Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

- Đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý các trƣờng THPT năm học 2014-2015, thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số lƣợng cán bộ quản lý các trƣờng THPT năm học 2014-2015.

TT Tên trƣờng Số lƣợng Trình độ Ghi chú

Chuẩn Trên chuẩn

1 THPT Bắc Đông Quan 3 1 2

2 THPT Nam Đông Quan 3 3 0

3 THPT Tiên Hƣng 3 2 1

4 THPT Mê Linh 3 2 1

Đội ngũ cán bộ quản lý của 05 trƣờng THPT huyện Đông Hƣng hiện nay có 15 đồng chí. Độ tuổi của cán bộ quản lý 30 đến 40 tuổi có 07 đồng chí, từ 40 đến dƣới 50 tuổi có 03 đồng chí, trên 50 tuổi có 5 đồng chí. Theo số liệu của Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình 100% CBQL đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trong đó có 04 đồng chí có trình độ Thạc sỹ (01 hiệu trƣởng, 03 hiệu phó). Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng THPT trong Huyện đang từng bƣớc đƣợc trẻ hóa, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, đƣợc đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý còn thiếu kinh nghiệm.

- Đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT năm học 2014 - 2015, thể hiện trên bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số lƣợng giáo viên các trƣờng THPT năm học 2014 - 2015

STT Tên trƣờng Số

lƣợng

Trình độ

Ghi chú Chuẩn Trên chuẩn

1 THPT Bắc Đông Quan 91 83 8 2 THPT Nam Đông Quan 67 63 4

3 THPT Tiên Hƣng 78 76 2

4 THPT Mê Linh 52 51 1

5 THPT Đông Quan 64 64 0

Theo số liệu báo cáo của các trƣờng về Sở Giáo dục & Đào tạo cuối tháng 12 năm 2014 tổng số giáo viên của 05 trƣờng là 352 ngƣời. 100% số giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, khoảng 4,3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Nhƣ vậy so với yêu cầu trình độ giáo viên đạt trên chuẩn đạt tỷ lệ thấp so với một số huyện trong Tỉnh.

2.2.3. Chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 2.4a: Số lƣợng và tỷ lệ xếp loại giáo dục hạnh kiểm năm học 2013 - 2014 TT Tên trƣờng THPT Tổng số Hạnh Kiểm Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Bắc Đông Quan 1972 1654 83,9 280 14,2 31 1,6 7 0,4

2 Nam Đông Quan 1507 1163 77,2 264 17,5 71 4,7 9 0,6

3 Tiên Hƣng 1627 1258 77,3 324 19,9 38 2,3 7 0,4

4 Mê Linh 1094 841 76,9 194 17,7 49 4,5 10 0,9

5 Tƣ thục Đông Quan 1333 866 65,0 390 29,3 71 5,3 6 0,5

Bảng 2.4b: Số lƣợng và tỷ lệ xếp loại giáo dục học lực năm học 2013 - 2014

TT Tên trƣờng THPT Tổng số Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 Bắc Đông Quan 1972 413 20,9 1360 69,0 192 9,7 7 0,4 0 0,0

2 Nam Đông Quan 1507 66 4,4 811 53,8 568 37,7 62 4,1 0 0,0

3 Tiên Hƣng 1627 168 10,3 946 58,1 469 28,8 42 2,6 2 0,1

4 Mê Linh 1094 44 4,0 608 55,6 408 37,3 34 3,1 0 0,0

5 Tƣ thục Đông Quan 1333 8 0,6 532 39,9 718 53,9 75 5,6 0 0,0

Theo số liệu báo cáo thống kê của các trƣờng trong Huyện của năm học 2013 - 2014 chất lƣợng hai mặt giáo dục có tỷ lệ trung bình nhƣ sau:

- Chất lƣợng giáo dục văn hóa: Khá, Giỏi đạt 65,8%; Tỷ lệ học sinh Yếu, Kém xấp xỉ 2,9%.

