Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 88 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên, học sinh, chính quyền và nhân dân địa phƣơng ở các làng nghề về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDMT và quản lý hoạt động GDMT cho HS tại các làng nghề có tầm quan trọng đặc biệt, nó là cơ sở xuyên suốt trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động GDMT ở làng nghề cho HS các trƣờng THPT.

Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục môi trƣờng ở trong và ngoài nhà trƣờng là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động giáo dục môi trƣờng, nó là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện các nội dung giáo dục môi trƣờng một cách bài bản.

Yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác GDMT là phải xây dựng đƣợc nội dung giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở các làng nghề qua các nội dung giáo dục môi trƣờng dần hình thành ở học sinh ý thức bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng.

Hoạt động GDMT trong trƣờng THPT đƣợc tổ chức dƣới hai hình thức, đó là: GDMT thông qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và GDMT thông qua hoạt động NGLL. Hai hoạt động này song song diễn ra hằng ngày trong hoạt động chung của nhà trƣờng đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên có thể sử dụng các hoạt động NGLL nhƣ là một phƣơng pháp dạy học gắn với thực tế. Trong khi đó, hoạt động NGLL cũng chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung cho hoạt động dạy học trên lớp nhằm cũng cố những kiến thức và hình thành thói quen, thái độ, hành vi và tình cảm của học sinh đối với môi trƣờng.

Hoạt động giáo dục môi trƣờng liên quan đến nhiều lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng vì vậy cần phải huy động đƣợc một lực lƣợng đông đảo tham gia với tinh thần trách nhiệm cao.

Giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở các làng nghề nó gắn liền với địa phƣơng, liên quan đến nhiều tổ chức ngoài nhà trƣờng, việc phối kết hợp giữa

nhà trƣờng - gia đình - xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng dẫn tới sự thành công trong việc tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh ở các làng nghề.

Nhằm góp phần để tổ chức các hoạt động GDMT cho HS ở các trƣờng THPT huyện Đông Hƣng tỉnh Thái Bình thông qua khảo sát thực tế môi trƣờng ở các làng nghề đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý nêu trên. Các biện pháp này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nên trong quá trình quản lý hoạt động GDMT cho HS, tùy theo tình hình thực tế của mỗi nhà trƣờng và địa phƣơng mà hiệu trƣởng lựa chọn, vận dụng và phối hợp các biện pháp một cách phù hợp, đồng bộ và linh hoạt để đem lại hiệu quả mong muốn.

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)