Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược“Chiến tranh cục bộ”

Một phần của tài liệu Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 86)

1965 -1975 CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

3.1. Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược“Chiến tranh cục bộ”

tranh cục bộ” (1965 - 1968)

3.1.1. Đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vào vùng đất Củ Chi

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị đánh bại nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố lao vào “con đường hầm không có lối thoát”. Tháng 7 năm 1965 Tổng thống Mỹ Johnson quyết định “vượt qua ngưỡng cửa”, chính thức bước vào cuộc chiến tranh trên bộ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam, thực hiện kế hoạch “3 giai đoạn” theo chiến lược “tìm diệt” của tướng bốn sao Westmoreland. Một giai đoạn mới của chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã bắt đầu. Kế hoạch của chiến lược“Chiến tranh cục bộ” lấy đồng bằng Sông Cửu Long và nông thôn ven Sài Gòn làm trọng điểm bình định. Với việc đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam, Mỹ cố giành thắng lợi trong vòng 25 đến 30 tháng (giữa năm 1965 - 1967). Để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Tháng 3 năm 1965 mới có 27.000 quân Mỹ ở Miền Nam thì đến tháng 7 năm 1965 con số đó đã lên tới 81.000 và tới tháng 10 là 148.300. Bên cạnh đó, Mỹ còn thúc ép một số nước đồng minh của Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Cho đến cuối 1965, trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã có trên 750.000 quân Mỹ, quân của Chính quyền Sài Gòn và quân “đồng minh” của Mỹ. “Chiến tranh đặc biệt” hay “Chiến tranh cục bộ” về tính chất cũng như mục đích vẫn chỉ là thực hiện cho được chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do thực tế chiến trường nên chúng đã thay đổi biện pháp và cách sử dụng thay

vì quân ngụy là lực lượng chủ yếu trong chiến tranh “đặc biệt” thì nay quân Mỹ đóng vai trò trực tiếp trên chiến trường hay đó chính là quá trình “Mỹ hoá” chiến tranh. Tháng 7 năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào chiến trường miền Nam, tổ chức lại chiến tranh, thành lập các cơ quan quân sự Mỹ. Mỹ gấp rút xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay đảm bảo phục vụ cho 20 vạn lính Mỹ. Địch lấy Sài Gòn làm trung tâm, hình thành thế bố trí chiến lược mới ở miền Đông Nam Bộ. Quân ngụy giữ vai trò bình định, quân Mỹ và chư hầu làm nhiệm vụ “tìm diệt”. Biệt khu thủ đô đổi thành Quân khu thủ đô trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Cuối năm 1965 lực lượng bảo vệ Sài Gòn có một trung đoàn bộ binh và sư đoàn 25 ngụy, 10 chiến đoàn ứng chiến, một liên đoàn an ninh thủ đô, 03 tiểu đoàn, 10 đại đội bảo an và một đại đội quân cảnh. Ngoài ra, Quân khu thủ đô còn được tăng cường tiểu đoàn biệt động quân, tiểu đoàn thủy quân lục chiến, tiểu đoàn khóa sinh, một chi đội cơ giới và hai pháo đội 105mm. Địch chia Sài Gòn - Gia Định thành bốn vùng, vùng A là vùng địch kiểm soát mà chúng gọi là “vùng phát triển”. Vùng B là vùng tranh chấp yếu, là vùng trọng điểm bình định. Vùng C là vùng tranh chấp mạnh có căn cứ du kích. Vùng D là vùng giải phóng và căn cứ của ta. Đây là vùng tìm diệt, tự do oanh kích. Trong giai đoạn này, chính quyền Sài Gòn có sự rối loạn qua 11 cuộc đảo chính (kể cả đảo chánh hụt). Mỹ dựa vào tướng tá đám quân đội ngụy dựng lên chính quyền quân phiệt mới do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu là “Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia” giữ cương vị Quốc trưởng; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm “Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương” giữ cương vị Thủ tướng.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965, Mỹ - Thiệu thực hiện chương trình giai đoạn I do tướng Mỹ là Wesmorelend đề ra nhằm làm mục tiêu “ngăn chặn hoạt động đối phương trong mùa mưa, tổ chức lại chiến trường, triển khai quân viễn chinh trên toàn miền Nam”. Giai đoạn II gồm hai bước phản công chiến lược: từ tháng 01 năm 1966 đến tháng 5 năm 1966, Mỹ tổ chức cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất với mục tiêu là tìm diệt và bình định

Đông Nam Bộ. Trong đó Củ Chi được đánh giá là mục tiêu quan trọng của chiến trường Đông Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định. Tháng 2 năm 1966, Mỹ mở tiếp cuộc tiến công lần thứ hai với cuộc hành quân Attelboro.

