Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 35)

thương mại

1.3.3.1. Những nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố này thƣờng bao gồm: Thực trạng của nền kinh tế , hệ thống pháp lý và cả tình hình xã hội . Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tiêu dùng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Cụ thể là:

- Thực trạng của nền kinh tế:

Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của dân cƣ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hƣng thịnh, tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định , mức sống của dân cƣ ngày một phát triển

25

đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng , chính vì vậy mà họ sẽ tin tƣởng vào thu nhập của mình trong tƣơng lai có thể chi trả đƣợc các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Do đó mà CVTD của ngân hàng thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thiểu phát, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm do lúc này dân cƣ có xu hƣớng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậy tín dụng tiêu dùng thời kỳ này sẽ giảm xuống.

- Nhân tố xã hội:

Nhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tƣởng lẫn nhau,.... Các nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ tín dụng tiêu dùng nói riêng và các tín dụng khác của ngân hàng nói chung. Do quan hệ tín dụng đƣợc hình thành dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu khách hàng nào có uy tín với ngân hàng, có thu nhập ổn định, có trình độ cao thì sẽ đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi trong mối quan hệ này. Đồng thời, nếu một ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo đƣợc lòng tin trong dân chúng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn của khách hàng hơn.

Mă ̣t khác, nhân tố quan niệm xã hội , phong tục tập quán, trình độ dân trí ,… cũng ảnh hƣởng rất mạnh mẽ đến cả nhu cầu và thói quen mua sắm của ngƣời dân từ đó cũng tác động đến CVTD của ngân hàng.

- Nhân tố pháp lý:

Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo sở thích của mình , việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào chính bản thân họ nhƣng phải trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Do đó, trong quan hệ cho vay với ngân hàng cũng vậy, mỗi ngƣời đều có quyền vay bất cứ lúc nào họ có nhu cầu nhƣng phải tuân thủ theo mọi quy định của NHNN. Vì vậy, nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, rành mạch, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có nhiều“ kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho NHTM trong mọi hoạt động cho vay. Tuy nhiên, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vô cùng vững chắc , góp phần vào sƣ̣ cạnh tranh lành mạ nh giữa các NHTM trong hoạt động cho vay . Và đó cũng là cơ sở pháp lý để Ngân hàng giải quyết các khiếu nại , tố cáo khi có bấ t kì tranh

26 chấp nào xảy ra trong hoạt động cho vay.

Ngoài ra, chính sách của Nhà nƣớc cũng là một yếu tố ảnh hƣởng ma ̣nh đến hoạt động CVTD. Thứ nhất là các chính sách của Nhà nƣớc nhằm khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng GDP, giảm tỷ lệ thất nghiệp , tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Thứ hai là các chính sách của Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo. Hai chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển CVTD.

1.3.3.2. Những nhân tố chủ quan

Việc phát triển hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía ngƣời tiêu dùng và từ phía ngân hàng nhƣ: Chính sách và thể lệ cho vay, thông tin cho vay, tình hình huy động vốn, chất lƣợng nhân sự, cơ sở vật chất thiết bị của ngân hàng và bản thân ngƣời tiêu dùng,...

- Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng gồm : các yếu tố giới hạn về mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản cho vay, lãi suất cho vay, mức lệ phí, sự bảo đảm khả năng thanh toán, hƣớng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có vấn đề,... Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc phát triển hoạt động này. Ngƣợc lại, nếu chính sách cho vay không đáp ứng đƣợc những yêu cầu trên thì ngân hàng sẽ khó phát triển hoạt động CVTD của mình.

Đặc biệt là trong cơ chế thị trƣờng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay hợp lý, lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng và thực hiện thành công việc phát triển CVTD.

- Thứ hai: Quy trình cấp tín dụng.

Quy trình cấp duyê ̣t cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bƣớc cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ cho vay.

27

nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còn gây đƣợc cảm tình với khách hàng và thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.

