Nội dung phạm trù “thuật” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 42 - 48)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Nội dung phạm trù “thuật” trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi

Trong tư tưởng pháp trị của Pháp gia “thuật” có vị trí và vai trò rất quan trọng. “Thuật” theo Pháp gia là công cụ quan trọng của các bậc đế vương, là cách thức, phương pháp, thủ đoạn, mưu lược của vua điều khiển công việc và dùng người, khiến người thi hành triệt để mệnh lệnh của vua, tận tâm thực hiện hiến lệnh pháp luật đã ban, củng cố bộ máy cai trị, duy trì chế độ phong kiến chuyên chế, mà không ai hiểu vua dùng nó như thế nào. Đó là công dụng chính của “thuật”.

Sử dụng “thuật” trị dân thông qua quan lại. Muốn trị dân thì vua phải có bộ máy các quan lại, quan chức trong từng lĩnh vực, từng địa phương và phải có thủ thuật, cách thức tổ chức bộ máy trực tiếp làm nhiệm vụ theo pháp lệnh và ý muốn của vua. Chính Hàn Phi đã nói: “minh chủ trị lại, bất trị dân”. Hàn Phi rất coi trọng việc dùng thuật, vì vua sai khiến quan lại, sau đó đôn đốc, nhắc nhở quan lại cai quản dân phù hợp với sự đòi hỏi của mình. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy giữa vua và tôi ai cũng đều có tính riêng cho mình, cho nên vua nhất thiết phải dùng “thuật”

để ngăn ngừa dân chúng và bề tôi không mưu lợi riêng, khiến cho quần thần hết lòng hết sức với cương vị đảm trách.

Dùng “thuật” trị quan lại, dùng quan lại trị dân thực hiện pháp luật, thì chỉ có “pháp” và “thế” là không đủ vua phải dùng “thuật”. Nếu “thuật” sử dụng tốt thì vua là người “sáng suốt” điều này có nghĩa là ông ta đã nắm vững quyền uy của mình trong việc chế ngự quần thần. Muốn cai quản đất nước có hiệu quả tất yếu không thể thiếu phương thức đó là “thuật”. Hàn Phi bàn nhiều về “thuật” và tư tưởng về “thuật” của Hàn Phi phong phú và sâu sắc hơn so với những người đi trước. “Thuật” tìm người tài năng thực hiện mọi công việc của vua. “Thuật” khiến bề tôi quan lại tuy có tài có trí cũng không làm trái lệnh của vua, không dám che giấu và nuôi ý làm phản vua. Hiểu rõ thuật trị nước của bậc thánh nhân mà không câu nệ vào cái danh và cái thực mà quyết định việc đúng và việc sai, dựa vào điều tra, xem xét thẩm định lời nói thì các quan và bầy tôi không dám lừa dối vua. Xét về chất “thuật” chính là nghệ thuật tuyển chọn và sử dụng quan lại trong việc cai trị quần thần.

Dùng thuật để trị nước, trị quần thần thì quần thần mới ngay thẳng, chính trực đề cao pháp luật, không dám bẻ công pháp luật, không tạo bè đảng để phản vua. Như vậy, thì bầy tôi chỉ trình bày điều trung mà không dám che đậy, lừa dối, người dưới giữ chức vụ của mình mà không bị oán ghét. Nếu vua tận dụng cả phương thuật trị nước an dân thì ngay cả thê thiếp yêu nhất, hay cận thần, sủng thần bên cạnh vua cũng không ai được biết. Việc vận dụng thuật vào phép trị nước thì pháp luật mới có thể thực hiện được thống nhất có hiệu lực, hiệu quả cao. Có “thuật” thì uy quyền và địa vị của vua mới được củng cố. Như vậy có thể nói “thuật” khác “pháp” có ba điểm căn bản sau:

Thứ nhất, “pháp” để trị dân, “thuật” để nắm vững bộ máy quan lại, thực hiện pháp luật, giữ vững thể chế chính trị.

Thứ hai, vua và các quan lại đều giữ “pháp”, “thuật” thì chuyên để vua sử dụng.

Thứ ba, “pháp” được công bố rộng rãi cho thần dân rõ, “thuật” là cơ trí ngầm, là mưu lược thủ thuật, thủ đoạn của vua không cho quan và dân biết.

Cho nên Hàn Phi nói minh chúa như quỷ thần biến hóa là vậy. Công cụ quan trọng của bậc minh chủ ngoài pháp, thế và thuật thì không có gì khác. “Thuật” của Hàn Phi có tính chất cực đoan hơn Thân Bất Hại vì giữ vua tôi không có ân ái, tình nghĩa gì cả. Vì bề tôi lúc nào cũng chiếm địa vị của vua, còn vua thì lo lắng sợ mất địa vị, cho nên phải tìm mọi cách duy trì và bảo vệ nó.