Tại Củ Chi, địch tổ chức cuộc hành quân Crimp với nhiều binh chủng để phá địa đạo với quyết tâm là “bóc vỏ trái đất”. Từ 22 tháng 02 năm 1967 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967, khoảng 45 ngàn quân Mỹ và chư hầu với các phương tiện chiến tranh hiện đại đã mở một trận càn lớn nhất mang tên Junctioncity nhằm bắt sống, tiêu diệt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam và cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ. Trở lại cuộc càn Crimp, sau hơn 10 ngày không đạt được mục tiêu tiêu diệt cơ quan đầu não và đơn vị chủ lực quân giải phóng, đến ngày 19 tháng 01 năm 1966 địch buộc phải kết thúc. Quân Mỹ kéo xuống Nam Củ Chi và lập căn cứ tại Đồng Dù [3;104-105].

Chỉ có một mục tiêu mà coi như cuộc hành quân Crimp đạt được là tàn phá. Giặc Mỹ đã san bằng trên 1.000 ngôi nhà, đốt trụi trên 200 nhà khác, triệt hạ hàng ngàn hecta vườn cây, ruộng lúa, càn nát nhiều giao thông hào, đánh sập một số miệng địa đạo. Mỹ lần lượt điều các đơn vị thuộc sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới”, một sư đoàn đã kinh qua huấn luyện và chuyên tác chiến ở vùng rừng nhiệt đới, chống du kích… đến căn cứ Đồng Dù thay thế sư đoàn 1 “Anh cả đỏ”. Quân Mỹ liên tục chà đi xát lại, tập trung xung quanh Đồng Dù, hủy diệt các vùng Cây Sộp, Trảng Lắm, Phú Hiệp, … san bằng trên 2000 ngôi nhà và nhiều vườn cây. Sư đoàn 25 Mỹ đã biến vùng đất quanh căn cứ Đồng Dù và cả vùng lớn phía Bắc Củ Chi thành một vành đai trắng. Cho đến năm 1966, 660 hecta trong đó có 350 hecta đồn điền cao su ở xã Phước Vĩnh An trở thành căn cứ của 4.500 lính Mỹ. Đến tháng 11 năm 1966, trên đất Củ Chi, quân Mỹ lại mở cuộc càn quét phối hợp với ngụy vào vùng Nhị Bình, Bình Mỹ. Sau đó Mỹ lại mở cuộc hành quân Ce1derFalls, mục tiêu là vùng “Tam giác sắt”, trên bản đồ là một hình tam giác mà đỉnh là Bến Súc (thuộc xã Thanh Tuyền – Bến Cát), thị trấn Bến Cát và ngã ba sông Thị Tính gặp

sông Sài Gòn. Ban đầu chỉ rộng chừng 50 km2, cách Sài Gòn 30 km - 50km về phía Tây Bắc. Về sau “Tam giác sắt” được hiểu là vùng đất bao gồm cả Củ Chi, Trảng Bàng, Bến Cát (gần Dầu Tiếng). Chính kẻ thù đặt tên “Tam giác sắt” và coi đây là “mũi tên đáng sợ chĩa thẳng vào Sài Gòn”. Đây là căn cứ địa mà quân khu Sài Gòn - Gia Định thường đặt cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng gồm cả chủ lực Miền làm bàn đạp tấn công và uy hiếp Sài Gòn.