- Chất lƣợng xếp loại hạnh kiểm: trên 95 % học sinh có hạnh kiểm Khá, Tốt. Nhƣ vậy chất lƣợng hai mặt giáo dục của các trƣờng THPT huyện Đông Hƣng đƣợc xếp vào trong tốp đầu của Tỉnh. Trong đó có trƣờng THPT Bắc Đông Quan là một trong những trƣờng đứng đầu toàn Tỉnh về chất lƣợng giáo dục toàn diện.

2.3. Khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề

2.3.1. Khái quát về các làng nghề

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình có 27 làng nghề đƣợc công nhận, phân chia làm ba nhóm: Nhóm làng nghề thủ công (dệt, mây tre đan, chế tác đồ mỹ nghệ...); nhóm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; nhóm làng nghề chăn nuôi.

- Cơ cấu các làng nghề

+ Có 8 làng nghề ở Bắc huyện Đông Hƣng (làng nghề đa nghề, chế tác thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm) thuộc vùng tuyển sinh của trƣờng THPT Bắc Đông Quan, THPT Đông Quan. Trong đó có hai làng nghề nổi tiếng là làng nghề Đông La và làng nghề Nguyên Xá.

+ Có 6 làng nghề thuộc phía nam huyện (chăn nuôi và thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản) trong đó có làng nghề chăn nuôi và chế tác đồ thủ công mĩ nghệ tại xã Đông Kinh.

+ Còn lại các làng nghề ở khu vực bắc và tây bắc huyện (chiếu cói, cây cảnh).

- Cơ cấu lao động ở các làng nghề

Lao động ở các làng nghề chiếm 59,6 % (22483 số lao động / 37748 tổng số lao động trong huyện)

- Thu nhập từ các làng nghề

Chiếm 60,2% (644 tỷ/1003 tỷ).

2.3.2. Ô nhiễm ở các nhóm làng nghề

2.3.2.1.

Ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể cho cuộc sống, nhƣng cũng là tác nhân quan trọng gây nên ô nhiễm môi trƣờng. Theo khảo sát, trong tổng số các khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển thì chất thải chăn nuôi góp vào khoảng 20% khí mê tan (CH4), 10% khí oxit nitơ (N2O) và đặc biệt là khí thải và mùi phát sinh từ hệ thống cống rãnh, khu vực chăn nuôi của các hộ chăn nuôi. Các chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm trên mặt đất và ảnh hƣởng tới cả nguồn nƣớc ngầm.

Trƣớc đây nghề chăn nuôi còn ở phạm vi hộ gia đình nhỏ, lƣợng chất thải phát sinh chủ yếu đƣợc sử dụng làm phân bón, thức ăn cho cá,... vấn đề ô nhiễm môi trƣờng chƣa nổi lên gay gắt. Nhƣng từ khi xuất hiện phong trào chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, gia trại xuất hiện càng nhiều ngay trong khu vực dân cƣ thì ô nhiễm môi trƣờng đã trở thành vấn đề bức xúc với đối với ngƣời dân sống xung quanh.

Tất cả các chất thải đều chƣa qua xử lý vẫn thải trực tiếp ra ao hồ và ruộng lúa quanh làng. Vì thế, số lƣợng ngƣời mắc các bệnh: đƣờng ruột, sốt xuất huyết, đau mắt, phụ khoa, viêm đƣờng hô hấp ở trẻ em có chiều hƣớng gia tăng và xảy ra thƣờng xuyên hơn.