Tư tưởng về “thuật” của Hàn Phi dựa trên cơ sở triết lý và thuyết danh thực vốn thoát ly từ chính danh cũ của các nhà triết học trước đó. “Thuật” theo Pháp gia là tài năng, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong bộ máy nhà nước đúng với thực ấy. Do đó phép dùng “thuật” của Hàn Phi là “theo danh mà trách thực”, theo thuật “hình danh”, danh phải luôn luôn phù hợp với thực, thực phải hợp với danh. Đó cũng là thuyết “chính danh” của Nho gia, thuyết “hình danh” của Danh gia, quan điểm “danh thực” của Mặc gia nhưng đã được phát triển cụ thể hơn.

Vậy “theo danh mà trách thực” chính là buộc các quan chức có nhiệm vụ thực thi pháp luật, thực thi những bổn phận theo chức vị của mình. Bổn phận của vua là trao một danh riêng cho riêng mỗi người, tức là trao một chức vụ nhất định cho một người nhất định. “Danh” là tên gọi, hiệu là chức tước, địa vị của mỗi người, thực là nhiệm vụ quyền hạn của người đó, “hình” là việc làm của người ấy trong vị trí, chức vụ của họ. Dựa vào đó bậc vua chúa muốn cấm chuyện gian tà thì phải xét tên gọi và việc làm xem có phù hợp với nhau không, phải xem xét việc làm có khác với lời nói không.

Mỗi vật, mọi việc, mỗi người trong thiên hạ điều có cái danh, tương ứng với cái danh đó là bổn phận, trách nhiệm nhất định. Vua cứ căn cứ theo danh mà trách thực, chức tước địa vị nào thì có bổn phận, trách nhiệm ấy, chỉ cần xem “danh” và “thực” có tương hợp với nhau hay không thì biết được phải trái. “Danh” và “thực” hợp nhau thì chính danh. “Danh” và “thực” không hợp nhau thì trái, thì loạn danh. Bầy tôi trình bày lời nói của mình còn nhà vua căn cứ vào lời nói mà giao việc, rồi căn cứ vào công việc mà xem xét kết quả. Nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm phù hợp với lời nói thì sẽ thưởng, bằng ngược lại sẽ phạt. Họ bị phạt không phải vì kết quả ít mà vì kết quả không phù hợp với lời nói. Khi đã phân định phải trái thì thưởng, phạt căn cứ vào đó mà thi hành, không được làm nhiều hơn hay ít hơn “danh” ấy, “thực” ấy.

Bậc vua chúa anh minh tài giỏi tất yếu phải sử dụng tốt thuật trị nước an dân cũng như tuyển chọn bề tôi. Trong thuyết về “thuật” của Hàn Phi, chức vị nào (danh nào) thích ứng với nhiệm vụ, bổn phận đó không được làm thiếu cũng không được làm quá và đặc biệt là không tự ý thay đổi, thêm bớt luật lệ, nhiệm vụ quy định. Vì như thế đều không chính danh. Khi quan chức tự động làm đúng mọi việc được giao, không dám tự ý lấn quyền. Khi đó mọi việc mọi ý của vua không cần làm cũng được thực hiện tốt đẹp. Vua có thể “vô vi mà không gì không trị” (vô vi nhi trị).

Theo Hàn Phi “thuật” và “pháp” là hai yếu tố luôn thống nhất với nhau trong phương thức pháp trị. Bề tôi tỏ ý làm việc gì, thì vua cứ theo lời mà trao việc, cứ theo việc mà trách công. Công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng việc, việc không xứng lời thì phạt. Cứ theo cách ấy áp dụng nhiều lần, thưởng phạt công minh, nghiêm ngặt thì người không đủ tư cách, không đủ tài sức, kẻ có ý phản bội sẽ không bao giờ dám nhận một chức vụ nào. Khi đó, người bất tài, bất lực sẽ bị loại, vua sẽ chọn người có đủ năng lực trung thành và tận tâm làm tròn phận sự và công việc mà vua muốn. Tuy nhiên, theo Hàn Phi một khi đã giao nhiệm vụ cho ai rồi thì phải tin tưởng họ không nên dùng người khác không được giao trách nhiệm để đề phòng bởi nó có tác dụng ngược lại. Sở dĩ như vậy là vua nghĩa rằng những người không được giao trách nhiệm coi người được giao trách nhiệm là kẻ thù; nhưng hậu quả ngược lại, chính vua bị người không được giao trách nhiệm đó chi phối. Vua bỏ pháp luật mà dùng bề tôi để phòng bề tôi thì gây ra kết bè đảng để che lẫn nhau, hai bên khen chê nhau thì vua sẽ bị mê loạn.

