Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ nhằm phát hiện những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức Hải quan,ngăn chặn tiêu cực đồng thời cũng rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn công tác thực hiện thủ tục hải quan.Công chức Hải quan hàng ngày phải tự rà soát kiểm tra công việc đã làm,Lãnh đạo Đội, Tổ chức Chi cục, hàng ngày phải trực tiếp kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động phát sinh hàng ngày của bản thân và của công chức thừa hành thuộc quyền, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và cấp trên về việc thiếu kiểm tra để xảy ra những sai sót của công chức thuộc quyền mà các đơn vị khác phát hiện ra. Chi cục trưởng Chi cục hàng ngày có trách nhiệm kiểm tra công tác chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của đơn vị mình, trường hợp không trực tiếp kiểm tra thì phải phân công một cấp phó thay, kịp thời phát hiện, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, vi phạm pháp luật xảy ra trong ngày. Tổ chức hệ thống bảo vệ nội bộ để chủ động phát hiện tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Tăng cường kịp thời biểu dương khen thưởng đối với cán bộ công chức làm tốt nhiệm vụ của mình. Mặt khác cũng phải kiểm tra và tiến hành xem xét, kiểm điểm phê bình nghiêm khắc đối với tập thể, cá nhân có hành động tiêu cực sai trái pháp luật.
Hiện nay tại Cục hải quan Cao Bằng công tác tiến hành kiểm tra giám sát được thực hiện dưới các hình thức:
1 Đối với những khâu nghiệp vụ quan trọng sử dụng nhiều kiến thức chuyên môn thì ban lãnh đạo Cục trực tiếp giám sát kiểm tra
2 Đối với khâu nghiệp vụ đơn giản có thể tiến hành kiểm tra chéo giữa các bộ phận thực hiện
Tổ kiểm tra của Cục bao gồm các đồng chí Cục phó và đội trưởng.Việc kiểm tra giám sát được tiến hành chủ yếu với các hoạt động nghiệp vụ quan trọng như kiểm hóa,tính thuế,kế toán thuế và phúc tập hồ sơ.Riêng đối với công tác kiểm hóa và tính thuế do khối lượng công việc hàng ngày rất lớn nên tổ kiểm tra phải thường xuyên tiến hành giám sát đều đặn.Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai phạm thì tổ kiểm tra có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết.
KẾT LUẬN
Quản lýXNK trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam đặc biệt là Hải quan Cao Bằng đứng trước một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý và yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Trong khi đó mô hình quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ công chức còn yếu kém về trình độ, năng lực. Ngoài ra, chính sách thuế của Việt Nam còn chưa thay đổi kịp để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Do đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, một trong những yêu cầy cấp bách là nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý thuế là một đòi hỏi khách quan.
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Cao Bằng, Luận văn đã nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa công tác này. Nhưng những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Cao Bằng sẽ thực sự có hiệu quả khi có sự quyết tâm thực hiện của cả ngành Hải quan, của Hải quan Cao Bằng, của các cơ quan quản lý có liên quan và của cả cộng đồng Doanh nghiệp. Những năm qua Cục Hải quan Cao Bằng đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý thuế XNK và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng thì cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản thuế XNK hiệu quả cho ngân sách Nhà nước, nhằm nâng cao vị thế của ngành Hải quan, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Cao Bằng thời gian qua. Luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Cao Bằng. Trên cơ sở những hạn chế luận văn đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan Cao Bằng thời gian tới là: Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyên” của đối tượng nộp thuế; Tăng cường chống gian lận qua căn cứ tính thuế XNK, đặc biệt chống gian lận qua giá tính thuế; Theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, tổ chức cưỡng chế những khoản nợ đọng dây dưa kéo dài theo đúng quy định của pháp luật; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu; Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế, hy vọng những giải pháp và kiến nghị được trình bày trong luận văn này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện công tác quản lý thuế hiệu quả tại Cục Hải quan Cao Bằng trong thời gian tới.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về tài liệu, về phía tác giả, khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài chính(2005), Quyết định 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ Tài chính ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
[2]. Bộ Tài chính(2005), Thông tư 73/2005/TT-BTC ngày 5/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 của Chính phủ Quy định về điều kiện đăng ký hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
[3]. Bộ Tài chính(2007), Quyết định 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
[4]. Bộ Tài chính(2007), Quyết định 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2005 của Bộ Tài chính Về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. [5]. Bộ tài chính(2008), Chỉ thị số 04/2008/CT-BTC ngày 15/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, phòng chống phiền hà, sách nhiễu tiêu cực trong ngành Hải quan.
[6]. Bộ Tài chính(2009), Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
[7]. Chính phủ(2002) , Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/6/2002 của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định Thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. [8]. Chính phủ (2003),Nghị định 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ Quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
[9]. Chính phủ(2005), Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 của Chính phủ Quy
[10]. Chính phủ (2005), Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
[11]. Chính phủ(2005) , Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giát sát hải quan.
[12]. Chính phủ(2005) Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. định về điều kiện đăng ký hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan
[13]. Chính phủ(2006) , Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá.
[14]. Chính phủ(2007), Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. [15]. Chính phủ(2007) ,Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
[16]. Công ước quốc tế về đơn giản và hài hoà thủ tục hải quan (Công ước Kyoto).
