Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 27 - 29)

B. NỘI DUNG

2.2. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Vài nét về cuộc đời sự nghiệp

Ông là một nhà triết học, một nhà luật học, là một đại biểu xuất sắc của Pháp gia, ông là người đã nhìn thấy được những hạn chế của các học thuyết pháp trị của một số Pháp gia ở thời đại trước ông. Từ đó, ông đã tập hợp tất cả các thuyết đó lại thành một học thuyết hoàn chỉnh và duy nhất. Người đã hoàn thành nhiệm vụ đó không ai khác chính là Hàn Phi Tử.

Hàn Phi Tử (khoảng 280 – 233 trước Công nguyên) là một vị công tử vương thất của nước Hàn. Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Ông say mê nghiên cứu cả đạo Nho, đạo Lão, nhưng thích nhất vẫn là học thuyết của các Pháp gia. Xuất

thân từ tầng lớp quý tộc, nhưng ông, ghét bọn quý tộc bảo thủ, trọng kẻ sĩ giỏi pháp thuật và luôn mang trong mình tinh thần cách mạng, tiến bộ. Cả đời Hàn Phi Tử theo đuổi lý tưởng chính trị, đó là giúp ông vua trị nước, làm cho đất nước hết loạn lạc và được thịnh vượng, phú cường. Vì vậy, ông đã tập trung sức lực, trí tuệ nghiên cứu triết học, luật học, khảo sát chính trị, viết sách bày tỏ cách trị nước dâng lên vua Hàn, nhưng ông không nghe và không được trọng dụng. Nguyện vọng mong vua nước Hàn có thể tỉnh ngộ, thi hành pháp trị, giúp nước Hàn giàu mạnh lên. Tất cả cố gắng của ông chưa thực hiện được ở nước Hàn, thì ở nước Tần, Lý Tư đã vận dụng quan điểm của Hàn Phi để xử lý chính sự tại nước Tần. Vua Tần đọc sách của Hàn Phi, bảo: “Nếu ta gặp được người này và giao du với ông ta thì chết cũng không hận!” [18, tr.7]. Lý Tư tâu rằng tác giả đó là Hàn Phi. Vua Tần lập tức đánh nước Hàn, vua Hàn đành phải phái Hàn Phi đi sứ sang nước Tần.

Hàn Phi sang nước Tần chưa được trọng dụng thì bị Lý Tư và Diệu Cổ ganh tỵ gièm pha với Vua Tần rằng: “Hàn Phi là công tử nước Hàn rốt cuộc ông ta vẫn tận trung với nước Hàn chứ không tận trung với Tần đâu. Nhà vua không dụng ông ta, giữ ông ta lâu ở đây rồi trả về nước Hàn, chi bằng buộc tội ông ta rồi giết đi”. Vua Tần nghe lời họ, bắt và xử tội Hàn Phi. Sau khi vua Tần ăn năn muốn tha cho Hàn Phi thì Hàn Phi đã chết.

Ông để lại cho hậu thế cuốn sách Hàn Phi Tử gồm 55 thiên, khoảng mười vạn từ. Trong đó thể hiện tư tưởng của ông về thế giới, lịch sử xã hội, đạo đức, đặc biệt là tư tưởng pháp trị được hệ thống lại thành một thể hoàn chỉnh thống nhất và duy nhất.

Ông là người có công tập hợp lại những tư tưởng của các nhà pháp gia trước đó. Từ đó, xây dựng, thống nhất hoàn chỉnh ba trường phái “pháp”, “thế”, “thuật” so với các tư tưởng pháp trị trước. Đây được xem như một công cụ tối ưu nhất để đất nước hòa bình, vững mạnh. Với tư tưởng này nhà nước sẽ được quản lý bằng pháp luật, mọi người sẽ được đối xử bình đẳng theo pháp luật, không phân biệt giàu nghèo. Với những tư tưởng đó, học thuyết của Hàn Phi Tử xứng đáng là cơ sở lý luận cho sự ra đời của nhà nước chế độ tập quyền trung ương chế độ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc.

Vài nét về tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Hàn Phi là tư tưởng gia cuối thời Chiến quốc với những cách nhìn mới, tiến bộ hơn và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của xã hội ông đã cho ra đời tư tưởng pháp trị với mong muốn đất nước được vững mạnh. Ba điểm chính trọng trong tư tưởng pháp trị của ông:

- Trọng cái thế: người cầm quyền không cần phải hiền và trí, mà cần có quyền thế và địa vị. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền.

- Trọng pháp luật, mà pháp luật phải hợp thời, dễ biết, dễ thi hành, phải công bằng.

- Trọng thuật trừ gian, dùng người. Điểm này rất quan trọng, Hàn đưa ra nhiều thật tàn nhẫn rồi dùng nhiều cố để dẫn chứng.

Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng nội dung một để phần nào hiểu sâu thêm về tư tưởng pháp trị của Hàn Phi.

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 27 - 29)