Hoạt động của làng nghề chăn nuôi đang có dấu hiệu gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Các hộ chăn nuôi cũng sử dụng tƣơng đối nhiều nƣớc, hàng ngày mỗi hộ thải ra từ 3-4 m3

nƣớc thải, 80-100 kg phân, trong đó riêng lƣợng nƣớc vệ sinh chuồng trại là 3m3/ngày. Lƣợng nƣớc thải này thƣờng có lẫn phân của các loại gia súc, gia cầm do việc cọ rửa chuồng trại, vệ sinh cho vật nuôi. Nƣớc thải này không đƣợc qua các quá trình xử lý sơ bộ mà thải thẳng ra kênh, mƣơng trong làng gây ra mùi hôi thối rất khó chịu. Khi tồn đọng trong các cống rãnh sẽ bị vi sinh vật phân huỷ yếm khí gây ra mùi hôi, thối và các khí độc: H2S, CH4, NH3, mercaptan….làm ô nhiễm không khí.

Nƣớc thải tại trang trại chăn nuôi xã Đông Kinh, hai trong ba nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải của xã đã vƣợt TCCP, tại điểm N4 (nƣớc sông Cả, thôn Kinh Nậu) nơi tiếp nhận nƣớc thải của thôn Kinh Nậu có hàm lƣợng COD vƣợt 2,3 lần TCCP, BOD5 vƣợt 2,4 lần TCCP. Tại điểm N7 (nƣớc thải thôn Duyên Hà) có hàm lƣợng COD vƣợt 2,1 lần TCCP, BOD5 vƣợt 2,9 lần TCCP và coliform vƣợt 7 lần TCCP. Tại điểm N5 (nƣớc sông Lan, tiếp nhận nƣớc thải khu chăn nuôi tập trung) các chỉ tiêu BOD, tổng N, tổng P,… đều nhỏ hơn TCCP là do khu chăn nuôi tập trung vừa đƣợc xây dựng, các hộ chăn nuôi vừa xây dựng vừa chăn nuôi nên quy mô còn nhỏ, lƣợng nƣớc thải chƣa nhiều, tại ao nuôi tập trung (điểm N6) chỉ có hàm lƣợng COD cao hơn TCCP nhƣng không nhiều.

, lƣợng chất thải, nƣớc thải phát sinh từ các hộ chăn nuôi rất lớn, thƣờng đƣợc thải ra ao hồ, mƣơng thoát nƣớc chung của làng mà không đƣợc xử lý gây ra mùi hôi thối rất khó chịu. Khi tồn đọng trong các cống rãnh, ao hồ sẽ ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng không khí do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc thải, chất thải rắn gây ra mùi hôi, thối và các khí độc: H2S, CH4, NH3, mercaptan...

2.3.2.2.

Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm đƣợc khảo sát

. Sản phẩm của các làng chế biến nông sản thực phẩm rất đa dạng bao gồm các loại nhƣ: bánh đa, bún, miến, bánh kẹo, đậu...

Sơ đồ qui trình chế biến các loại nông sản thực phẩm nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ công nghệ làm bún

Gạo tẻ Đãi gạo Ngâm Xay bột Vắt bún và làm chín Thấu bột Tách nƣớc chua Ủ chua (48h) Rửa, bắt bún Nƣớc thải Nƣớc thải Nƣớc thải Nƣớc thải Nƣớc Bún thành phẩm Nƣớc thải Nƣớc Nƣớc thải

Công nghệ sản xuất bún của làng nghề: Nguyên liệu là gạo tẻ đƣợc đãi sạch loại bỏ hết các tạp chất bẩn bám vào hạt gạo, sau đó ngâm trong 5 giờ, vớt gạo, đƣa sang công đoạn nghiền ƣớt. Sản phẩm sau nghiền ƣớt ở dạng bột loãng sẽ đƣợc ủ chua, sau 48 giờ tách phần tinh bột lắng, để rích bớt nƣớc rồi dùng nƣớc sôi để thấu bột, làm chín vỏ ngoài của hạt tinh bột, tạo độ kết dính. Bột sơ chín sau khi thấu đƣa sang thiết bị vắt sợi bún và đồng thời làm chín. Sợi đó đƣợc đƣa sang công đoạn rửa và làm lạnh bằng nƣớc làm cho sợi bún không bị kết dính vào nhau. Nƣớc rửa phải đƣợc thay liên tục để bún không bị ôi thiu.