[17]. Trần Thu Hà (2010), Hoạt động mậu dịch biên giớ vùng Đông Bắc Việt Nam,
luận văn thạc sĩ kinh tế thế giới và kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế - ĐHQG HÀ Nội
[18]. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nxb GD tại TP HCM.
[19]. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001.
[20]. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[21]. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005. [22]. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
[23]. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[24]. Nguyễn Thị Nga (2007), Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
[25]. Lường Đăng Ninh (2006), Tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
[26]. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Nghiên cứu, so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về hiện đại hóa hải quan, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước
và Pháp luật Hà Nội.
[27]. Đỗ Thanh Quang (2007), Gỉai pháp cải cách phát triển và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam giai đoạn 2006-2010, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Mở TP.HCM
[28] Trần Thị Thu Trang (2012), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật Kinh tế, đại học Luật – ĐHQG Hà Nội.
[29]. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
[30] Thủ tướng Chính phủ(2007), Quyết định số 1151/2007/QĐ -TTg, Hà Nội 30- 8-2007, Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020.
[31] Thủ tướng Chính phủ(2008), Quyết định 52/2008/QĐ - TTg ngày 25-4-2008 v/v phê duyệt Đề án Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020.
[32] Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1151/2007/QĐ -TTg, Hà Nội 30- 8-2007, Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020.
[33] Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 52/2008/QĐ - TTg ngày 25-4-2008 v/v phê duyệt Đề án Quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020.
[34]. Tổng cục Hải quan (2003), Quyết định 1723/TCHQ/QĐ-KTTT ngày 22/12/2003 của Tổng cục Hải quan Ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.
[35]. Tổng cục Hải quan (2006), Quyết định 640/QĐ-TCHQ ngày 3/4/2006 của Tổng cục Hải quan Về việc ban hành quy định về quản lý trị giá tính thuế theo Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 18/12/2003.
[36]. Tổng cục Hải quan(2003), Quyết định 1723/TCHQ/QĐ-KTTT ngày 22/12/2003 của Tổng cục Hải quan Ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo.
[37]. Tổng cục Hải quan (2006), Quyết định 640/QĐ-TCHQ ngày 3/4/2006 của Tổng cục Hải quan Về việc ban hành quy định về quản lý trị giá tính thuế theo Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 18/12/2003.
[38]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), “Những vấn đề pháp lý về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
[39]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), “Những vấn đề pháp lý về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
[40]. Lê Thị Anh Vân (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT, Nxb LĐ, Hà Nội.
[41] Website: 1. http://ww.biengioilanhtho.gov.vn 2. http:// www.caobang.gov.vn 3. http://www.chinhphu. 4. http://www.customs.gov.vn 5. http://www.dangcongsan.vn 6. http://www.mof.gov.vn 7. http://www.most.gov.vn 8. http://www.tapchitaichinh.vn 9. http://www.thuvientructuyen.vn 10. http://www.trungtamwto.vn 11. http://www.vnics.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Giải thích một số chuyên ngành
Thủ tục hải quan: là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Luật thuế XNK, Luật Quản lý thuế và các văn bản liên quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Người khai hải quan: bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.
Kiểm tra hải quan: là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
Thông quan: là việc cơ quan Hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.
Giaỉ phóng hàng: là việc cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền quyết định của người khai Hải quan.
Kiểm tra sau thông quan: là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có).
Khai báo từ xa: là quy trình thủ tục mà doanh nghiệp khai báo tại công ty sau đó truyền dữ liệu đến cơ quan Hải quan, doanh nghiệp chỉ đến cơ quan Hải quan để hoàn tất thêm các thủ tục tiếp theo như khai báo thuế, kiểm tra thực tế hàng hóa( nếu có). Khai báo từ xa chỉ thực hiện tại khâu khai báo và tiếp nhận hồ sơ. DN có thể lựa chọn 3 hình thức (3 phần mềm) như khai qua phần mềm của hải quan được cung cấp miễn phí cho DN hay qua trang web của cục hoặc phần mềm của chính DN viết theo những tiêu chí của hải quan, sau đó dùng đường truyền Internet chuyển đến cơ quan hải quan.
Khai báo điện tử: là quy trình thủ tục mà doanh nghiệp khai báo tại công ty qua mạng VAN (mạng giá trị gia tăng). Tại cơ quan Hải quan hệ thống sẽ xử lý thông tin khai báo của Doanh nghiệp, tự phân luồng hàng hóa. Khai báo điện tử thực hiện quy trình từ khi đăng ký tiếp nhận cho đến thông quan hàng hóa.
Hải quan điện tử: Hải quan điện tử liên quan đến việc thiết lập một môi trường Hải quan hoàn toàn điện tử, không giấy tờ: trên thực tế là tự động hóa tất cả các quy trình thủ tục Hải quan gồm tờ khai xuất khẩu và nhập khẩu; thủ tục nhập khẩu; hệ thống quá cảnh; bảo lãnh; kế toán; quản lý rủi ro…
Quản lý rủi ro: là việc áp dụng có hệ thống các thủ tục và thông lệ trong quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan Hải quan các thông tin cần thiết để xử lý các lô hàng hoặc sự di chuyển của hàng hóa có rủi ro.