Quân và dân Củ Chi kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

Một phần của tài liệu Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 92)

1965 -1975 CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

3.1.2. Quân và dân Củ Chi kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

vũ trang chống Mỹ

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) tháng 03 năm 1965 đã quyết định: mọi hoạt động ở miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng. Các cơ quan, nhà máy, trường học và một bộ phận dân cư khẩn trương phân tán, sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá của địch, các phong trào thi đua dấy lên mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) tháng 12 năm 1965 kết luận: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở vững chắc để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào. Phương châm chiến lược chung vẫn là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Củ Chi là nơi tiếp giáp giữa Trung ương cách mạng miền Nam, có vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến và trung tâm đầu não của chính quyền ngụy Sài Gòn. Củ Chi trở thành nơi tập trung mũi nhọn của Mỹ.

Chuẩn bị vào trận lớn với quân Mỹ, quân dân Củ Chi đã củng cố địa đạo, chiến hào, xây dựng hầm chông, hố chông, bãi tử địa, làng chiến đấu có thể vừa phòng thủ vừa tiến công, có thể đánh trả kẻ thù từ trên trời xuống, trong ra, ngoài vào. Đầu năm 1966, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định mở hội nghị về tình hình nhiệm vụ của khu trong thời kỳ chiến tranh Cục bộ. Qua phân

tích thực tiễn chiến trường, Hội nghị xác định: trong điều kiện có quân chiến đấu Mỹ, ta vẫn quyết tâm đẩy mạnh đấu tranh chính trị gắn với đấu tranh vũ trang, không ngừng tích lũy lực lượng, chuẩn bị tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Khu ủy nhất trí: Mỹ gây ra chiến tranh cục bộ, ta chuyển toàn lực đánh Mỹ, từ nông thôn, vùng ven đến nội đô, phát động một phong trào toàn dân diệt Mỹ ngay cả trong nội đô, chỉ đạo lực lượng biệt động đánh những trận lớn. Ở ngoại thành, ta đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, phát động cao trào du kích diệt Mỹ.

Hơn thế nữa, trong năm 1966 (từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 01 năm 1966) quân và dân Củ Chi đã đánh 200 trận lớn nhỏ, diệt và làm bị thương trên 100 Mỹ ngụy, bắt sống 01 thiếu tá, bắn rơi 84 máy bay (có loại HUIA), phá hủy và phá hỏng 77 xe quân sự (có 56 xe bọc thép M113), 02 pháo 105 ly. Đêm 20 tháng 01 năm 1966, tiểu đoàn Quyết Thắng bám sát địch rút lui khi chấm dứt trận càn Crimp. Thực hiện trận tập kích một tiểu đoàn Mỹ đóng dã ngoại tại lô cao su số 06 Gò Nổi, lực lượng tấn công chia làm 3 mũi, bí mật tiếp cận địch, B40, B41, DKZ và cối cấp tập khai hỏa, bộ binh xung phong, tràn vào chỗ địch ngủ mà đánh. Sau 03 giờ chiến đấu, tiểu đoàn Quyết Thắng đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn Mỹ. Đây là tiểu đoàn Mỹ đầu tiên bị loại trên chiến trường ngoại thành Sài Gòn - Gia Định, đến ngày 25 tháng 01 năm 1966, trên mảnh đất Củ Chi còn nóng bỏng khí thế chiến đấu, Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định tổ chức ngay Hội nghị tổng kết chiến tranh nhân dân ở Củ Chi và trong Hội nghị nhân dân Củ Chi đã góp phần giải đáp một câu hỏi lớn cho toàn miền là “Chiến tranh nhân dân có thể thắng chiến tranh hiện đại của Mỹ”.

Ngày 07 tháng 02 năm 1966, Quân khu Sài Gòn - Gia Định mở “Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ” ngay trên đất Củ Chi. Đại hội tuyên dương và tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” cho 209 cá nhân. Trần Thị Gừng, Võ Thị Mô là nữ dũng sĩ diệt Mỹ đầu tiên của Củ Chi. Bác nông dân Nguyễn Văn Nì được xếp vào hàng dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú. Danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ các cấp do

Quân ủy và Bộ chỉ huy miền đề xướng, Cục Chính trị B2 bổ sung cụ thể và quy định trên toàn miền Nam: dũng sĩ diệt Mỹ cấp 03 là diệt được 03 tên Mỹ hoặc làm chết bị thương 09 tên; dũng sĩ diệt Mỹ cấp 01 là giết được 09 tên hoặc làm chết, bị thương 14 tên; cấp ưu tú giết chết 15 tên Mỹ hoặc làm chết bị thương 18 tên. Qua diễn đàn của các đại biểu, các dũng sĩ, Đại hội rút ra 10 kết luận về khả năng đánh Mỹ của chiến tranh nhân dân địa phương:

