So sánh các phương thức được trình bày trên Bảng 5:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 142 - 144)

III. Điều kiện hình thành ĐHNC và vai trò của chính phủ:

6. So sánh các phương thức được trình bày trên Bảng 5:

Bảng 5: Tóm tắt so sánh thuận lợi và khó khăn của ba phương thức cơ bản xây dựng ĐHNC trên thế giới.

Phương thức Điều kiện Nâng cấp trường cũ có tiềm năng Sáp nhập các trường cũ có tiềm năng Xây dựng trường mới Tổ chức và quản + Ít xáo trộn về tổ + Có sức mạnh + Dễ dàng dựng

và thu hút nhân tài mới - Có nguy cơ bị chống đối nghiên cứu + Dễ tuyển chọn sinh viên giỏi theo cơ chế riêng

- Khó khăn bước đầu khi chưa có tiếng tăm vì truyền thống

Chi phí + Ít tốn kém - Chi phí trung

bình

- Khá tốn kém

Thu hút đầu tư - Khó khăn - Trung bình - Khá hấp dẫn

Căn cứ vào sự phân tích ở trên đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các mô hình xây dựng ĐHNC mà Việt Nam đã và đang thực hiện để suy nghĩ về các phương án khả thi và hiệu quả hơn.

V. Các thử nghiệm ĐHNC ở Việt Nam:

Có thể coi việc hình thành hai Đại học quốc gia từ những năm 90 thế kỷ trước, và Dự án bốn Đại học quốc tế hiện nay, là những thử nghiệm đầu tiên của nước ta xây dựng Đại học nghiên cứu.

1. Về hai ĐHQG (Hà Nội và Tp HCM):

- ĐHQG Hà nội được thành lập từ 1993. Đại học quốc gia Tp HCM được thành lập từ năm 1995. Sau một thời gian hoạt động có nhiều vướng mắc, năm 2001 các đại học này mới tổ chức lại theo thông báo 315 của Thường vụ Bộ chính trị, khẳng định: “Chủ trương xây dựng hai ĐHQG thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần dần đạt trình độ quốc tế là hoàn

+ Các đơn vị thành viên không có nhu cầu thực sự về việc ghép lại một cách cơ học với nhau.

+ Đầu tư chưa tới mức.

+ Không có đủ các nhóm nghiên cứu mạnh và ít nhân tài đỉnh cao.

+ Cơ chế quản lý chưa phù hợp, chưa đủ tự chủ về tài chính, tổ chức nhân sự và học thuật.

- Có thể nhìn thấy trước rằng: nếu cứ tiếp tục như hiện nay thì trong vòng 15 năm tới hai Đại học quốc gia này cũng vẫn chưa thể trở thành các đại học nghiên cứu đạt chuẩn mực quốc tế được.

- Về 4 trường Đại học quốc tế mà Bộ GD&ĐT đang xúc tiến xây dựng. Hiện mới có trường Việt- Đức ở Bình Dương đã bước vào hoạt động, còn các trường Việt-Pháp, Việt-Mỹ và Việt-Nhật mới đang trong quá trình nghiên cứu khả thi. Hiện nay thông tin về những trường này chưa đủ để có thể xác định đó sẽ là các ĐHNC hay không và khả năng thành công là nhiều hay ít.

- Tuy nhiên có nhiều ý kiến lo ngại về việc các Đại học Quốc tế sẽ có khả năng tích hợp một cách hữu cơ vào hệ thống đại học đang tồn tại của nước ta, hay vẫn chỉ là các đại học của nước ngoài đặt tại Việt Nam? Và như vậy liệu các trường này có góp phần chấn hưng nền giáo dục đại học của Việt Nam hay chỉ là các cơ sở đào tạo đại học thương mại?

- Trong khi tiếp tục chờ đợi sự phát triển của hai mô hình thử nghiệm ĐHNC nói trên, đã đến lúc chúng ta phải đề xuất một mô hình PHNC mới, với cách làm khác để góp phần mau chóng chấn hưng nền giáo dục đại học hiện đang có vẻ khủng hoảng như cảm nhận của nhiều người.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 142 - 144)