Nguyên liệu cho sản xuất bún là gạo tẻ, để sản xuất 1 kg bún cần 0,45 – 0,5 kg gạo tẻ. Nhu cầu sử dụng than và nƣớc trong sản xuất bún không lớn, trung bình mỗi hộ sản xuất 100 kg bún tƣơi/ngày sẽ xử dụng xấp xỉ 45 kg gạo tẻ, 12 kg than và sử dụng khoảng 1m3

nƣớc. Sản xuất bún ít phát sinh chất thải rắn, rất ít khí thải nhƣng thải ra chủ yếu là nƣớc thải.

Nƣớc thải từ sản xuất bún có chứa hàm lƣợng chất ô nhiễm rất cao, chủ yếu là tinh bột, dễ phân huỷ sinh học, gây mùi hôi thối. Hơn nữa đi kèm với sản xuất bún các hộ gia đình đều chăn nuôi lợn để tận dụng các chất thải, nƣớc thải từ chuồng trại là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với môi trƣờng làng nghề.

Nguyên liệu cho sản xuất đậu phụ là đỗ tƣơng, sản xuất 1tấn đỗ tƣơng sẽ tạo ra 3,2 tấn sản phẩm bánh đậu, hay nói các khác định mức nguyên liệu cho sản xuất đậu phụ là 0,625 tấn đỗ tƣơng/1 tấn sản phẩm.

Đối với môi trƣờng nƣớc, nhu cầu sử dụng than rất thấp và nƣớc trong sản xuất đậu phụ không lớn, trung bình mỗi hộ sản xuất 40 kg đỗ tƣơng tƣơi/ngày sẽ tạo ra 128 kg đậu phụ, tiêu thụ hết 10 kg than và sử dụng xấp xỉ 1m3 nƣớc. Quá trình làm đậu phụ thải ra lƣợng bã đậu lớn, nhƣng các hộ sản xuất đều tận dụng lƣợng bã đậu này để chăn nuôi lợn. Lƣợng nƣớc thải cũng có thể sử dụng trong chăn nuôi, lƣợng nƣớc này để lâu sẽ có mùi chua rất khó chịu, trong nƣớc thải làm đâu phụ có hàm lƣợng chất hữu cơ cao.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ công nghệ làm đậu phụ

Nƣớc thải từ làng nghề chế biến nông sản ngũ cốc chủ yếu là tinh bột, dễ phân huỷ sinh học, gây mùi hôi thối. Hơn nữa đi kèm với sản xuất bún các hộ gia đình đều chăn nuôi lợn để tận dụng các chất thải, nƣớc thải từ chuồng trại là nguồn gây ô nhiễm các hợp chất hữu cơ nghiêm trọng nhất đối với môi trƣờng làng nghề. Kết quả quan trắc và phân tích tại bảng 1 cho thấy: toàn bộ các vị trí lấy mẫu trong làng đều bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ nhƣ BOD5, COD, một vài vị trí có hàm lƣợng tổng chất rắn lơ lửng cũng vƣợt quy chuẩn cho phép. Cụ thể COD có giá trị vƣợt quy chuẩn cho phép từ 2,2 đến 9,8 lần, BOD5 có giá trị vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 155 lần. Tổng chất rắn lơ lửng (SS) tại một số vị trí lấy mẫu trong làng cũng vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 5,2 lần.

2.3.2.3.

