Tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở làng nghề

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 25)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tổ chức giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở làng nghề

1.3.1. Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh THPT

Hội nghị quốc tế Bêôgrat (1975) đã xác định mục tiêu toàn diện của GDMT ở trong và ngoài nhà trƣờng là phải giúp cho các cá nhân và cộng đồng về các mặt sau: "có nhận thức, nhạy cảm với tình hình môi trường chung và các vấn đề có liên quan; có những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề có liên quan, sự hiện diện và vai trò, trách nhiệm của loài người trong đó; quan tâm đối với môi trường và có động cơ muốn tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường; có năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh về môi

trường; đánh giá được các biện pháp về môi trường và các chương trình giáo dục; phát triển ý thức trách nhiệm và quan tâm sâu sắc đối với vấn đề môi trường và có hành vi thích đáng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đó".[4] Nhà nƣớc ta coi hoạt động GDMT trong trƣờng học là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân. Với tƣ tƣởng chiến lƣợc đó, GDMT đƣợc đƣa vào nhà trƣờng ở nƣớc ta chính thức từ năm 1980. GDMT trong nhà trƣờng phải làm cho học sinh đạt đƣợc các mục tiêu:

Có ý thức thƣờng xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trƣờng và những vấn đề liên quan đến môi trƣờng.

Tham gia tích cực vào những hoạt động nhằm khôi phục, bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng.

Thu nhận đƣợc những thông tin và những kiến thức cơ bản về môi trƣờng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động của con ngƣời và môi trƣờng, về quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng.

Phát triển đƣợc những kỹ năng bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trƣờng nảy sinh.

Có ý thức về tầm quan trọng của môi trƣờng trong sạch đối với sức khỏe con ngƣời, về chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, phát triển thái độ tích cực đối với môi trƣờng.

Từ những mục tiêu chung của giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT thì mục tiêu giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT tại các làng nghề có những mục tiêu sau đây:

+ Giúp học sinh nhận thức đúng về môi trƣờng ở các làng nghề: Vai trò của môi trƣờng đối với con ngƣời; sự phát triển kinh tế của các làng nghề gắn với môi trƣờng; ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đối với con ngƣời, thái độ ứng xử của cộng đồng dân cƣ với môi trƣờng, ý thức bảo vệ môi trƣờng ở các làng nghề và những hành động thiết thực trong GDMT và BVMT tại các làng nghề.

+ Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của học sinh tại các cộng đồng dân cƣ với các hành động thiết thực: tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi ngƣời chung sức bảo vê môi trƣờng hƣớng tới cải thiện môi trƣờng tại địa phƣơng.

+ Phát triển những kỹ năng bảo vệ môi trƣờng, gìn giữ môi trƣờng, kỹ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết các vấn đề môi trƣờng (nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, thảm họa môi trƣờng) ứng phó với những thảm họa về môi trƣờng.

1.3.2. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh THPT

Trong hoạt động GDMT, vấn đề đƣợc quan tâm chủ yếu là môi trƣờng tự nhiên và tác động qua lại của nó với hoạt động của con ngƣời. Trong quá trình học tập, học sinh có những hiểu biết về vấn đề môi trƣờng và phát triển bền vững ở địa phƣơng, quốc gia, khu vực và thế giới. Trên cơ sở những hiểu biết đó, học sinh hình thành kỹ năng xem xét vấn đề môi trƣờng hiện tại và tƣơng lai, định hƣớng hành động cá nhân phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Nội dung GDMT trong nhà trƣờng đƣợc sắp xếp thành 04 chủ đề trọng tâm nhƣ sau:

Chủ đề 1: Môi trƣờng sống của chúng ta.

Chủ đề 2: Quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng. Chủ đề 3: Sự ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng.

Chủ đề 4: Các biện pháp BVMT và phát triển bền vững.

Nội dung GDMT trong chƣơng trình bậc học THPT đƣợc tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học đó là: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân và Công nghệ, gắn với những vấn đề môi trƣờng ở các làng nghề. Nội dung GDMT cho học sinh THPT ở các làng nghề bao gồm các vấn đề:

+ Truyền thống, sản phẩm, và quy trình sản xuất sản phẩm của làng nghề + Vai trò của môi trƣờng đối với đời sống kinh tế xã hội ở các làng nghề + Sự phát triển kinh tế và những tác động đến môi trƣờng.

+ Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề (chủ yếu là do con ngƣời: mâu thuẫn giữa lợi nhuận kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, sự thiếu ý thức trong bảo vệ môi trƣờng).

+ Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đối với sức khỏe cộng đồng và những bức xúc nảy sinh trong cộng đồng.

+ Các biện pháp bảo vệ môi trƣờng của chính quyền địa phƣơng.

+ Ý thức và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng.

1.3.3. Phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh THPT

1.3.3.1. Giáo dục môi trường gắn với hoạt động cộng đồng

Ở mỗi địa phƣơng có thể có những vấn đề bức xúc về môi trƣờng nhƣ: môi trƣờng làng nghề, môi trƣờng rừng, môi trƣờng biển và vùng ven bờ, môi trƣờng ở khu công nghiệp. Trong làng nghề chính là sự ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe cộng đồng, tạo ra những bức xúc giữa các bộ phận cƣ dân với nhau, đôi khi bằng biện pháp hành chính rất khó giải quyết mà phải thông qua tuyên truyền giáo dục, thuyết phục.

Để đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả của phƣơng pháp, đòi hỏi giáo viên phải khảo sát, thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình môi trƣờng địa phƣơng, trên cơ sở đó tổ chức các hoạt động phù hợp để học sinh tham gia tìm hiểu môi trƣờng, thông qua các hoạt động thiết thực góp phần cải tạo môi trƣờng.

1.3.3.2. Giáo dục môi trường qua khảo sát thực trạng

Đây là phƣơng pháp mà trong đó học sinh điều tra, tìm tòi, khám phá về một vấn đề môi trƣờng. Điều tra đòi hỏi cả một quá trình, một dãy những hoạt động đƣợc tiến hành theo một trật tự, nhằm đƣa ra phƣơng án giải quyết cho một vấn đề về môi trƣờng.

Các nhóm có nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trƣờng ở khu vực khảo sát và bảo cáo kết quả, nêu phƣơng án giáo dục bảo vệ môi trƣờng: tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia vệ sinh bảo vệ môi trƣờng; trực tiếp tham gia các hoạt động tại làng nghề (thu gom rác, dọn vệ sinh, khơi thông dòng chảy) nghiên cứu ứng dụng thực tiễn.

Môi trƣờng có những vấn đề toàn cầu nhƣ tầng Ôzôn, Trái đất nóng lên... nhƣng cũng là những vấn đề rất gần gũi với học sinh nhƣ ăn cơm, uống nƣớc,

không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vƣờn cây... Các em có thể nhìn thấy, sờ thấy, nhận biết đƣợc kinh nghiệm thực tế: quan sát bằng mắt về môi trƣờng nƣớc, ngửi mùi không khí, quan sát sự biến đổi của các sinh vật trong môi trƣờng sống. Giáo viên cần tận dụng kinh nghiệm thực tế này để giáo dục học sinh.

Mục tiêu mà hoạt động GDMT cần đạt tới là các hành động dù rất nhỏ nhƣng thiết thực nhằm góp phần cải thiện môi trƣờng ở nhà trƣờng và địa phƣơng. Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức đƣợc giá trị của lao động, rèn luyện kỹ năng, thái độ BVMT. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động nhƣ: trồng cây, thu gom rác, dọn vệ sinh môi trƣờng tại các làng nghề nơi học sinh cƣ trú ...

1.3.3.3. Giáo dục môi trường thông qua triển khai thực hiện dự án

Đối với học sinh THPT, nghiên cứu một vấn đề về môi trƣờng địa phƣơng là một trong những phƣơng pháp thích hợp. Giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn. Việc lựa chọn các dự án phù hợp với nội dung giáo dục môi trƣờng gắn với nhà trƣờng và địa phƣơng. Học tập theo dự án sẽ tạo sự hứng thú, rèn luyện tính tự lập, phƣơng pháp giải quyết vấn đề và hạn chế việc học thụ động của học sinh. Thông qua dự án xuất hiện nhiều ý tƣởng của học sinh liên quan đến cải thiện, bảo vệ môi trƣờng ở các làng nghề.

1.3.3.4. Giáo dục môi trường thông qua giáo dục kỹ năng sống của học sinh

Kỹ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề môi trƣờng. Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng ứng xử và BVMT cho học sinh thông qua việc luyện tập và xử lý các tình huống môi trƣờng cụ thể. Mục tiêu cuối cùng của GDMT là nhằm hình thành và phát triển cho ngƣời học những thái độ và hành vi cƣ xử đúng đắn với môi trƣờng. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động dạy GDMT cần lựa chọn các phƣơng pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi BVMT cho học sinh: đó là cho phép ngƣời học tham gia vào quá trình học tập, suy nghĩ một cách độc lập và tìm tòi dựa vào những phán đoán có lý lẽ, hoạt động giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT ở các làng nghề chính là để các em có nhận thức

đúng đắn về môi trƣờng tại địa phƣơng. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề, đồng thời tuyên truyền vận động mọi ngƣời cùng tham gia.

