Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 84 - 87)

3.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, dƣ nợ CVTD vẫn còn thấp do định hƣớng phát triển hiện nay của Chi nhánh. Mặc dù CVTD trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng, nhƣng nếu đem so sánh với dƣ nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tƣơng ứng với nó lợi nhuận từ hoạt động này cũng chƣa cao. Điều này cho thấy việc phát triển của CVTD chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của một Chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố, nơi mà ngƣời dân có nhu cầu tiêu dùng khá cao.

Thứ hai, cơ cấu dƣ nợ các sản phẩm CVTD chứa nhiều rủi ro.Trong cơ cấu sản phẩm cho vay, sản phẩm cho vay mua nhà và cho vay xây sửa nhà của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng dƣ nợ cao đến 53,84% (năm 2014) trong tổng dƣ nợ CVTD, trong khi các sản phẩm CVTD còn lại doanh số và dƣ nợ rất hạn chế. Điều này làm dƣ nợ CVTD của Chi nhánh Hải Phòng phụ thuộc vào dƣ nợ các sản phẩm liên quan đến bất động sản, mang lại nhiều rủi ro trong tƣơng lai cho Chi nhánh khi thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng giá cả nguyên vật liệu có sự biến động.

Thứ ba, tỷ trọng dƣ nợ CVTD yêu cầu có tài sản bảo đảm (TSBĐ) còn cao. Hầu nhƣ các khoản CVTD đều phải có TSBĐ, còn những khoản vay tín chấp thì đa số chỉ dành cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh, các khoản vay tiêu dùng không cần TSBĐ nhƣ vay chứng minh năng lực tài chính thì chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng dƣ nợ. Xem TSBĐ nhƣ điều kiện đầu tiên để cho vay một mặt sẽ giảm rủi ro cho Chi nhánh, nhƣng mặt khác sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của Chi nhánh rất nhiều. Điều này hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng nhƣ khả năng nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh.

74

Thứ tƣ, Chi nhánh chƣa đầu tƣ vào việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, và đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ CVTD mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, danh mục sản phẩm CVTD của Chi nhánh chƣa thực sự có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Thứ năm, quy trình cho vay còn phức tạp, thời gian xử lý thủ tục, hồ sơ đôi khi còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Thứ nhất, chính sách tín dụng của Chi nhánh yêu cầu đa số các sản phẩm CVTD phải có TSBĐ, do đó đã bỏ qua một thị phần khách hàng có khả năng và thiện chí trả nợ nhƣng lại không có TSBĐ. Ngoài ra, Chi nhánh không có phòng thẩm định có giá trị tài sản nên cán bộ tín dụng sẽ tự thực hiện việc định giá TSBĐ, tự thẩm định theo kinh nghiệm, chƣa có trình độ chuyên môn định giá tài sản sâu. Vì thế để hạn chế rủi ro, giá trị tài sản sau khi đƣợc định giá thậm chí còn thấp hơn giá trị thị trƣờng rất nhiều mà tỷ lệ cho vay trên TSBĐ chỉ là 70%. Nhƣ vậy, nhu cầu vay sẽ không đƣợc đáp ứng đầy đủ nếu chỉ dựa trên việc định giá của TSBĐ làm hiệu quả CVTD giảm. Mặt khác, việc thẩm định chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn trả nợ và TSBĐ điều này gây bất lợi cho những khách hàng có uy tín và thiện chí trả nợ cao.

Thứ hai, nguồn thông tin về khách hàng mà chuyên viên khách hàng thu nhập đƣợc chủ yếu là từ khách hàng cung cấp, thông tin mang tính một chiều. Điều này gây khó khăn cho chuyên viên khách hàng trong việc xác định thông tin về các khoản vay ở các tổ chức tín dụng khác của khách hàng, Chi nhánh không đủ cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân, đồng thời làm kéo dài thời gian thẩm định do phải xác minh các thông tin.

Thứ ba, số lƣợng nhân sự phòng khách hàng cá nhân rất ít lại hay bị biến động, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều khoản vay dẫn tới chất lƣợng thẩm định từng khoản vay có thể không cao.

75

Thứ tƣ, riêng về vấn đề cho vay du học, ngân hàng vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc số lƣợng lớn khách hàng tới vay vốn do nếu muốn vay vốn tại Chi nhánh để đi du học thì bắt buộc phải thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho khách hàng bởi nhiều ngƣời đã có tài khoản ở ngân hàng khác hoặc chuyển thực hiện việc chuyển tiền ở nơi khác không muốn phải chuyển tiền qua VietinBank mà chỉ muốn tới vay tiền mà thôi. Vì vậy, khách hàng tìm tới Chi nhánh vay tiền đi du học chƣa cao.

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Thứ nhất, nhiều ngƣời dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, rƣờm rà hoặc do họ chƣa thực sự hiểu về hoạt động CVTD của ngân hàng. Ngoài ra, tâm lý, tập quán tiêu dùng của ngƣời dân Việt Nam là chỉ có thói quen vay của ngƣời thân, gia đình, bạn bè trƣớc khi vay mƣợn ngân hàng nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí. Do đó mà CVTD ở Việt Nam còn chƣa thực sự phát triển, dƣ nợ CVTD còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân thiếu ổn định, thiện chí trả nợ của khách hàng thƣờng không duy trì trong suốt thời gian trả nợ vì nhiều nguyên nhân: môi trƣờng kinh doanh chƣa ổn định, khách hàng đột ngột bị bệnh hay công việc của họ không ổn định vì nơi làm việc giải thể, thua lỗ...

Thứ ba, do có một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã khiến nhiều khách hàng không vay đƣợc vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chƣa hợp pháp và hợp lệ.

76

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH HẢI PHÕNG

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)