Với ý định triệt hạ “Tam giác sắt”, tiêu diệt đầu não quân khu Sài Gòn - Gia Định, “bới tung địa đạo Củ Chi, triệt hạ một vùng du kích chiến tranh mạnh”, nhưng thấy trước là không dễ dàng, nên trong cuộc quân CederFalls, địch huy động trên 30.000 quân gồm hai sư đoàn Mỹ (sư BB25, sư BB1), ba chiến đoàn ngụy (tổng cộng 23 tiểu đoàn, trong đó có 15 tiểu đoàn Mỹ), tăng cường trung đoàn 11 kỵ binh thiết giáp Mỹ, 08 tiểu đoàn pháo 105 li, 02 tiểu đoàn pháo 155 li, lực lượng đặc nhiệm công binh và hóa học, chó berger… nhằm mục tiêu “bới tung địa đạo Củ Chi”. Địch xác định, nếu tiêu diệt được địa đạo là giải quyết được chiến tranh du kích tại đây. Do đó, trong cuộc hành quân này Mỹ rất coi trọng vai trò của công binh. Trung tá Siermem xác định “CederFalls là một cuộc hành quân có ý nghĩa nhất về mặt tác chiến công binh trong chiến tranh hiện đại kể từ trước đến giờ”. Điều đó giải thích tại sao trong cuộc hành quân này, Mỹ huy động một lực lượng đặc nhiệm công binh và hóa học lên đến 600 tên, cộng thêm 300 quân cụm công binh 79. Sau cuộc hành quân Crimp, địch đã kết luận “hệ thống đường hầm Củ Chi là một trở ngại kinh khủng và nguy hiểm”. Thoạt đầu, chúng nghĩ đường hầm rất đơn giản, tưởng có thể bơm nước diệt được. Nhưng ở Hố Bò, Phú Mỹ Hưng, sau những đợt bơm nước bằng xitec, chúng mới phát hiện ra là không hiệu quả du kích đã bịt kín cửa,nước bị chặn lại. Từ đó, chúng xác định “một thái độ nghiêm túc hơn, một sự phân tích tỉ mỉ và có nghề nghiệp” đối với vấn đề địa đạo. Địch tổ chức nghiên cứu, viết tài liệu huấn luyện, tổ chức những đội phá đường hầm, gọi là những đội “chuột cống” gồm 08 - 10 đội viên được tuyển

chọn trong những binh sĩ tình nguyện dũng cảm nhất, lưỡi lê, gậy, dụng cụ đào hầm, máy thổi, lựu đạn M72, thuốc độc CS1, lựu đạn khói màu, thuốc chống sâu bọ.

Ngoài nhiệm vụ “bóc vỏ mặt đất” với 200 xe ủi và những đội “chuột cống”, công binh đã ghép được cầu phao cho xe tăng M48 qua sông Thị Tính, xây dựng bè nổi làm hỏa điểm di động trên sông, … Bộ binh, xe tăng, máy bay lên thẳng, tàu thuyền đổ bộ nhằm vào các khu vực Long Nguyên, Bến Súc, Củ Chi…, thực hiện “bốn mặt bao vây trên bịt kín”. Hằng trăm xe tăng tiến qua các làng mạc, căn cứ. Quả thật, so với các cuộc hành quân trước đây, cuộc hành quân Ce1der Falls là một trận càn ác liệt, nguy hiểm. Bên cạnh 200 xe ủi thực hiện “bới tung địa đạo Củ Chi”, địch dùng cả súng phun lửa, bom na - pan để đốt cháy dưỡng khí trong địa đạo, lại bơm nước, đánh thuốc nổ, bơm hơi độc. Theo sau là “đội quân” berger sục sạo miệng hầm, các đội “chuột cống” luồn lách rất tích cực. Ngoài ra, địch đã thực hiện được một số ý định về mặt tàn phá san bằng 11km2 rừng, triệt hạ hầu hết làng mạc, đốt và san ủi 6.000 nhà, cướp 5.700 tấn lúa, làm chết và bị thương gần 1.000 người, gom được 15.000 dân Bến Súc, Củ Chi (phần nhiều đưa về trại tập trung Phú Cường, Phú Lợi - Bình Dương). Điều kiện sinh sống của nhân dân bị hủy diệt, nhiều cơ quan địa phương bị bật khỏi căn cứ [5;114-116].

