Sáp nhập một số trường đại học có tiềm năng

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 140 - 141)

III. Điều kiện hình thành ĐHNC và vai trò của chính phủ:

4. Sáp nhập một số trường đại học có tiềm năng

Những thuận lợi cơ bản của phương thức này là:

- Có sức mạnh tổng hợp để tạo đà phát triển từ việc kết hợp các nguồn lực con người và tài chính.

- Cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn, hỗ trợ hiệu quả cho các nghiên cứu liên ngành là xu thế của thời đại mới.

Đại học Bắc Kinh; Đại học Y khoa Thượng Hải vào Đại học Fudan) và Nga (sáp nhập các đại học ở Rostok trên sông Đông thành một đại học lớn, cũng như vậy ở Krasnogarsk). Những trường hợp được coi là ít thành công là ở Pháp (sáp nhập các đại học trên cơ sở vùng miền) và ở Anh (với việc sáp nhập Đại học Victoria ở Manchester với Đại học Khoa học và Kỹ thuật Manchester).

Nghiên cứu kỹ các trường hợp thành công và thất bại của phương thức sáp nhập các đại học nhỏ thành một đại học lớn có thể thấy:

- Sẽ thành công nếu sự sáp nhập là yêu cầu tự thân của các đại học thành viên chứ không phải là sự duy ý chí của chính quyền cấp địa phương hay trung ương.

- Sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu trước khi sáp nhập các đại học thành viên chưa thống nhất ý chí và đồng thuận với nhau về mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành nghề, ưu tiên đầu tư, chính sách thu hút nhân tài và quản trị…

- Sẽ thành công nếu thực sự các đại học thành viên có thể hỗ trợ cho nhau để cũng mạnh lên trong công tác đào tạo chuyên ngành và nghiên cứu khoa học theo xu thế liên ngành ở trình độ cao, để cũng đạt đến đẳng cấp quốc tế.

- Sẽ trục trặc ngay từ đầu nếu có sự thiếu hụt ngân sách vận hành do vội vã, không lường hết các phát sinh tất yếu.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 140 - 141)