Đối với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 97 - 98)

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và điều kiện thực tế. Khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và có chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào cao hơn mức hiện nay, bảo đảm cho các NHTM đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển bền vững.

Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động CVTD phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm - dịch vụ của CVTD, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

Thứ ba, Tiếp tục phát triển CVTD tại các NHTM cùng với việc phát triển CVTD của các công ty tài chính:

- Việc dự kiến các NHTM phải thông qua Công ty tài chính để CVTD bằng cách đẩy một lƣợng tiền nhất định vào Công ty tài chính, các công ty này có trách nhiệm đƣa lƣợng vốn ấy vào thị trƣờng. Các hoạt động của Công ty tài chính độc lập với NHTM về quản trị vốn, điều hành vốn và hạch toán độc lập. Điều này là không hợp lý bởi CVTD vốn là hoạt động căn bản của một ngân hàng bán lẻ: bao gồm các hoạt động nhƣ cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng và phát hành thẻ mua hàng. Những hoạt động này đều là chức năng quen thuộc của khối ngân hàng bán lẻ và không thể tách rời. Không những thế, việc lập Công ty tài chính cũng giống nhƣ chuyển đổi chủ sở hữu vốn cho công ty con chuyên kinh doanh, nên chỉ thay đổi đƣợc chủ vốn, còn dòng vốn đẩy ra thị trƣờng vẫn là của NHTM.

- Thời gian vừa qua, các NHTM đã tăng tín dụng CVTD trong tổng dƣ nợ cho

vay. Có thể coi tín dụng tiêu dùng là kênh bán lẻ cứu cánh các NHTM trong thời gian ngắn, lúc nƣớc sôi nửa bỏng. Giữa lúc các NHTM đang cần mở rộng tín dụng tiêu dùng nhằm tháo gỡ khó khăn khi tín dụng doanh nghiệp bế tắc mà NHNN đƣa ra chính sách này là không hợp lý.

87

- Tại các nƣớc, các NHTM đều đƣợc quyền cho vay, cả món to, món nhỏ không

phân biệt đối tƣợng. Theo thông lệ quốc tế thì những món vay lớn thuộc về NHTM, món vay nhỏ dành cho Công ty tài chính. Các đối tƣợng vay có chứng minh tài chính, thu nhập, không có lịch sử nợ xấu, có lịch sử trả nợ tốt…thì thuộc về ngân hàng, còn ở bên công ty tài chính thì họ có thể chấp nhận những cá nhân có độ rủi ro cao hơn. Nên việc NHNN không cho các ngân hàng CVTD mà giao hết cho công ty tài chính là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì thế NHNN phải để cho các NHTM tự quyết định việc đó. Nếu ngân hàng nào có bộ phận cho vay và xử lý nợ tốt thì có thể triển khai CVTD cá nhân, miễn là tuân thủ theo pháp luật, Luật các Tổ chức Tín dụng. Nếu thấy cần thiết phải chuyển vốn sang Công ty tài chính thì đó là quyết định của ngân hàng, điều này tùy thuộc vào chiến lƣợc phát triển của từng ngân hàng.

- Bên cạnh đó việc để cho NHTM và Công ty tài chính cùng thực hiện chức năng CVTD sẽ làm tăng lựa chọn cho ngƣời dân khi sử dụng tín dụng tiêu dùng. Vì các ngân hàng CVTD với quy định khắt khe về điều kiện vay, còn các Công ty tài chính thì nới rộng các quy định, nhƣng lãi suất cao và có nhiều rủi ro cho ngƣời đi

vay hơn. Nên những khách hàng khó tiếp cận đƣợc vốn vay từ ngân hàng, do không

đáp ứng đƣợc các điều kiện gắt gao từ phía ngân hàng đƣa ra có thể tìm đến các Công ty tài chính khi cần khoản vay, và chấp nhận trả lãi suất cao hơn lãi suất vay ngân hàng để có thể tiếp cận vốn.

- NHNN cũng cần phải xem xét đến yếu tố áp trần lãi suất cho vay đối với loại hình tín dụng này. Bởi khi có trần lãi suất đồng nghĩa với việc tạo ra ranh giới trong CVTD, với mức trần cụ thể thì hoạt động tín dụng tiêu dùng sẽ nề nếp hơn trong việc áp dụng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, mức trần lãi suất áp dụng trong CVTD sẽ phải ở mức cao để có thể tạo điều kiện cho Công ty tài chính hoạt động, kiểm soát và bù đắp đƣợc rủi ro trong cho vay nhỏ lẻ. Việc áp trần cũng sẽ loại trừ đƣợc tình trạng Công ty tài chính cho vay với bất kỳ giá nào, làm khó đối với những ngƣời túng quẫn, đang cần đƣợc hỗ trợ tài chính.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)