1.3.4. Các hình thức tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh THPT

1.3.4.1. Giáo dục môi trường thông qua tích hợp, lồng ghép các môn học

Bằng con đƣờng giáo dục qua các môn học, học sinh đƣợc hiểu biết, tập phân tích và tỏ thái độ trƣớc những tình huống, sự cố môi trƣờng; đƣợc tiếp nhận thông tin đúng để có bản lĩnh khi đƣa ra những quyết định quan trọng đối với vấn đề môi trƣờng nơi họ sinh sống; đƣợc trang bị những kỹ năng mới nhằm hành động hữu hiệu cho các quyết định của họ. Ở bậc THPT, cơ hội GDMT qua nội dung các môn học là rất lớn. Có thể khái quát thành ba dạng nhƣ sau:

- Thứ nhất, nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn học có sự trùng khớp với nội dung GDMT.

- Thứ hai, một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT.

- Thứ ba, ở một số phần của nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm… đƣợc xem nhƣ là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề về GDMT.

Áp dụng phƣơng pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức GDMT vào nội dung các môn học là việc làm rất khó đối với giáo viên, vì công việc này đòi hỏi phải biết khai thác nội dung về môi trƣờng, vừa đảm bảo yêu cầu của môn học đƣợc tích hợp, lồng ghép, vừa phải không chiếm thời gian vƣợt quá quy định của chƣơng trình. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả cao, quá trình khai thác các cơ hội GDMT cần phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định là: Không làm thay đổi tính chất, đặc trƣng các môn học, không biến bài học bộ môn thành bài GDMT; khai thác các nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào các chƣơng mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện; phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả

năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng; sử dụng các kiến thức từ nội dung các môn học tích hợp, lồng ghép trong tìm hiểu thực tế môi trƣờng ở địa phƣơng, học sinh có điều kiện trên một lĩnh vực nào đó có thể tự đánh giá chất lƣợng môi trƣờng (thông qua bộ môn Hóa học, Sinh học, Địa lý...).

1.3.4.2. Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui chơi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực sở thích của từng cá nhân.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, khắc sâu và hoàn thiện kiến thức đã học ở trên lớp đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về cuộc sống, về xã hội, tình hình thời sự, đặc biệt những vấn đề của thời đại: môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, hiểm họa ma túy, các cuộc đấu tranh vì hòa bình công lý.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản đƣợc thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực lƣợng tổ chức các hoạt động chi phối. Đó là sự giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trƣờng.

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc sống thực của họ về học tập lao động, vui chơi... Giáo dục ngoài nhà trƣờng là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà trƣờng đóng vai trò cố vấn sƣ phạm và phối hợp tổ chức.

Bằng việc tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú nhƣ thuyết trình, tranh luận, câu lạc bộ môi trƣờng, nghiên cứu, tham quan, phong trào “xanh hóa trƣờng học”, các cuộc thi sáng tác, thi tái chế phế phẩm, biểu diễn văn

nghệ… học sinh sẽ đƣợc rèn luyện về thái độ, kỹ năng và hành vi BVMT. GDMT thông qua hoạt động NGLL cũng là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, nhận thức với hành động. Hai hình thức giáo dục trên thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có ƣu thế nhất định. Vì vậy, cần sử dụng kết hợp cả hai hình thức đó trong hoạt động GDMT cho HS.

1.3.5. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với nhà quản lý giáo dục mà còn có ý nghĩa đối với học sinh. Qua kiểm tra đánh giá học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình. Từ đó, học sinh sẽ hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDMT bao gồm:

Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục, khi dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên cũng cần phải thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các môn có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải nắm đƣợc tình hình giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về những điểm sau:

- Lịch kiểm tra từng tháng, từng học kỳ nhằm điều hoà số bài kiểm tra trong từng thời điểm một cách hợp lý về nội dung GDMT.

- Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, tiêu chuẩn cho điểm đánh giá thực hiện đúng các quy định về cho điểm, sửa điểm… nhƣ mọi môn học khác trong sổ gọi tên ghi điểm và học bạ.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các văn bản hƣớng dẫn về đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức giáo dục môi trường cho học sinh trung học phổ thông thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm ở làng nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)