- Thứ ba: Về thông tin cho vay.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, ai nắm bắt đƣợc nhiều thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng thì ngƣời đó sẽ chiến thắng trong viê ̣c cạnh tranh . Và trong hoạt động cho vay, ngân hàng cấp duyê ̣t các khoản vay cho khách hàng dựa trên nguyên tắc tin tƣởng và sự hoàn trả. Sự tin tƣởng ở đây phụ thuộc vào thông tin có đƣợc. Do vậy, để hoạt động CVTD ngày càng đƣợc mở rộng với chất lƣợng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt đƣợc thông tin một cách kịp thời, chính xác về khách hàng vay vốn nhƣ:

+ Các thông tin phi tài chính, gồm có: tƣ cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh và cả các mối quan hệ xã hội.

+ Các thông tin gián tiếp bao gồm : tình hình kinh tế xã hội , thông tin về xu hƣớng phát triển cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của ngành nghề.

+ Các thông tin tài chính của khách hàng: khả năng về tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm khoản vay.

- Thứ tƣ: Tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Do ngân hàng là một tổ chƣ́c kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động theo phƣơng thức“ nhận tiền gửi để cho vay”. Bởi vậy, nếu nguồn vốn của ngân hàng đƣơ ̣c huy động ngày càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động CVTD phát triển.

- Thứ năm: Về chất lƣợng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị tại ngân hàng. Phải khẳng định rằng: việc phát triển hoạt động CVTD có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ công nhân viên và cơ s ở vất chất, trang thiết bị của ngân hàng. Dƣới con mắt của khách hàng thì cán bộ ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nếu nhƣ trong quá trình giao tiếp với cán bộ ngân hàng mà họ cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, an toàn khi quan hệ với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tƣ̣ tìm đến đó . Đồng thời, việc ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng

28 cạnh tranh và thực hiện việc phát triển CVTD.

- Thứ sáu: Tình trạng của ngƣời tiêu dùng.

Mỗi ngƣời dân là một ngƣời tiêu dùng và trong cuộc đời họ ít nhất phải có một lần mua sắm những hàng hoá có giá trị lớn nhƣ: mua nhà, mua xe,... và khi khả năng tài chính hiện tại của họ không đáp ứng đủ đƣợc các d ự định tiêu dùng thì họ sẽ đến ngân hàng đặt quan hê ̣ cho vay . Nhƣng không phải ngƣời tiêu dùng nào cũng đƣợc ngân hàng chấp nhận cho vay mà ngân hàng phải xem xét tới những lần trả nợ trƣớc, tình hình thu nhập có ổn định hay không. Nếu những ngƣời đến ngân hàng đều không có đủ năng lực tài chính thì cơ hội mở rộng CVTD chỉ là mục tiêu chứ không thực hiện đƣợc.

Sau khi tìm hiểu về ngƣời tiêu dùng và CVTD thì có thể thấy rằng vấn đề đáp ứng đƣợc đủ vốn cho ngƣời tiêu dùng trong xã hội là vấn đề mà cả hệ thống ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải quan tâm bởi vì nếu lĩnh vực này đƣợc phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nền kinh tế.

29

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH HẢI PHÕNG 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.1.1. Xác định nguồn thông tin

- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ VietinBank Chi nhánh Hải Phòng nhƣ các báo cáo thƣờng niên của ngân hàng, số liệu tại phòng tín dụng, các tài liệu liên quan đến quy trình nghiệp vụ CVTD của ngân hàng, tạp chí, sách báo, internet… tham khảo các đề tài nghiên cứu về CVTD trong và ngoài nƣớc để phục vụ cho việc nghiên cứu lý luận chung về CVTD của NHTM, phân tích các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá sự phát triển CVTD của ngân hàng.

- Dữ liệu sơ cấp: Do địa bàn hoạt động chính của chi nhánh là các quận nội thành Hải Phòng nên đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách lập bảng câu hỏi khảo sát khách hàng trên địa bàn khu vực nội thành gần Vietin Bank Chi nhánh Hải Phòng. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không hợp lệ sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, phân tích các chỉ tiêu định tính phản ánh sự phát triển CVTD của ngân hàng dựa trên những đánh giá của khách hàng về các chỉ tiêu trên, cũng nhƣ việc xem xét sự ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan tới quyết định vay tiêu dùng của khách hàng.

