tranh đặc biệt” (1961 - 1965)
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chính sách dồn dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm
2.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Trong tình trạng khủng hoảng, bị động, lúng túng trước thế phát triển của cách mạng Miền Nam, Mỹ buộc phải tập trung đối phó bước đầu bằng kế hoạch “chống nổi dậy”. Kế hoạch này do nhóm hỗn hợp Mỹ MAAG (phái đoàn cố vấn quân sự), USOM (phái đoàn viện trợ kinh tế) và Tòa Đại sứ Mỹ vạch ra từ tháng 3 năm 1960. Đến tháng 2 năm 1961 kế hoạch này được Tổng thống Mỹ duyệt và được thực hiện từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 6 năm 1961 [26;110]. Đánh giá tình hình Nam Bộ sau Đồng Khởi địch phải thừa nhận rằng “vào cuối năm 1960 toàn bộ vùng nông thôn Miền Nam và một số
vùng phía Bắc Sài Gòn bị cộng sản kiểm soát quá một nữa và bao vây Sài Gòn”. Ngày 16 tháng 9 năm 1960, Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã phải điện khẩn cấp về Bộ Ngoại giao Mỹ với nội dung: “Mối nguy hiểm còn nghiêm trọng hơn nữa là việc Việt Cộng dần dần mở rộng quyền kiểm soát ở nông thôn. Nếu những tiến bộ hiện nay của cộng sản cứ tiếp diễn thì có nghĩa là sẽ mất Việt Nam vào tay cộng sản”. Do dự, tính toán hơn một năm trước tình hình trên, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển chiến lược “Tố cộng, Diệt cộng”, một chiến lược dựa vào hình thức cảnh sát là chủ yếu, sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” còn gọi là “chiến tranh chống lật đổ” nhằm đánh bại phong trào cách mạng đã phát triển thành chiến tranh du kích.
Từ kế hoạch “chống nổi dậy”, Mỹ đã chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, một trong ba loại chiến tranh của chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ. Chiến lược này là dùng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chủ yếu cộng với vũ khí, đô la và cố vấn Mỹ chỉ huy, hy vọng tiến tới giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh vào năm 1965. Kế hoạch này được dự tính tiến hành ba bước:
Bước 1: là bình định miền Nam trong 18 tháng, đồng thời với gây cơ sở gián điệp phá hoại miền Bắc.
Bước 2 : Là khôi phục kinh tế và phát triển quân Ngụy ở miền Nam,đẩy mạnh phá hoại miền Bắc.
Bước 3 :Là kinh tế phát triển mạnh ở miền Nam,tiến công miền Bắc. Công thức của chiến tranh đặc biệt là: quân Ngụy cộng vũ khí Mỹ đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ. Việc phòng thủ Sài Gòn - Gia Định của địch ngày càng chặt chẽ hơn bằng cách thành lập các vùng chiến thuật, biệt khu, tiểu khu và chi khu nhằm tạo điều kiện bình định và càng quét có hiệu quả.
2.2.1.2.Chính sách dồn dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ-Diệm
Biện pháp cốt lỗi của kế hoạch bình định Miền Nam là xây dựng “ấp chiến lược”. Mỹ - Diệm đã cho xây dựng 16.000 khu ấp chiến lược với âm
mưu “tát nước bắt cá”, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân. Đồng thời, chúng còn muốn biến mỗi khu ấp chiến lược thành một “pháo đài công cộng”. Thực hiện kế hoạch này, Diệm tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” kéo dài thời gian quân dịch, gọi binh sĩ trù bị nhập ngũ, mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo sĩ quan. Diệm dự kiến đưa lực lượng chủ lực lên 200.000 người, bảo an 100.000 người, dân vệ 100.000 người. Ngày 13 tháng 4 năm 1961, Diệm ra Sắc lệnh số 98/QP bãi bỏ tổ chức quân khu, chia lãnh địa miền Nam thành ba vùng chiến thuật, mỗi vùng chiến thuật có nhiều khu chiến thuật, mỗi tỉnh là một chi khu. Ở 8 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ chúng gom thành một khu chiến thuật gọi là khu chiến thuật 33 nằm trong 3 vùng chiến thuật. Biệt khu thủ Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định bước đầu trực thuộc vùng 3 chiến thuật và tới tháng 11 năm 1962 trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Với sức mạnh được tăng cường, địch mong có thể đè bẹp được phong trào nổi dậy của quần chúng, giữ vững được an ninh ở Đô thành, thực hiện ý đồ của Xtalay - Taylo trong Chiến tranh đặc biệt.