1. Ai ai cũng đánh được Mỹ 2. Vũ khí gì cũng đánh được Mỹ

3. Nhiều đánh được, ít cũng đánh được, một người, một tổ đều đánh được 4. Ở đâu cũng đánh được Mỹ, chỉ cần tích cực bám địch, tìm địch là đánh được

5. Ngày cũng đánh được, đêm cũng đánh được 6. Địch phản công là cơ hội để diệt chủng

7. Đánh ở phía trước, đánh trong hậu cứ địch. Đánh đều khắp, làm cho địch bị động, bối rối càng dễ đánh hơn

8. Đánh địch trong ấp chiến lược và cả ngoài xã, ấp chiến đấu

9. Có khả năng, thắng tất cả mọi binh chủng của Mỹ như bộ binh, xe tăng, máy bay, biệt kích

10. Đánh bằng vũ trang, bằng chính trị và cả bằng binh vận làm cho địch tan rã nhanh chóng

Đại hội phát động tiếp tục phong trào thi đua diệt Mỹ trên toàn huyện Củ Chi. Ngày 09 tháng 02 năm 1966, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định lại họp bàn và ra chỉ thị, lập vành đai diệt Mỹ. Vành đai được thiết lập bao gồm phần đất của các xã Tân An Hội, Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, trở thành tuyến lửa bao vây địch. Toàn bộ vành đai là một trận địa nhiều tuyến, nhiều ổ cụm chiến đấu, lỗ bắn tỉa, ấp xã chiến đấu liên hoàn, vừa là trận địa vây hãm, ngăn chặn địch nống ra, lại vừa là bàn đạp tiến công đột nhập căn cứ địch. Cấu trúc trận địa linh hoạt theo địa hình. Cụ thể từng khu vực; trận địa xã Nhuận Đức gồm 3 tuyến: Tuyến một chỉ cách căn cứ Đồng

Dù con suối Bến Mương, kéo dài từ Bàu Chứa đến Bàu Cạp dài 02 km. Phía trước tuyến 1 là bãi mìn và chông, tuyến 2 và 3 ở phía sau nối với tuyến 1 bằng giao thông hào lộ thiên và ngầm. Trên tuyến 2, tuyến 3, ngoài các ụ chiến đấu chống bộ binh như ở tuyến 1 còn có các ụ bắn máy bay bay thấp. Trên trận địa xã Nhuận Đức, chỉ có ba đồng chí du kích nhưng với sự mưu trí, dũng cảm dựa vào thế trận để chiến đấu đã bẻ gãy nhiều đợt tiến công của lực lượng Mỹ đông gấp bội, giữ vững được trận địa. Đoạn vành đai xã Trung Lập có đến 05 tuyến kéo dài từ ấp Bàu Tre đến Trảng Lắm; mỗi tuyến cách nhau 50 đến 70m, tuyến dài nhất 05 km, tuyến ngắn nhất 03 km. Tuyến một sát địch, các ụ chiến đấu chỉ cách nhau trên dưới 15 mét, có giao thông hào nối ra tận đường làng 2, tuyến 05 cuối cùng, các ụ chiến đấu được xây dựng vững chắc, có hầm cấp cứu, các hầm ẩn náu, hầm làm việc.

Đoạn vành đai xã Phú Hòa Đông lại hình thành từ “thế trận thiên nhiên” của khu vực những hầm đá, gò đống, bụi tầm vông. Căn cứ “Hầm đá mội Nước Nhĩ” và căn cứ “xóm Bà Nhiễm” cách nhau khoảng 01 km, cách tỉnh lộ 15 vài trăm mét, hợp thành trận địa đánh chặn xe tăng từ các căn cứ quân sự của địch tấn công vào vùng giải phóng của ta. Cuộc chiến đấu ở vành đai diễn ra vô cùng ác liệt trong hai tháng 3 và 4 năm 1966, tiểu đoàn Quyết Thắng chủ động thực hiện các trận tập kích quân Mỹ ở Phú Mỹ Hưng, diệt một địa đội Mỹ và 03 xe tăng ở Rừng Sến (lầu 1); đánh thiệt hại nặng một đại đội Mỹ (lầu 2).

