Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3.Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trên trƣớc hết là sự quản lý hoạt động GDMT của CBQL và giáo viên chƣa chặt chẽ, chƣa thƣờng xuyên.

Việc tổ chức triển khai kế hoạch GDMT cho HS còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, giáo dục hiệu quả chƣa cao. Trong đó nổi bật nhất là sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng nhất là ở các làng nghề chƣa thực sự có sự gắn kết.

Năng lực tổ chức hoạt động hoạt động GDMT cho HS ở các nhà trƣờng còn nhiều hạn chế nhƣ: thiếu kinh nghiệm và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng ngoài nhà trƣờng, cùng với nó là tinh thần trách nhiệm chƣa cao của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên đối với các vấn đề về môi trƣờng. Thậm chí chỉ quan tâm chỉ đạo đến việc dạy và học văn hóa coi đó là tiêu chí phát triển của nhà trƣờng cho nên việc lựa chọn nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng trong các nhà trƣờng là một việc hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc khen thƣởng, kỷ luật chƣa kịp thời nên chƣa động viên, kích thích đƣợc các lực lƣợng tích cực tham gia hoạt động GDMT cho HS.

Nguyên nhân khách quan: trƣớc hết là tác động tiêu cực từ xã hội, địa phƣơng thật sự chƣa tạo đƣợc môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Những hành vi thiếu tôn trọng môi trƣờng của cộng đồng nhƣ vứt rác bừa bãi ở khu vực dân cƣ, khu vực chợ, ô nhiễm nặng ở các làng nghề do ý thức chủ quan của ngƣời sản xuất… hằng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của học sinh, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em. Những hành vi của ngƣời lớn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, ứng xử thiếu văn hóa với môi trƣờng xung quanh khiến học sinh thiếu tấm gƣơng tốt về BVMT để noi theo.

CMHS thiếu quan tâm đến hạnh kiểm của con em, thậm chí còn khoán trắng cho nhà trƣờng, hoặc nuông chiều, bao che và dung túng cho con em mình mỗi khi các em sai phạm. Việc phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng chƣa chặt chẽ và chƣa thƣờng xuyên nên công tác giáo dục, xử lý các hành vi gây ảnh hƣởng và tác động xấu đến môi trƣờng chƣa kịp thời và triệt để; việc đầu tƣ về CSVC và TBDH của các trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động GDMT.

Những nguyên nhân của những hạn chế nêu trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức hoạt động GDMT cho HS. Việc tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động GDMT cho HS nhất là các hoạt động giáo dục môi trƣờng bên ngoài nhà trƣờng là một vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở các trƣờng THPT huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở khái quát về kinh tế - xã hội; giáo dục THPT huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, thông qua khảo sát ô nhiễm môi trƣờng của các nhóm làng nghề hoạt động chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, mây tre đan... Nhận thức của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý về môi trƣờng và công tác tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT thông qua các hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép các môn học; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục theo dự án...

Trên cơ sở đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng cho thấy công tác tổ chức giáo dục BVMT cho học sinh THPT huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình còn bộc lộ nhiều hạn chế; chƣa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân công tác tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở huyện Đông Hƣng, Thái Bình. Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp tổ chức giáo dục ở Chƣơng 3 chất lƣợng và hiệu quả hơn.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở LÀNG NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HƢNG,

TỈNH THÁI BÌNH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục đã đƣợc thực tiễn chứng minh đúng đắn, phản ánh khách quan trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng, phù hợp với các quy luật của quá trình giáo dục.

Tính khoa học đƣợc thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao.

Những vấn đề nghiên cứu lý luận đã trình bày ở Chƣơng 1 chính là căn cứ khoa học để hình thành các biện pháp giáo dục môi trƣờng cho học sinh trung học phổ thông đƣợc trình bày dƣới đây.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hệ thống các biện pháp tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT, trƣớc hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề trong huyện Đông Hƣng, dựa vào thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng, chất lƣợng giáo dục toàn diện của học sinh các trƣờng THPT trong huyện; những bài học đƣợc tổng kết từ quá trình khảo sát, thực trạng công tác giáo dục môi trƣờng cho học sinh các trƣờng THPT ở huyện Đông Hƣng. Hệ thống các biện pháp thực hiện:

- Phát huy những thành công của các biện pháp tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT đã và đang đƣợc sử dụng có hiệu quả trên địa bàn.

- Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao đối với công tác giáo dục môi trƣờng trong mỗi nhà trƣờng.

- Để đạt đƣợc điểu này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo quy trình, với các bƣớc tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác.

- Các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện cao.

- Các biện pháp phải đƣợc thực hiện rộng rãi và đƣợc điều chỉnh, cải tiến thƣờng xuyên, ngày càng hoàn thiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh trung học phổ thông phải đảm bảo :

- Thứ nhất là: Bám sát mục tiêu của cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình.

- Thứ hai là: Hệ thống biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản trong quá trình tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT.

- Thứ ba là: hệ thống các biện pháp không đƣợc mâu thuẫn với nhau, phải phát huy đƣợc sức mạnh của nhau, có liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp đề xuất nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng la đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời yếu tố nào trong quá trình tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh trung học phổ thông phải thực sự cần thiết và có tính khả thi cao thì công tác giáo dục môi trƣờng mới có tính hiệu quả từ đó đem lại hiệu quả trong việc tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT, thông qua khảo sát thực tiễn ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề huyện Đông Hƣng.