2.1.2. Quy trình chọn mẫu

Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn khách hàng vay tiêu dùng tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng trên địa bàn nghiên cứu. Đối tƣợng này bao gồm các khách hàng đã và đang vay tiêu dùng hoặc có nhu cầu vay tiêu dùng trong thời gian sắp tới. Để có đƣợc thông tin của nhóm đối tƣợng này tác giả đã đến quầy giao dịch VietinBank Chi nhánh Hải Phòng vào giờ làm việc phỏng vấn khách hàng cá nhân trong lúc họ chờ đến lƣợt giao dịch. Đối với những khách hàng không có thời gian trả lời bảng câu hỏi khảo sát ngay tại thời điểm đó, tác giả đã xin địa chỉ email để gửi bảng câu hỏi cho khách hàng trả lời sau. Tổng số phiếu khảo sát là 100 phiếu.

30

2.1.3. Thiết kế bảng hỏi

Quá trình thiết kế bảng hỏi

- Bƣớc 1: xây dựng bảng câu hỏi thô dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về phát triển CVTD.

- Bƣớc 2: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giải có sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn là ngƣời công tác lâu năm tại VietinBank và các lãnh đạo, cán bộ bộ phận cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng. Từ đó, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về dịch vụ CVTD của ngân hàng.

- Bƣớc 3: hiệu chỉnh và hoàn tất bảng hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức.

Nội dung bảng hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát đánh giá của khách hàng về hoạt động CVTD tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng gồm 5 phần chính nhƣ sau:

Phần I: Thông tin cá nhân. Phần này gồm 4 câu hỏi chủ yếu tập trung vào thu thập thông tin về đối tƣợng tham gia khảo sát nhƣ: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng.

Phần II: Thông tin về nhu cầu khách hàng. Phần này gồm 3 câu hỏi với mục đích tìm hiểu nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Với hai khả năng sẽ xảy ra, khách hàng không có nhu cầu vay tiêu dùng thì tập trung tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không muốn vay tiêu dùng từ đó có giải pháp khắc phục các nguyên nhân trên, phát triển thêm một lƣợng khách hàng mới tiềm năng. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng thì tập trung tìm hiểu mục đích vay tiêu dùng của khách hàng để từ đó xác định đƣợc sản phẩm chính ngân hàng nên tập trung vào khai thác và mở rộng.

Phần III: Đánh giá của khách hàng. Phần này đƣợc thiết kế gồm 7 câu hỏi nhằm xem xét những đánh giá của khách hàng về các yếu tố liên quan đến hoạt động CVTD của ngân hàng nhƣ: sản phẩm, chính sách tín dụng, hồ sơ thủ tục, lãi

31

suất cho vay, phong cách phục vụ của nhân viên, cơ sở vật chất của ngân hàng. Từ đó, có thể thấy đƣợc mức độ đáp ứng nhu cầu khách của ngân hàng đã tốt hay chƣa, những yếu tố nào chƣa thực sự tốt để có giải pháp khắc phục kịp thời, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng vay tiêu dùng.

Phần IV: Nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định vay tiêu dùng. Phần này gồm 2 câu hỏi nhằm khảo sát các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng.

Phần V: Những ý kiến đóng góp của khách hàng để phát triển hoạt động CVTD tại VietinBank Chi nhánh Hải Phòng. (Phụ lục 1)

Luận văn sử dụng thang đo gồm 5 mức độ (giá trị): Rất ít quan trọng (1), ít quan trọng (2), trung bình (3), quan trọng (4), rất quan trọng (5); Rất không đồng ý (1), không đồng ý (2), bình thƣờng (3), đồng ý (4), rất đồng ý (5); Và rất không ảnh hƣởng (1), không ảnh hƣởng (2), bình thƣờng (3), ảnh hƣởng (4), rất ảnh hƣởng (5).

32

2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

2.2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu về phát triển cho vay tiêu dùng tại VietinBank chi nhánh Hải Phòng.

2.2.2. Phân tích số liệu thứ cấp

Dùng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển CVTD để phân tích tình hình CVTD của ngân hàng.

Số liệu thứ cấp Phân tích chỉ tiêu định lƣợng đánh giá phát triển CVTD Số liệu sơ cấp

Nhu cầu vay vốn của khách hàng Thông tin chung về khách hàng Đánh giá của khách hàng về CVTD của NH Xác định nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định VTD Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến quyết định VTD của khách hàng Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của NH Tìm hiểu nhu cầu

VTD của khách hàng

33

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn ths (Trang 35)