Tháng 5 năm 1966, tiểu đoàn tiếp tục luồn sâu vào hậu phương địch, tập kích đồn Tân Thạnh Tây do một đại đội ác ôn ngụy đóng giữ, diệt 80 tên, bắt sống 20 tên, thu 50 súng, tháng 7 năm 1966, trên vành đai diệt Mỹ lực lượng ta đã 08 lần (kể cả pháo kích) đánh vào căn cứ sư đoàn 25 Mỹ, trong đó 02 trận cuối tháng 7 diệt nhiều Mỹ, phá hủy 20 xe bọc thép. Các cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đã liên tiếp diễn ra ở các xã Phước Hiệp, Phước Vĩnh An và xung quanh căn cứ Đồng Dù để ngăn cản xe chở quân Mỹ. Tiểu đoàn 02 Gò Vấp - Hóc Môn đánh các bót đóng ở Tân Quy, Bàu Trâm,

Hòa Phú, Bàu Giang, tập kích địch đóng dã ngoại ở Hội Thạnh xã Trung An, ở lô cao su 40, giữ vững và mở rộng được địa bàn căn cứ ở hướng này.

Trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, ta đã đánh bại một bước âm mưu của Mỹ định biến Củ Chi thành vành đai trắng và thiết lập được một vành đai du kích rộng lớn, giữ vững vùng giải phóng, tiếp tục duy trì áp lực quân sự của ta ở phía Bắc Sài Gòn. Vào ngày 26, 27 tháng 6 năm 1966, hai trận pháo kích của tiểu đoàn 08 thực hiện đã tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên Mỹ, hủy 20 xe quân sự, 50 nhà tù và hàng chục nhà kho, ngày 23 tháng 7 năm 1966, tiểu đoàn Quyết Thắng tập kích gây thiệt hại nặng một đại đội bảo an ngụy ở Suối Cụt rồi lui về đóng ở Sa Nhỏ, phía Tây Bắc cách thị trấn Củ Chi 16 km , ngày 24 tháng 7 năm 1966, 12 trực thăng chở một đại đội Mỹ đổ chụp xuống. Theo phương án đã chuẩn bị, tiểu đoàn xuất kích tiêu diệt đại đội này khi vừa chạm đất, một bầy trực thăng gồm 25 chiếc đã đổ tiếp hai đại đội xuống Cỏ Ống, gần Sa Nhỏ để ứng cứu, trực thăng vũ trang Mỹ lồng lộn phóng rốc két, vãi đạn 12,7 ly dọn bãi. Các chiến sĩ Quyết Thắng không bỏ lỡ cơ hội, nhanh chóng vận động tiếp vận, bám và tấn công lực lượng Mỹ đang đổ xuống. Một bộ phận Mỹ tiêu diệt, 05 máy bay bị bắn rơi, số còn lại phải chạy về Trung Hòa không kịp thu dọn xác đồng bọn. Trận này thể hiện rõ chiến thuật “nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, một lối đánh mà tiểu đoàn còn xây dựng lâu dài. Lần đầu tiên trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định, tại trận địa Sa Nhỏ - Cỏ Ống, quân Mỹ đã phải bỏ lại xác đồng bọn.

Ngày 30 tháng 10 năm 1966, trên đất Củ Chi tiểu đoàn Quyết Thắng phối hợp với bộ đội Miền chặn đánh một tiểu đoàn Mỹ và hai đại đội ngụy hành quân, càn quét, diệt 75 Mỹ, 05 ngụy, phá hủy hai xe bọc thép M113. Tiếp đó, vào tháng 11 năm 1966, tiểu đoàn 02 Gò Vấp - Hóc Môn phối hợp với du kích tại chỗ đánh gãy cuộc càn, bắn rơi 19 máy bay lên thẳng, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên Mỹ, ngụy. Sau trận đó, đại hội động viên đã rút kinh nghiệm đánh Mỹ của Trung ương Cục trên đất Củ Chi, quân khu Sài Gòn - Gia Định lại mở hội thi đua diệt Mỹ để động viên chiến sĩ và quần

chúng cách mạng bước vào mùa khô 1966 - 1967. Tháng 10 năm 1966, hội nghị du kích chiến tranh toàn miền Nam lần thứ ba công nhận Củ Chi là một trong lá cờ đầu phong trào chiến tranh du kích. Mỹ lại mở cuộc hành quân Ce1der Falls, mục tiêu là vùng “Tam giác sắt”. Chính kẻ thù đặt tên “Tam giác sắt” và coi đây là “mũi tên đáng sợ chĩa thẳng vào Sài Gòn”. Đây là căn cứ địa mà quân khu Sài Gòn - Gia Định thường đặt cơ quan chỉ huy, các lực lượng vũ trang giải phóng gồm cả chủ lực Miền làm bàn đạp tấn công và uy hiếp Sài Gòn. Với ý định triệt hạ “Tam giác sắt”, tiêu diệt đầu não quân khu Sài Gòn - Gia Định “bới tung địa đạo Củ Chi, triệt hạ một vùng du kích chiến tranh mạnh, nhưng thấy trước là không dễ dàng, nên trong cuộc hành quân Ce1der Falls, địch huy động trên 30.000 quân gồm hai sư đoàn Mỹ (sư BB 25, sư BB1 ), 03 chiến đoàn ngụy (tổng cộng 23 tiểu đoàn, trong đó có 15 tiểu đoàn Mỹ), tăng cường trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp Mỹ, 08 tiểu đoàn pháo 105 li, 02 tiểu đoàn pháo 155 li, lực lượng đặc nhiệm công binh và hóa học, chó berger...nhằm mục tiêu “bới tung địa đạo Củ Chi”. Giải quyết được địa đạo là thì giải quyết được chiến tranh du kích ở đây. Trong cuộc hành quân này, Mỹ rất coi trọng vai trò của công binh. Trung tá Siermen xác định “Ce1der Falls là cuộc hành quân có ý nghĩa nhất về mặt tác chiến công binh trong cuộc chiến tranh hiện đại kể từ trước đến giờ”.