Trên địa bàn Củ Chi, vì là cửa ngõ phía Tây Bắc Sài Gòn, cho nên thời kỳ này chúng tăng cường mở những đợt hành quân càn quét để đánh phá cơ sở cách mạng và làm tiêu hao lực lượng vũ trang của ta. Ở Gia Định, chương trình “ấp chiến lược” của địch triển khai vào tháng 8 năm 1961 trong đó xã Tân An Hội (Củ Chi) là nơi thí điểm. Sau đó chúng làm quyết liệt quy mô trên toàn huyện với việc “bứng”, “hốt”, “ gom”, “ khoanh” dân. Lực lượng chủ yếu trực tiếp gom dân là bảo an, dân vệ và cán bộ “ bình định”. Xe ủi đất, xe cơ giới được huy động để san ủi, đắp đê. Nhân dân bị bắt đốn tre, tầm vông làm hàng rào, vót chông… Trong thời kỳ này, chúng xây dựng ở Củ Chi gần 30 ấp chiến lược. Những ấp chiến lược này chúng thường tập trung xây dựng dọc theo các trục lộ 22, 7, 8 và 15 [3;90]. Các cơ quan hành chính, quân sự chiếm đóng từng xã và tổ chức tất cả các ấp trong xã thành “ấp chiến lược”, hợp thành một đơn vị tự túc về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội. Những xã có tất cả các ấp đồng loạt được tổ chức thành “ấp chiến lược” được gọi là “xã
tự vệ” hay “ xã chiến lược”. Bao quanh mỗi ấp chiến lược, địch còn cho xây dựng giao thông hào và găm hàng trăm mũi chông nhọn. Phía ngoài ấp chúng cho xây dựng nhiều vọng gác xen kẽ các lớp rào gai. Địch còn dùng nhiều thủ đoạn mua chuộc, cưỡng ép, bắt buộc nhân dân làm do thám cho chúng hay tìm cách đưa người vào nội bộ của ta để lấy tin tức, tìm cách phá hoại các kế hoạch tấn công ấp chiến lược của ta. Từ những biện pháp có tính chất sống còn này, chính quyền họ Ngô coi đây là một “quốc sách”, là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Sau thắng lợi của Đồng khởi, tinh thần đấu tranh của nhân dân lên cao. Ngay sau đó, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 1960 càng củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào cuộc chiến. Từ đây, phong trào cách mạng miền Nam phát triển dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận.
2.2.2. Chủ trương của ta
Từ đầu năm 1960, sự ra đời của khu ủy Sài Gòn - Gia Định là hết sức đúng đắn và kịp thời. Nó tạo ra một thế trận mới và là điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ mới trên cơ sở thống nhất địa bàn trong và ven ngoài đô. Chỉ thị của Bộ Chính trị tháng 1 năm 1961 về phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng nhận định: “Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho một cao trào cách mạng ngày càng rộng lớn”. Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn quyết dùng bạo lực tiêu diệt cách mạng trên “con đường tất yếu sẽ dẫn đến là cuộc tổng công kích và khởi nghĩa của nhân dân sẽ bùng nổ, lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam” [25;112].
Về hình thức và phương châm đấu tranh, Bộ Chính trị xác định: “Phải đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt trận chính trị, quân sự trên cả ba vùng chiến lược”. Tuy nhiên, do đặc điểm phong trào cách mạng miền Nam phát triển không đều, so sánh lực
lượng ta và địch ở mỗi vùng khác nhau nên phải vận dụng phương châm đấu tranh linh hoạt, thích hợp với từng vùng. Vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu, vùng nông thôn, đồng bằng đấu tranh quân sự và chính trị ngang nhau; vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu, có vũ trang hỗ trợ. Trong đấu tranh phải giữ thế hợp pháp với địch nhưng tùy lúc cũng dùng cả đấu tranh không hợp pháp.
