Kết quả kinh doanh của VetinBank Chi nhánh Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 52 - 57)

3.1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Tuy nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, thị trƣờng tài chính toàn cầu diễn biến tƣơng đối ổn định, nhƣng tổng cầu của nền kinh tế còn suy yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng còn cao, liên tục giảm lãi suất cho vay, khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong đó có VietinBank đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sự cố gắng không ngừng nghỉ nỗ lực vƣợt qua mọi khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an toàn, hiệu quả, hƣớng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giữ vững và phát huy vai trò là NHTM nhà nƣớc lớn nhất, trụ cột của ngành ngân hàng. Năm 2014, VietinBank nói chung và VietinBank Chi nhánh Hải Phòng nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, khẳng định năng lực quản trị điều hành và chất lƣợng của hệ thống VietinBank.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 2012 2013 2014 +/- % +/- % Thu hoạt động 95,26 108,26 127,51 12,99 13,64 19,24 17,78 Chi hoạt động 25,13 28,89 32,42 3,77 14,94 3,53 12,25 LN trƣớc DPRR 69,69 78,82 95,08 9,13 13,11 16,25 20,62 DPRR 11,23 9,36 7,99 -1,87 - 16,67 -1,36 -14,61 LN trƣớc thuế 55,50 67,17 87,08 11,67 21,03 19,91 29,64

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thƣờng niên VietinBank Chi nhánh Hải Phòng 2012, 2013, 2014)

42

Từ bảng 3.1 có thể thấy: Dự phòng rủi ro (DPRR) năm 2012 tại Chi nhánh Hải Phòng là 11,23 tỷ đã giảm còn 9,36 tỷ năm 2013 (giảm 16,67% so với năm 2012) và tới năm 2014 con số này chỉ còn 7,99 tỷ (giảm 14,61% so với 2013) cho thấy dƣ nợ xấu giảm dần dẫn đến lợi nhuận tại Chi nhánh Hải Phòng ngày càng tăng. Nguyên nhân là nhờ công tác quản trị rủi ro tốt, hoạt động kiểm soát nợ và thẩm định cho vay sát sao và hiệu quả của ban lãnh đạo. Năm 2014, lợi nhuận trƣớc thuế tăng 19,91 tỷ ( 29,64%) so với năm 2013, do hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Kết quả này có đƣợc là nhờ sự đóng góp tích cực của toàn bộ cán bộ nhân viên, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhằm giúp Chi nhánh Hải Phòng vƣợt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.

3.1.2.2. Huy động vốn và cho vay

Nhìn chung tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh Hải Phòng trong 3 năm từ 2012 đến 2014 đều tăng. Điều này nói lên sự phát triển liên tục trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Về tình hình huy động vốn:

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại... song cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động. Nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt đƣợc hiệu quả cao luôn là mục tiêu đƣợc đặt lên hàng đầu của Chi nhánh Hải Phòng. Với những chính sách đúng đắn, theo kịp biến động thị trƣờng của VietinBank nói chung và Chi nhánh Hải Phòng nói riêng mà tình hình huy động vốn ngày càng tăng, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động kinh doanh khác phát triển, có nguồn vốn mạnh để đầu tƣ, cho vay nhằm đem lại lợi nhuận và mở rộng thị trƣờng. Sự phát triển hoạt động huy động vốn đƣợc thể hiện trong bảng 3.2:

43

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Tổng vốn huy động 834,30 100 1.042,88 100 1.319,76 100 208,57 25 276,88 26,25 1. Theo chủ thể huy động vốn Cá nhân 537,87 64,47 632,802 60,68 806,15 61.08 94,93 17,65 173,34 27,39 Doanh nghiệp 296,43 35,53 410,07 39,32 513,61 38,92 113,64 38,34 103,53 25,25 2. Theo kỳ hạn huy động vốn <12 tháng 630,79 75,61 849,17 81,43 1.248,83 94,63 217,37 34,62 399,66 47,07 >12 tháng 203,51 24,39 193,71 18,57 70,93 5,37 -9,79 -4,82 -122,77 -63,38

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thường niên VietinBank Chi nhánh Hải Phòng 2012, 2013, 2014)

Nhận thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hải Phòng tăng dần qua các năm từ 834,30 tỷ năm 2012 đến năm 2013 là 1.042,88 tỷ (tăng 208,57 tỷ tƣơng đƣơng với 25%) và 1.319,76 tỷ năm 2014 (tăng 276,88 tỷ tƣơng đƣơng với 26,25%). Điều này chứng tỏ công tác quảng cáo, tiếp thị về các gói sản phẩm tiền gửi tại Chi nhánh Hải Phòng luôn đƣợc nâng cao và đạt kết quả tốt. Các sản phẩm tiền gửi đa dạng, nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Lƣợng vốn huy động tăng cao cho thấy uy tín của ngân hàng đối với ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc củng cố. Mặt khác, Chi nhánh đã luôn theo sát thị trƣờng để đƣa ra những chính sách lãi cạnh tranh và những chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo đảm quyền lợi của khách hàng mà vẫn mang lại lợi nhuận cao. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank có thể đƣợc chia theo từng nhóm tùy thuộc vào kỳ hạn và chủ thể tạo nguồn vốn huy động cho Chi nhánh nhƣ sau:

44

- Cơ cấu huy động vốn còn đƣợc chia theo chủ thể vốn huy động: nguồn vốn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp. Trong cơ cấu huy động vốn thì nguồn vốn huy động từ cá nhân (Tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn lần lƣợt qua các năm là: 64,47%, 60,68%, 61,08%) luôn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp (Tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn năm 2012 là 35,53%, năm 2013 là 39,32%, năm 2014 là 38,92%). Điều này có thể dễ nhận biết vì cá nhân, ngƣời dân thƣờng có những khoản tiết kiệm, những khoản tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng hơn là các doanh nghiệp, những chủ thể luôn tìm kiếm nguồn vốn để đầu tƣ và sinh lời. Hơn nữa, theo quy định của nhà nƣớc, lãi suất tiền gửi dành cho cá nhân cao hơn lãi suất tiền gửi dành cho đối tƣợng doanh nghiệp.

- Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh Hải Phòng đƣợc chia theo kỳ hạn huy động: nguồn vốn huy động dƣới 12 tháng và nguồn vốn huy động trên 12 tháng. Trong cơ cấu huy động vốn năm 2014 thì nguồn vốn huy đồng trên 12 tháng chiếm 24,39%, còn nguồn vốn huy động dƣới 12 tháng chiếm 75,61%. Đến năm 2013 thì nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm còn 18,57% còn nguồn vốn huy động dƣới 12 tháng chiếm 81,43%. Điều này nói lên loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi ngắn hạn dƣới 1 năm. Năm 2014 nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm mạnh còn 5,37% còn nguồn vốn huy động dƣới 12 tháng chiếm tới 94,63%. Điều này là do các doanh nghiệp hoạt động trong năm 2014 hiệu quả hơn năm 2012, 2013 và Chi nhánh thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp mở tài khoảnthanh toán hơn nên khoản tiền gửi thanh toán tăng cao. Ngoài ra, việc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, cũng tác động làm chuyển hƣớng nguồn vốn huy động từ dài hạn sang ngắn hạn do không còn các mức lãi suất huy động cao nhƣ trƣớc đây, ngƣời dân gửi kỳ hạn dài hay ngắn thì mức lãi suất đƣợc hƣởng cũng không có sự khác biệt.

Về tình hình cho vay:

Hoạt động cho vay của Chi nhánh Hải Phòng luôn tăng trƣởng qua các năm. Nguồn vốn mà chi nhánh huy động đƣợc phần lớn cho khách hàng cá nhân vay nhằm bổ sung vốn kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, phục vụ các nhu cầu tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân này tiếp cận với nguồn

45

vốn một cách dễ dàng hơn. Doanh số cho vay của Chi nhánh trong 3 năm 2012, 2013, 2014 nhƣ sau:

Bảng 3.3:Tình hình dƣ nợ cho vay giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Tổng dƣ nợ cho vay 585,01 100 731,26 100 925,42 100 146,25 25 194,15 26,55 1. Theo chủ thể vay vốn Cá nhân 16,78 2,87 17,81 2,44 20,59 2,23 1,02 6,13 2,77 15,6 Doanh nghiệp 568,23 97,13 713,45 97,56 904,83 97,77 145,22 25,56 191,37 26,82

2. Theo thời hạn vay

<=12 tháng 417,76 80,64 537,96 73,57 679,39 73,41 66,19 14,03 141,43 26,29 >12 tháng 113,25 19,36 193,30 26,43 246,02 26,59 80,05 70,69 52,71 27,27

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thƣờng niên VietinBank Chi nhánh Hải Phòng năm 2012 - 2014) Nhìn chung, tình hình tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của Chi nhánh khá đều trong 3 năm. Năm 2013 dƣ nợ cho vay tăng 146,25 tỷ so với năm 2012 (tăng 25% so với năm 2012) và đến năm 2014 con số này tăng là 194,15 tỷ so với năm 2013 tƣơng đƣơng với 26,55%. Đối diện với khó khăn chung của nền kinh tế, VietinBank Chi nhánh Hải Phòng đã tìm cho mình những hƣớng đi riêng, vƣợt qua khó khăn, khẳng định thƣơng hiệu và vị thế của một ngân hàng chủ lực trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Bám sát chỉ đạo của Ban Lãnh đạo VietinBank trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, nhất là tín dụng ngắn hạn và đặc biệt coi trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các khoản tín dụng ngắn hạn dƣới 12

46

tháng luôn chiếm tỷ trọng cao khoảng 70% trong tổng dƣ nợ cho vay và tăng đều qua các năm ( năm 2013 tăng 66,19 tỷ tƣơng đƣơng với 14,03% so với năm 2012, năm 2014 tăng lên 141,43 tỷ tƣơng đƣơng với 26,29% so với năm 2013). Điều này đƣợc hiện thực hóa qua việc Chi nhánh chủ động cơ cấu lại danh mục cho vay, tập trung vốn cho những doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả trên địa bàn. Chi nhánh bán sát sự chỉ đạo về lãi suất của NHNN và VietinBank để có những quyết định lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với những biến động trên thị trƣờng. Ngoài ra, nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng, Chi nhánh thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá tình hình kinh doanh của các khách hàng để kịp thời nắm bắt thông tin, thực trạng tài chính, khả năng kinh doanh,… từ đó đƣa ra những định hƣớng đầu tƣ và tƣ vấn cho khách hàng. Nhờ vậy, không những khách hàng ngày càng tin tƣởng vào quan hệ hợp tác lâu dài với Chi nhánh mà chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc đảm bảo. Nên trong những năm vừa qua Chi nhánh đã duy trì tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 52 - 57)