Như vậy, vua cứ theo pháp luật mà thưởng phạt, căn cứ vào việc làm của họ, tùy công trạng của bề tôi phải tin tưởng họ, nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm không phù hợp với lời nói thì phạt. (Nhân chủ tương dục cấm gian, tắc thẩm

hợp hình danh; hình danh giả, ngôn dữ sự dã). “Bậc vua chúa muốn ngăn cấm gian

tà tất phải xem xét hình và danh có hợp nhau không, danh là lời nói mà hình là sự việc” [10, tr.305]. Ở đây Hàn Phi vừa kế thừa phát triển tư tưởng “quan không được vượt chức dù biết cũng không nói” [10, tr.421] của Thân Tử. Làm quan không được vượt chức là nói phải giữ chức vụ của mình, cái đó được; còn biết mà không nói là cái đó sai. “Bậc vua chúa lấy mắt của một nước để trong nhìn, cho nên cái nhìn

không ai sáng bằng ; lấy cái tai của một nước để nghe cho nên không ai nghe tỏ bằng. Nay bề tôi biết mà không nói thì bậc vua chúa biết nhờ vào đâu mà nghe, mà thấy được” [10, tr.422].

Để biết như thế nào là “thực hợp với danh”, Pháp gia chủ trương dùng hai cách một là đem kết quả ra kiểm tra và thử lại, Hàn Phi gọi là “tham nghiệm”; hai là vua có thể dùng người khác để thẩm định lại kết quả cho mình. Những kẻ có nhiệm vụ kiểm tra kết quả cho vua đến lượt họ cũng phải chịu trách nhiệm bổn phận cụ thể ràng buộc. Khi giao trách nhiệm cho các quan rồi để đảm bảo danh phù hợp với hình, nhà vua phải có nghệ thuật ngăn ngừa và nắm được các quan lại, từ lòng trung thành đến chức trách, nên dùng người làm quan đúng năng lực. Thuật sử dụng người có chức vụ cao theo Hàn Phi là “Những người có chức vụ cao và có trách nhiệm lớn, nhà vua phải dùng ba cách ràng buộc để nắm lấy họ. Một là, nắm lấy con tin. Hai là, nắm tin thần. Ba là, nắm chắc sinh mạng” [10, tr.297- 298].

Ngoài phép “tham nghiệm” trong thuật trị nước vua phải có nghệ thuật thính ngôn, tức là nghệ thuật nghe các quan lại nói. Khi bề tôi nói thì vua không khen chê không để lộ ý nghĩ cũng như tình cảm của mình. Ngoài ra, pháp luật bắt bề tôi nói, không được làm thinh, mà nói phải có đầu có cuối, có chứng cứ.

(Chủ đạo giả, sử nhân thần tri hữu ngôn chi trách, hựu hữu bất ngôn chi trách. Ngôn vô đoan mạt, biện vô sở nghiệm giả, thử ngôn chi trách dã. Dĩ bất ngôn tị trách, trì trọng vị giả, thử bất ngôn chi trách dã. Nhân chủ sử nhân thần ngôn giả, tất tri kì đoan mạt, dĩ trách kì thực; bất ngôn giả tất vấn kì thủ xã dĩ vi chi trách, tắc nhân thần mạc cảm vọng ngôn hĩ, hựu bất cảm mặc nhiên hĩ).

“Đạo làm chúa là khiến cho bề tôi biết rằng họ chịu trách nhiệm về điều họ đã nói, lại có trách nhiệm về chỗ họ nói. Lời nói không có đầu đuôi, biện luận mà không có chứng cứ, đó là chịu trách nhiệm về điều đã nói : không nói để trốn tránh trách nhiệm, để giữ địa vị quan trọng của mình, đó là chịu trách nhiệm về chôc không nói. Bậc vua chúa bắt bề tôi hễ nói thì phải có đầu có đuôi, đúng với sự thực ; nếu họ không nói thì phải hỏi họ lấy chỗ nào trong đề nghị để rồi khi thực hành xem xét ý kiến họ có đúng hay không ; như vậy bề tôi không dám nói bậy, cũng không dám làm thinh…” [10, tr.309 – 310].

