Nền kinh tế của nước ta đang vận động, phát triển mạnh mẽ theo xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và giao lưu thương mại quốc tế, phát triển không ngừng do tính lợi thế so sánh giữa các quốc gia, theo đó lưu lượng hàng hoá qua lại các cửa khẩu ngày càng gia tăng. Hải quan không thể và cũng không cần thiết phải kiểm tra toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu ngay tại cửa khẩu mà có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác để thông quan nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của thương
Trước khi hàng hóa đến cửa Khai báo điện tử Hải quan kiểm tra,chấp nhận Hàng được thông quan
mại quốc tế nhưng vẫn chặt chẽ về quản lý Hải quan, chống gian lận thương mại một cách hữu hiệu.
Điều này được thể hiện rõ trong luật hải quan,hay cụ thể hơn là trong quy trình thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại(chương 1)cũng thể hiện rõ điều này.Ý thức được nội dung cải cách của Luật Hải quan, Cục hải quan tỉnh Cao Bằng không kiểm tra tràn lan mà tập trung kiểm tra có trọng điểm các lô hàng, chủ hàng, nước xuất xứ có độ rủi ro cao, tiết kiệm được nhân lực( từ chỗ một lô hàng kiểm tra thực tế phải qua hơn 10 công chức giải quyết, nay giảm xuống còn 7 hoặc 8 người; đối với các lô hàng được miễn kiểm tra, số lượng công chức giải quyết chỉ còn 3 hoặc 5 người), thời gian làm thủ tục Hải quan cho một lô hàng đã giảm xuống so với trước; đối với lô hàng xuất khẩu từ ít nhất là một ngày nay giảm xuống chỉ còn 1 giờ đến 2 giờ ; lô hàng nhập khẩu phức tạp trước đây là hai ngày; nay giảm xuống tối đa là 1 ngày. Lượng hàng hoá phải kiểm tra thực tế đã giảm đáng kể, trung bình tỷ lệ miễn kiểm tra thực tế đối với hàng xuất khẩu là trên 90%; hàng nhập khẩu khoảng 70%. Hàng hoá kiểm tra xác suất được kiểm tra theo tỷ lệ 5 - 10%: Đối với hàng xuất khẩu khoảng 9%, hàng nhập khẩu khoảng 30%.Để đạt được những kết quả như trên cũng là do công tác phân luồng hàng hóa tại Cục được thực hiện một cách chính xác,dựa trên tình hình thực tế chấp hành của doanh nghiệp cũng như dựa vào chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trên đã làm giảm thời gian và chi phí hành chính, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp; Hồ sơ hải quan đã được đơn giản hoá một cách cơ bản, người khai hải quan chỉ phải nộp và xuất trình các chứng từ cần thiết cho yêu cầu quản lý hải quan (chỉ còn 4 loại đối với lô hàng xuất khẩu bình thường và từ 5-7 loại đối với lô hàng có tính chất phức tạp như: hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, xuất khẩu uỷ thác; 6 loại đối với lô hàng nhập khẩu bình thường và từ 8-12 loại đối với lô hàng có tính chất phức tạp như: háng thuộc diện quản lý chuyên ngành hay phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, nhập khẩu uỷ thác…).
Ngoài ra,việc thực hiện áp dụng điều kiện để được hưởng ân hạn thuế giúp hạn chế tình trạng chây ỳ, trốn thuế của doanh nghiệp.Đây cũng có thể coi là 1 bước cải cách đáng kể nhằm góp phần giải quyết tình trạng trồn thuế của các doanh nghiệp hiện nay.
Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp,Cục hải quan tỉnh Cao Bằng đã thành lập các Tổ giải quyết vướng mắc, các tổ chuyên gia về phân tích, phân loại hàng hoá, các tổ này có trách nhiệm giải quyết tại chỗ các vướng mắc phát sinh từ phía doanh nghiệp cũng như vướng mắc của công chức Hải quan.