Ngày 20 tháng 9 năm 1961, Hội nghị Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã họp bàn về mặt tổ chức và quyết định chia địa bàn Sài Gòn - Gia Định thành ba vùng: Vùng căn cứ giải phóng, vùng tranh chấp ven đô và vùng nội thành. Tùy theo tình hình cụ thể về tương quan lực lượng giữa ta và địch, hoàn cảnh địa lý, khả năng tập hợp, huy động lực lượng quần chúng, mỗi vùng có phương châm, hình thức và nội dung đấu tranh thích hợp. Vùng tranh chấp ven đô, khu ủy chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi quyền làm chủ của nhân dân, phát triển du kích chiến tranh, xây dựng và phát triển nhanh chóng lực lượng chính trị và vũ trang, giữ vững và mở rộng các vùng căn cứ, vùng giải phóng [18;342].
Tháng 4 năm 1962, Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp kiểm điểm và đánh giá tình hình ấp chiến lược để đề ra chủ trương, biện pháp để chống phá một cách toàn diện, triệt để hơn. Tinh thần cơ bản là quyết tâm bám dân, bám đất, kết hợp ba mũi giáp công, kết hợp trong và ngoài để phá ấp chiến lược. Hội nghị xác định: phá ấp chiến lược là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, phải chấp nhận giằng có liên tục và quyết liệt với địch [19;159]. Sau hội nghị mở rộng của Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (tháng 4 năm 1962). Tháng 7 năm 1962, khu ủy mở rộng Hội nghị chuyên đề về vấn đề chống phá ấp chiến lược. Hội nghị bàn bạc những việc quan trọng trong chỉ đạo: bám dân, bám đất, kết hợp ba mũi giáp công, kết hợp trong ngoài để phá ấp chiến lược; xác định chống phá ấp chiến lược là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, giằng co quyết liệt, liên tục. Về biện pháp, Hội nghị chỉ rõ phải dựa chắc vào dân bằng cách “mang nắp hầm bí mật vào trong ấp chiến
lược”. Ra sức tranh thủ phân hóa dân vệ, tề, binh sĩ địch và gia đình của họ, du kích mật bằng mọi cách làm tê liệt tai mắt địch, tạo và giữ mối liên hệ trong và ngoài ấp. Phối hợp lực lượng chính trị quần chúng với lực lượng vũ trang, phối hợp đấu tranh trong ấp với tấn công quân sự ngoài vào, đẩy mạnh vũ trang bằng hoạt động ba thứ quân, kết hợp khéo léo với chính trị và binh vận [24;349-350].
Ngày 20 tháng 3 năm 1963, Khu ủy bổ sung Chỉ thị nêu rõ đây là một cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện kết hợp với đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp và bất hợp pháp, kết hợp nông thôn và đô thị, phong trào vùng ta và vùng địch... [22;160]. Từ năm 1962, hàng loạt chi bộ Đảng đã được công bố và phát triển ở hầu hết các xã trên địa bàn Củ Chi. Song song, du kích xã được phát triển và đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị. Tuy các phong trào diễn ra không lớn, mỗi cuộc đấu tranh chỉ có từ vài chục đến vài trăm người tham gia nhưng tinh thần của quần chúng tham nhân dân lên rất cao. Đến năm 1963, Đảng bộ Củ Chi nhận thấy rằng đây là điều kiện tốt để nâng tinh thần ấy lên thành hành động phá vỡ ấp chiến lược. Dưới sự chỉ đạo kịp thời đúng đắn của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế, những chủ trương biện pháp thích hợp và kịp thời ra đời để tổ chức đấu tranh bám dân, bám đất, phá rã âm mưu dồn dân vào ấp chiến lược và chia cắt dân với cách mạng. Với khí thế ấy, tinh thần ấy, hàng loạt ấp chiến lược đã bị phá, đẩy bọn địch vào thế lúng túng và bị động trong đối phó.