Thuật cai quản và sử dụng bề tôi, trị nước an dân là cái nhà vua phải giấu kín. Nhà vua kết hợp nhằm chế ngự bầy tôi, bầy tôi sẽ không dám làm điều xằng bậy. Tuy nhiên vua chúa phải có phương thuật buộc bề tôi đưa ra ý kiến rõ rệt không mập mờ, không được thoái thác trách nhiệm:

(Chúng gián dĩ hiệu trí, sử quân tự thủ nhất dĩ tị tội. Cố chúng chi gián dã, bại quân chi thủ dã. Vô phó ngôn ư thượng, dĩ thiết tương nhiên…)

“Bề tôi đưa ra nhiều ý kiến tỏ rằng mình có nhiều trí và khiến cho vua lấy một ý kiến mà mình tránh được tội. Cho nên chỉ hạng vua dở mới để cho bề tôi đưa ra nhiều ý kiến. Đừng để bề tôi đưa ra ý kiến thứ nhì mà ý kiến đó với ý kiến thú nhất xem ra giá trị như nhau [10, tr.310 – 311]. Lời nói phải có ý nghĩa thiết thực, minh chủ nghe lời nói đòi hỏi phải có công dụng… dùng cái sức của người ta chứ không nghe lời của người ta; thưởng công lao của người ta, nhưng nhất định cấm điều vô dụng.

Trong phép dùng thuật nhà vua không chia sẻ quyền lực cho bất cứ ai, không tin bất cứ ai, không cho bề tôi dạy và cần xa bọn nịnh thần. Cũng không nên giao cho ai việc gì rồi lại sai kẻ khác kiểm soát theo thuật “lấy danh mà trách thực”. Song song đó, cũng không để cho mọi người dò xét mình, làm cho mọi người luôn nghi hoặc, không biết mình nghĩ gì, muốn gì, ghét gì, yêu gì. Nếu cần thì nói ngược lại mà dò xét tâm lý bề tôi: (Quân tháo kì danh, thần hiệu kì hình, hình danh tham đồng, thượng hạ hoà điệu). “Vua nắm lấy danh bề tôi làm ra hình. Hình và danh so sánh nhau thì trên dưới hòa” [10, tr.304 - 305]. Hàn Phi viết: “Khi vua bỏ yêu, bỏ ghét thì chân tướng bề tôi sẽ hiện, mà vua sẽ không bị che lấp” [10, tr.427]. Cho nên vua phải bỏ lòng thích, lòng ghét thì bề tôi không biết được lòng vua, bề tôi không biết được lòng vua thì vua không bị che lấp, khiến bầy tôi không thể lợi dụng tình cảm yêu ghét để xâm lấn vua. Đó chính là cái đạo lấy cái “vô” khiến cái “hữu”, dùng sự trống tĩnh khiến cái danh dự nó được lập ra, sự việc tự nó được xác định. Vậy bỏ kinh nghiệm, bỏ hiểu biết, bỏ khôn ngoan, bỏ ham muốn là vượt trên sự hiểu biết là sáng suốt, là thượng trí. Nhà vua khi đó chẳng làm gì mà bề tôi cứ tự giác, tận tâm làm việc theo ý muốn, theo pháp lệnh của vua đã ban. Điều đó chẳng khác gì tư tưởng “vô vi nhi vô bất tri” của Đạo gia.

Hàn Phi cho rằng vua phải nắm được công việc và lòng dạ của quan lại. Muốn vậy, thì vua phải có nghệ thuật “tham nghiệm”. Lý thuyết tham nghiệm của Hàn Phi cho rằng bất cứ sự vật hiện tượng cũng như quan điểm nào cũng phải qua quan điểm thực tế và thí nghiệm khách quan mới có thể đánh giá một cách chính xác. Tham nghiệm là tham khảo nhiều mặt để biết lòng bề tôi và xem lời nói của họ có giá trị không, công việc của họ có tương xứng với chức vụ không. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến của người biết thực tình; nếu chỉ nghe tin một người thì sẽ bị bầy tôi che lấp. Phải bắt bầy tôi trình bày ý kiến nghe ý kiến của từng người một để biết sự thực khả năng của mọi người. Vua sáng nuôi bầy tôi khiến bầy tôi không thể nào không vì mà nói, không thể nào không vì mình mà nghe, thân mình tuy ở thâm cung mà cái sáng chiếu ở bốn bể.

Hàn Phi đề cao quyền mưu nhưng không phải hiểu theo nghĩa xấu là những mưu mẹo thủ thuật để lừa gạt người khác, mà nó đích thực là một khoa học của nghệ thuật dùng người, điều hành xã tắc của bậc quân vương. Quyền là phương pháp tùy theo việc mà xử lý. Mưu là lo tính đến những cái khó khăn. Quyền mưu phản ánh năng lực và kỹ xảo tùy cơ ứng biến trong xã hội, trở thành chìa khóa giúp

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi giá trị và hạn chế (Trang 42 - 48)