3.2. Biện pháp tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình thông ở làng nghề huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình

3.2.1. Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh ở làng nghề. quan trọng của việc tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh ở làng nghề.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL và GV là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng GDMT cho HS và chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng. Làm đƣợc điều này sẽ huy động đƣợc các lực lƣợng chủ yếu tham gia vào hoạt động GDMT cho HS, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng nhƣ trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra của hoạt động giáo dục này.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV trƣờng THPT nhằm làm cho cho đội ngũ CBQL, các tổ chức Đoàn thể nhà trƣờng nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDMT cho HS trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng GDMT cho HS nói riêng và xây dựng nhân cách toàn diện của con ngƣời Việt Nam nói chung trong giai đoạn mới.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

CBQL và các lực lƣợng nhƣ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn và đội ngũ GVCN phải quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định và hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình về hoạt động GDMT cho HS. Bên cạnh đó, cần có những định hƣớng, kế hoạch cho hoạt động GDMT hằng năm với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động GDMT trong nhà trƣờng.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Đối với Hiệu trưởng và cán bộ quản lý:

Phải nắm vững các văn bản của cấp trên về hoạt động GDMT cho HS; quán triệt trong cán bộ, GV, học sinh và CMHS một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ

đạo và vận động các lực lƣợng trong nhà trƣờng cùng tham gia thực hiện hoạt động này có hiệu quả hơn.

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDMT cho HS từng năm học đảm bảo tính khả thi. Hiệu trƣởng phải nắm vững của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng về hoạt động GDMT, chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp quản lý đã thực hiện và nắm vững về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

Tổ chức hội thảo, hội nghị về hoạt động GDMT cho HS, bố trí hợp lý về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và cách thức tiến hành. Thành phần tham dự gồm CBQL, GV, Ban đại diện CMHS, đại diện chính quyền địa phƣơng và các đoàn thể. Qua đó đề ra đƣợc những hình thức và biện pháp thích hợp để triển khai và quản lý hoạt động GDMT cho HS. Tổ chức Hội nghị Nhà giáo và lao động vào đầu năm, ký giao ƣớc thi đua giữa hiệu trƣởng, chủ tịch Công đoàn và cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trƣờng trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Đối với Đoàn thanh niên:

Nắm bắt kịp thời chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc; các kế hoạch, chƣơng trình hành động của Tỉnh đoàn Thái Bình và Huyện đoàn Đông Hƣng để xây dựng chƣơng trình hành động trong năm học với nội dung và hình thức thiết thực, hấp dẫn đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDMT cho HS.

Thông qua các ngày chủ điểm, ngày kỷ niệm nhƣ Ngày Trái đất (21/4), Ngày môi trƣờng thế giới (5/6), Ngày Đại dƣơng thế giới (8/6), Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), ngày toàn dân tham gia dọn vệ sinh môi trƣờng tại nơi cƣ trú... Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môi trƣờng sống xung quanh, tầm quan trọng của biển đảo đối với đời sống của mỗi cá nhân, đối với con ngƣời và đất nƣớc. Từ đó, định hƣớng các hành động đúng đắn cho học sinh đối với môi trƣờng nhất là môi trƣờng ở các làng nghề.

- Đối với giáo viên:

Đối với GV bộ môn, cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng nhằm giúp học sinh đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kỹ năng; cần thiết kế, tổ chức và hƣớng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn để động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện và lĩnh hội kiến thức về GDMT. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, sự hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; từ đó giúp học sinh phát triển tối đa năng lực và tiềm năng cho bản thân.

Đối với GVCN, là ngƣời có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lƣợng GDMT cho HS, phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận dụng các phƣơng pháp GDMT cho HS. GVCN phải thƣờng xuyên lƣu ý và nhắc nhở học sinh; kịp thời phổ biến và quán triệt trong học sinh sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình và của nhà trƣờng về hoạt động GDMT. Tăng cƣờng liên hệ mật thiết với chính quyền địa phƣơng, cha mẹ học sinh về việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục môi trƣờng nói riêng (nội dung này qua khảo sát chúng tôi thấy tỷ lệ liên hệ thƣờng xuyên tƣơng đối thấp)

- Đối với các tổ chức đoàn thể:

Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chức Công đoàn nhà trƣờng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các cuộc vận động trong năm học nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” và “Vì một mái trƣờng Xanh - Sạch - Đẹp”, "Chung tay xây dựng nông thôn mới".

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nhận thức về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống của các thầy cô giáo trong mọi lĩnh vực: giảng dạy, công tác và thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và các chủ trƣơng của ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó có sự quan tâm đối với hoạt động GDMT cho HS.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp đề xuất trên theo chúng tôi cần có những điều kiện sau: bản thân cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trƣờng và lãnh đạo địa phƣơng các làng nghề cần phải tự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho học sinh, coi đó là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trƣờng và địa phƣơng.

Phải có sự đồng thuận cao giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng trên tinh thần dân chủ, cởi mở, hiệu quả.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông ở làng nghề

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho cán bộ quản lý các trƣờng THPT nắm vững yêu cầu, nội dung và cách thức xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động giáo dục BVMT ở các

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 59)