2.2.3. Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)
Huyện Củ Chi là nơi địch gặp sức chống trả mạnh nhất nên việc triển khai ấp chiến lược có chậm hơn các nơi khác. Ở Phú Hòa Đông, trước khí thế đấu tranh của nhân dân từ sau cuộc mit tinh chào mừng sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20 tháng 12 năm 1960), bọn tề, xã, ấp bị phân hóa tạm thời ít ra mặt hống hách, đàn áp nhân dân. Nhưng ít lâu sau được “chương trình bình định nông thôn” của ngụy quyền Trung ương hà
hơi tiếp sức, bọn tề xã, tề ấp lại ngóc đầu dậy. Một số sắc lính mới trong chương trình bình định đã có mặt ở xã Phú Hòa Đông. Đó là tổng đoàn áo đen. Đã có một vài tên tề ấp, tề xã ác ôn xuất hiện. Bọn địch ráo riết củng cố, xây dựng lực lượng bảo an, dân vệ bằng các cuộc càn quét, bắt thanh niên đi lính ồ ạt. Bọn gián điệp thám báo được tung ra tìm kiếm các cơ sở cách mạng. Nhiều cuộc càn quét quy mô lớn lấn sâu vào vùng giải phóng lõm của ta. Trong các cuộc càn quét, địch dùng bom pháo bắn phá bừa bãi vào xóm làng dân cư, gây nhiều thương vong cho đồng bào. Mục đích cuối cùng của các cuộc càn quét của địch là tiêu diệt lực lượng cách mạng, gom dân vào ấp chiến lược.
Lúc này, chi bộ Đảng xã Phú Hòa Đông do đồng chí Nguyễn Văn Hoàng (Hai Ngôi) phụ trách. Chi bộ đã nhiều lần họp, đi sâu phân tích tình hình âm mưu của địch, tình hình quần chúng nhân dân để tìm biện pháp đối phó với địch. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của huyện ủy, chi bộ Đảng xã Phú Hòa Đông tổ chức cho lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng đồng loạt tiến công địch bằng ba mũi giáp công. Trước hết là tập trung các cuộc đấu tranh chính trị, dùng sức mạnh quần chúng để vạch trần luận điệu mị dân của địch trong chương trình ấp chiến lược. Mặt khác, chi bộ tổ chức nhiều cuộc đấu tranh trực diện từ lẻ tẻ đến quy mô với khẩu hiệu đòi dân sinh, dân chủ đòi địch không được bắn bom pháo bừa bãi vào xóm làng, đòi bồi thường thiệt hại. Các cuộc đấu tranh chính trị qui mô lớn kết hợp với lực lượng du kích, lực lượng diệt ác, phá kềm nhằm trừng trị một số tên ác ôn, đẩy lùi các cuộc càn quét gom dân, bắt lính của địch.
Cùng với đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, chi bộ Đảng xã Phú Hòa Đông luôn quan tâm đúng mức công tác vận động binh sĩ, nhân viên ngụy quân, ngụy quyền đứng về phía nhân dân. Công tác binh vận luôn được áp dụng mọi lúc mọi nơi nhất là trong các cuộc đấu tranh chính trị trực diện với quân thù. Trong phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân xã Phú Hòa Đông phải nói đến vai trò của lực lượng phụ nữ. Các mẹ, các chị và các em
gái xã Phú Hòa Đông rất xứng đáng là những chiến sĩ kiên trung bất khuất trong “đội quân tóc dài” của huyện Củ Chi và cả nước.
Để phát triển hoạt động dân vận nói riêng, đấu tranh chính trị nói chung, ngày 4 tháng 4 năm 1961, Ban Chấp hành chi bộ chỉ đạo mỗi ấp chia thành nhiều tổ, mỗi tổ có 10 người và trong mỗi tổ có xây dựng từ 2 đến 3 quần chúng làm nồng cốt. Đã có hơn 3000 phụ nữ Phú Hòa Đông tham gia cuộc đấu tranh này với các khẩu hiệu đòi thực hiện dân sinh,dân chủ với 12 yêu sách cụ thể mà tiêu biểu là yêu sách đòi chấm dứt bắn pháo bừa bãi vào nhà cửa, ruộng vườn của dân, đòi bỏ việc bắt dân nộp tiền để làm căn cước, cho dân ở tại ruộng vườn làm ăn sinh sống, không được bắt thanh niên đi lính…[12;85]. Các đoàn biểu tình cách trụ sở xã khoảng 50m địch cho lính ra hăm dọa, ngăn chặn. Hàng trăm người trong đoàn biểu tình đã vây kín quanh trụ sở xã hô vang khẩu hiệu đòi giải quyết các yêu sách. Trong lúc giằng co quyết liệt giữa đoàn biểu tình với bọn lính tại trụ sở xã thì tại đồn dân vệ, một tiểu đội du kích tự vệ của ta cũng áp sát quanh đồn. Tiểu đội du kích tự vệ này