Hoạt động sản xuất tại các làng nghề mây tre đan nhƣ Thƣợng Hiền, Thái Xuyên chủ yếu ảnh hƣởng đến môi trƣờng khí và môi trƣờng nƣớc. Nghề

Nƣớc thải Nƣớc thải Xỉ than Đố tƣơng Ngâm Xay Lọc, tách bã Đóng khuôn-ép Lắng đậu, tách nƣớc Đánh giấm Đun sôi Cắt Nƣớc thải Nƣớc thải Nƣớc thải Xỉ than Nƣớc thải Nƣớc Đậu thành phẩm Nƣớc Nƣớc chua Bã đậu Nƣớc thải

làm mây tre đan thải ra môi trƣờng lƣợng nƣớc thải không lớn, chủ yếu có một phần nƣớc thải từ công đoạn ngâm tẩy. Do một số sản phẩm cần tẩy trắng và xử lý bề mặt chống mốc cần phải nhúng mây qua các dung dịch axit hoặc kiềm. Do vậy nƣớc thải của các quá trình này nếu thải trực tiếp ra môi trƣờng sẽ gây ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc mặt và ảnh hƣởng đến hệ động thực vật. Khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất chủ yếu là khí SO2, NO2 trong quá trình đốt than để sấy mây trong các trƣờng hợp không có nắng để phơi khô. Nhiều hộ sử dụng diêm sinh để xử lý bề mặt sản phẩm, việc này sẽ phát sinh các khí có chứa lƣu huỳnh rất ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ công nghệ làm sản phẩm mây tre đan

Hoạt động sản xuất tại các làng nghề mây tre đan xã Đông Lĩnh, xã Đông Kinh, Hồng Châu, có đặc thù là không phải tất cả các hộ đều sản xuất theo qui trình trên. Trong các xã trên có khoảng 89 hộ sản xuất chính, các hộ này thu mua mây nguyên liệu về xử lý sau đó các hộ gia đình khác đến nhận mây về đan thành sản phẩm (đan thuê) rồi lại đem các sản phẩm đan này đến cho các hộ sản xuất. Các khâu xử lý mây và xử lý bề mặt sản phẩm chỉ có tại 89 hộ sản xuất chính, do đó lƣợng nƣớc thải chủ yếu phát sinh từ các hộ này. Lƣợng nƣớc thải trung bình của các tổ sản xuất này chỉ có khoảng 0,48 m3/ngày, lƣợng nƣớc thải này tuy rất nhỏ nhƣng cũng không đƣợc thải thẳng

Mây sợi Chuốt mây

Ngâm, tẩy Phơi khô Gia công (đan)

Nƣớc thải Hoàn thiện sản phẩm (quét dầu bóng, chống mốc) Mây vụn Nƣớc Axit, Na2SiO3 2

trực tiếp ra môi trƣờng. Một số hộ sản xuất có bể lƣu nƣớc thải này để lắng rồi lại tiếp tục thải ra kênh rạch của làng.

Loại hình làng nghề mây tre đan và dệt chiếu nói chung tiêu thụ nƣớc phục vụ cho quá trình sản xuất với một lƣợng nhỏ. Qua khảo sát thực tế ở hai làng nghề mây tre đan điển hình ở Đông Hƣng ở các xã trên thì thấy các cơ sở sản xuất các mặt hàng mây tre đan này dùng các chất có tính oxy hóa mạnh để ngâm nguyên liệu, tẩy rửa bán thành phẩm nhƣ H2O2, Na2SiO3. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Bình và qua khảo sát thực tế thì mức độ ô nghiễm của các làng nghề tại các xã trên chƣa ở mức báo động.

2.3.3. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường

Để tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân tại các làng nghề chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tổng số 288 phiếu điều tra ở các làng nghề. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện bảng trên các bảng sau đây:

Bảng 2.5a. Tầm quan trọng của môi trƣờng, giáo dục môi trƣờng đối với cuộc sống

TT Nội dung Ý kiến Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Không quan tâm

1 Tầm quan trọng của môi trƣờng

đối với cuộc sống

59 (20,5) 37 (12,8) 17 (5,9) 175 (60,8)

2 Tầm quan trọng của việc tổ

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)