “thế”. Nhà vua thống nhất đất nước mà để bề tôi cướp mất đi quyền thế thì sẽ không bao giờ lấy lại được đất nước. Giống như truyện Tề Giản Công bị Điền Thường cướp mất binh quyền, sau đó đến đời Tần Khoản Công cũng để binh quyền lọt vào tay sáu đại phu là Hán, Ngụy, Phạm, Trung Hành, Tứ cuối cùng nước bị diệt vong. Thưởng và phạt nếu do tay vua nắm giữ thì có thể thống nhất được bề tôi vì nó là hai loại công cụ sắc bén để trị nước và trị quần thần. “Cái lỗi của bậc vua chúa là đã giao trách nhiệm cho bề tôi” [10, tr.318]. Lợi khí dùng để trị nước chính là uy quyền của vua, không được để cho người khác biết. Vua chúa dùng thưởng phạt chế ngự bầy tôi; còn nếu đem cái uy thưởng phạt giao cho bầy tôi thì bầy tôi sẽ chế ngự vua. Cho nên bầy tôi của một ông vua sáng là không vượt chức quyền để lập công lao, không được nói những điều không thõa đáng. Nếu làm vượt chức phận thì phải chết. Vua chúa mà bỏ mất cái thế mạnh của mình trao cho bầy tôi thì địa vị quyền uy của mình không thể lấy lại được.
Bên cạnh đó, Hàn Phi còn có tư tưởng tôn quân, tôn quân là tôn cái địa vị, cái thế của vua. “Nên dùng cái uy thế để làm khốn khổ bọn gian tà” [10, tr.479]. Mặc khác, ông cho rằng làm vua cũng có cần có tư cách, có tài, nhưng tài đức ở mức trung bình là đủ. Tuy nhiên, nếu như vua tài đức quá kém thì quốc gia sẽ loạn.
Vua Kiệt được cái thế nhưng không có tài đức nên mất nước. Cho nên, bậc vua chúa dùng luật như trời, dùng người như quỷ. Như trời thì không trái, như quỷ thì không khốn. Lấy thế mà hành giáo nghiêm ngặt thì kẻ nghịch không dám làm điều trái…. Sau đó “pháp” mới thi hành nhất trí. Vạn vật không được cao quý hơn bản thân nhà vua. Địa vị của vua càng tôn nghiêm thì uy vọng của vua càng to lớn, quyền thế của vua càng hưng thịnh.
Nếu như Nho gia “tôn quân” là tôn cái đức cao cả của vua. Ngược lại Pháp gia “tôn quân” là tôn địa vị, quyền thế của vua, là giữ phép tôi trung tận lực tuân thủ lệnh vua. Như vậy, Hàn Phi đã coi nhẹ thậm chí bỏ đạo đức ra ngoài phép trị nước, ra ngoài chính trị. Bất luật trong bất cứ hoàn cảnh nào người ta cũng phải tuyệt đối tuân lệnh quyền lực của vua, khi có xung đột giữa nhà và nước thì bỏ nhà theo nước, chứ không như Nho gia giữ nhân nghĩa mà bỏ nước theo nhà.
Thật vậy, trong thực tế, bề tôi vốn sợ uy quyền rất ít người phục đạo nghĩa. Khổng Tử là bậc thánh nhân trong thiên hạ chủ trương tu dưỡng đạo đức, đi chu du khắp thiên hạ, được nhiều người trong thiên hại thích lòng nhân nơi ông, nhưng đi theo và nói nghiệp ông chỉ có 70 người. Từ đó cho thấy, người thực thi đạo nghĩa một cách chân chính thật khó tìm. Trái lại, Sở Ai Công là một ông vua hạ đẳng, vậy mà khi ông làm vua ở phương Nam, thần dân ở khắp nước Sở không ai là không cung kính xưng thần với ông ta. Nhân dân vốn sợ uy quyền, uy quyền quả thật là vị thế buộc mọi người phải phục tùng và chịu khuất phục. Thần dân một lòng một dạ làm theo ý vua, chấp hành nghiêm chỉnh hiến lệnh mà vua ban ra là do cái “thế” của vua. Do đó, theo Hàn Phi chỉ có uy quyền mới có thể trị quốc an dân.
Trị nước, trị quần thần thì nhà vua phải dùng pháp luật khống chế uy quyền của đại thần tôn địa vị của mình lên, hướng thần dân tin vào mình. Bằng cái “thế” của mình khiến bầy tôi dù khôn lanh, tài giỏi cũng không thể là trái pháp luật mà chuyên quyền. Bề tôi không được nuôi ý phản không được cướp ngôi vua, thậm chí cả can gián, phê bình vua cũng không được. Vua không được thân với bậc đại thần đương quyền có tế lực vì các quan đại thần khi được vua ban nhiều hiển vinh thì sẽ nuôi ý tạo phản, muốn thay thế địa vị của vua. Một khi bề tôi xúc phạm vua thì vua mất uy quyền, uy quyền mất thì địa vị nguy tất làm xã tắc loạn. Do vậy, người cai trị phải thật anh minh tài giỏi, không để quần thần bưng bít. Khi vua bị bưng bít thì
bầy tôi lấn quyền. Uy quyền của vua bị hạ thấp thì uy tính bề tôi được nâng cao; lãnh thổ quốc gia lung lay, nhưng gia sản bầy tôi thêm phong phú. Vì thế trong việc trị nước, an dân nhà vua phải có đức lẫn tài. Lấy cái đức làm cỗ xe lấy cái thế làm con ngựa, lấy hiệu lệnh làm dây cương, lấy hình phạt làm roi vọt, sai Nghiêu, Thuấn đánh xe thì nước trị an, sai Kiệt, Trụ đánh xe thì thiên hạ loạn. Đại thần nắm giữ chính quyền tự tung hoành hành mà vua không biết giành lại quyền hành thì đó là một ông vua không sáng suốt. Tài đức phải gắn liền với thế lực quyền uy, cai quản quần thần vua phải có cái “thế”.
Để trị vì thiên hạ nhà vua phải giữ nghiêm pháp chế, nắm giữ quyền thế; nếu vi phạm pháp chế, bỏ mất quyền lực thì nước sẽ loạn. Bên cạnh đó, “pháp” và “thế” có mối quan hệ tương hỗ vì nếu không có “pháp” thì “thế” mất phương hướng, không phân biệt được “danh phận”, dễ đi đến chỗ bạo ngược, hung tàn. Bằng ngược lại, có “pháp” mà không có “thế” thì không làm gì được. Vì vậy, “thế” nhờ “pháp” làm cơ sở, còn “pháp” nhờ “thế” mà biểu hiện và thực thi buộc mọi người phải tuân theo. Vì vậy vua là một biểu hiện vô cùng cụ thể của “thế”, vì vua có quyền lực cai quản một đất nước dựa trên pháp luật và đội ngũ quan lại.