Các quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Đại học Nghiên cứu:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 130 - 131)

1. Phải coi đây là quyết tâm chính trị của Đảng và Chính phủ, của lãnh đạo ngành Giáo dục. Ở các nước phát triển cũng như đang phát triển, đặc biệt là ở những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi như nước ta hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với mọi cuộc cải cách là vô cùng quan trọng. Ngày nay khi một Đại học nghiên cứu ra đời đòi hỏi phải hướng ngay đến đẳng cấp quốc tế với những chi phí khá cao trong việc thiết lập các phương tiện và năng lực nghiên cứu trình độ cao, kèm theo một số cơ chế quản lý đặc biệt. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước. 2. Việc xây dựng Đại học nghiên cứu cần phải được lồng ghép một cách hữu cơ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành Giáo dục nói chung, và kế hoạch chấn hưng hệ thống giáo dục đại học nói riêng. Xây dựng Đại học nghiên cứu trước mắt phải đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì vậy nó là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới.

Xây dựng Đại học nghiên cứu cũng phải là một mục tiêu không thể tách rời của chiến lược phát triển Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học của nước ta trong 10 năm tới. Với một phổ rất rộng các ưu tiên của chiến lược từ bậc mầm non đến đại học (bao gồm cả “sau đại học” theo cách hiểu thông thường),

dục quốc dân. Đại học nghiên cứu đóng vai trò hoa tiêu trong việc xây dựng hệ thống chất lượng này.

- Việc xây dựng Đại học nghiên cứu cần phải được chuẩn bị chu đáo, có bước đi thích hợp và bố trí đầu tư thích đáng. Chỉ có thể đảm bảo được yêu cầu này nếu nó được lồng ghép một cách hữu cơ vào các chiến lược bao trùm.

- Đại học nghiên cứu chỉ là một bộ phận, dù là bộ phận quan trọng, trong cả hệ thống giáo dục đại học. Do đó phát triển Đại học nghiên cứu phải hài hòa và cân đối với phát triển các lĩnh vực đại học khác, như Đại học kỹ thuật chuyên ngành, Đại học cộng đồng v.v...Điều này pahỉ được dự liệu từ trước trong chiến lược phát triển giáo dục đại học nói chung.

3. Quan điểm cuối cùng phải được quán triệt là cần tránh mọi biểu hiện của sự duy ý chí, nóng vội ưa hình thức và chuộng thành tích. Xây dựng Đại học nghiên cứu là một công việc của trí tuệ và khoa học; cần phải xác định rõ mục tiêu và kiên trì thực hiện từng bước một.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN HỘI THẢO QUỐC TẾ THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT (Trang 130 - 131)