Sau cuộc hành quân Crimp, địch đã kết luận “hệ thống đường hầm Củ Chi là một trở ngại kinh khủng và nguy hiểm”. Thoạt đầu, chúng nghĩ đường hầm rất đơn giản, tưởng có thể bơm nước diệt được nhưng thực chất ở Hố Bò, Phú Mỹ Hưng Sau những đợt bơm nước bằng xi téc, chúng mới phát hiện ra là không hiệu quả. Để đối phó, du kích Củ Chi đã bịt kín cửa, nước bị chặn lại. Từ đó, chúng xác định “một thái độ nghiêm túc hơn, một sự phân tích tỉ mỉ và có nghề nghiệp” đối với vấn đề địa đạo. Địch tổ chức nghiên cứu, viết tài liệu huấn luyện, tổ chức những đội đường hầm, gọi là những đội “chuột cống” gồm 08 - 10 đội viên được tuyển chọn trong những binh sĩ tình nguyện dũng cảm nhất. Lưỡi lê, gậy, dụng cụ đào hầm, máy thổi, lựu đạn M72, thuốc

độc CS1, lựu đạn khói màu, thuốc chống sâu bọ được chúng sử dụng để phục vụ cho mục tiêu nay.

Ngoài nhiệm vụ “bóc vỡ mặt đất” với 200 xe ủi và những đội “chuột cống”, công binh đã ghép được cầu phao cho xe tăng M48 qua sông Thị Tính, xây dựng bè nổi làm hỏa điểm di động trên sông. Bộ binh, xe tăng, máy bay lên thẳng, tàu thuyền đổ bộ nhằm vào các khu vực Long Nguyên, Bến Súc, Củ Chi, thực hiện “bốn mặt bao vây trên bịt kín”. Hằng trăm xe tăng tiến qua các làng mạc, căn cứ. Quả thật, so với các cuộc hành quân trước đây, cuộc hành quân Ceder Falls là một trận càn ác liệt, nguy hiểm. Bên cạnh 200 xe ủi thực hiện “bới tung địa đạo Củ Chi”, địch còn dùng cả súng phun lửa, bom na - pan để đốt cháy dưỡng khí trong địa đạo. Đồng thời, chúng lại bơm nước, đánh thuốc nổ, bơm hơi độc. Theo sau là “đội quân” berger sục sạo miệng hầm,các đội “chuột cống” luồn lách rất tích cực.

Tuy nhiên, ngoài việc tàn phá, gom dân thì cuộc hành quân này không đạt được mục tiêu chính yếu nào mà còn bị thiệt hại khá nặng nề. Sau 18 ngày đêm từ ngày 08 đến ngày 26 tháng 01 năm 1967, bộ đội địa phương và du kích Củ Chi, Bến Cát, Gò Môn đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên Mỹ, 200 tên ngụy, bắn rơi và hỏng 13 máy bay, phá hủy và phá hỏng 30 xe tăng, xe bọc thép. Trên toàn “Tam giác sắt”địch đã bị loại 3.350 tên, hầu hết là quân Mỹ. Nói về mục tiêu cuối cùng là loại Việt Cộng ra khỏi vùng, tướng Mỹ Mareslell thừa nhận: “Cuộc điều tra cho biết: ngay khi quân của chúng ta chưa rút hết khỏi vùng “Tam giác sắt” thì Việt Cộng đã đột nhập vào từ trước rồi”.

Sau cuộc hành quân Ceder Falls, lực lượng Mỹ khoảng 03 đại đội và 22 xe tăng cụm dã chiến có hàng rào ụ xe tăng chìm ở Cây Trắc xã Phú Hòa Đông để hỗ trợ cho quân ngụy bình định nhưng đã bị tiểu đoàn Quyết Thắng phối hợp với tiểu đoàn 07 đoàn bộ đội địa phương Củ Chi thực hiện tập kích

Một phần của tài liệu Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)