Sau cuộc hành quân Ce1der Falls, trên đất miền Đông Nam Bộ, địch tập trung chuẩn bị vào cuộc hành quân phản công chiến lược thứ hai, một cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mang tên Junetion City. Vestuore huyên hoang tuyên bố: “Sẽ bắt sống những nhà lãnh đạo Việt cộng, bắt Đài phát thanh Giải phóng câm mồm, xé nát sư đoàn 9”. Do vậy, tháng 5 năm 1968, Mỹ - Ngụy tập trung lực lượng mở chiến dịch mang tên “Toàn thắng” đánh ra vùng ven thành phố, phản kích quyết liệt vào địa bàn Củ Chi. Chúng mở hàng loạt các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn, trung đoàn, tung quân vào khắp các làng, ấp sục sạo truy tìm lực lượng vũ trang của ta. Chúng tổ chức cho bọn phòng vệ dân sự phát quang bờ bụi ven sông Sài

Gòn, chặt hạ một số lô cao su ven lô 1, tăng cường đánh phá cơ sở, gây cho ta những khó khăn mới. Bởi vì ở miền Đông Nam Bộ, vùng giải phóng phía Bắc Củ Chi là một trong những mục tiêu hàng đầu mà địch ưu tiên sử dụng lực lượng nhằm tiêu diệt chủ lực giải phóng, triệt phá căn cứ đầu não Quân Khu Sài Gòn - Gia Định, giải tỏa áp lực “Việt Cộng” và mở rộng vành đai an toàn quanh Sài Gòn. Cuộc hành quân đánh vào phía Bắc Củ Chi của Mỹ mang tên Crimp là cuộc hành quân mà “cả chiến tranh thế giới thứ hai không có một kế hoạch tác chiến nào hoàn hảo như thế”. Với lực lượng huy động đến 12.000 quân (gồm 02 lữ đoàn 2 và 3 thuộc sư đoàn bộ binh 01 Mỹ, 01 tiểu đoàn Úc, 08 tiểu đoàn ngụy), 300 máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng, 600 pháo cối, 600 xe cơ giới… được không quân chiến lược B52 yểm trợ dọn bãi (24 lượt chiếc) và có cả chó Berger lùng sục. Các lữ đoàn “Anh cả đỏ” kéo xuống Nam Củ Chi và lập căn cứ tại Đồng Dù. Đồng Dù án ngữ trên lộ 02, đường nối liên xã với Phân khu ủy Gò Môn, chia cắt các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Phước Vĩnh An với cơ quan chỉ đạo quân khu. Chính vì thế, từ sau chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh. Ngày 01 tháng 4 năm 1965, Tổng thống Mỹ Giônxơn và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ quyết định tiến hành “Chiến tranh cục bộ”. Với sự có mặt trực tiếp của quân đội Mỹ trên chiến trường cùng với quân đội ngụy và một số nước chư hầu, kế hoạch chiến lược của Mỹ dự định tiến hành trong 18 tháng, qua 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Phá kế hoạch mùa mưa của ta, triển khai nhanh quân Mỹ và chư hầu trên chiến trường miền Nam.

 Giai đoạn 2: Mở các cuộc phản công, tiến công tìm và diệt chủ lực ta, giành quyền chủ động trên chiến trường, kiểm soát vùng nông thôn.

 Giai đoạn 3: Mở các cuộc hành quân tiêu diệt các cơ quan, căn cứ đầu não kháng chiến, hoàn tất chương trình bình định.

Ở Miền Đông Nam Bộ, vùng giải phóng phía bắc Củ Chi là một trong những mục tiêu hàng đầu mà địch ưu tiên sử dụng lực lượng nhằm tiêu diệt chủ lực giải phóng, triệt phá căn cứ đầu não Quân khu Sài Gòn - Gia Định, giải tỏa áp lực “Việt Cộng” và mở rộng vành đai an toàn quanh Sài Gòn.

3.1.2. Quân và dân Củ Chi kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chống Mỹ vũ trang chống Mỹ

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) tháng 03 năm 1965 đã quyết định: mọi hoạt động ở miền Bắc nhanh chóng chuyển hướng. Các cơ quan, nhà máy, trường học và một bộ phận dân cư khẩn trương phân tán, sơ tán khỏi những vùng trọng điểm đánh phá của địch, các phong trào thi đua dấy lên mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) tháng 12 năm 1965 kết luận: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở vững chắc để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào. Phương châm chiến lược chung vẫn là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Củ Chi là nơi tiếp giáp giữa Trung ương cách mạng miền Nam, có vùng giải phóng, vùng căn cứ kháng chiến và trung tâm đầu não của chính quyền ngụy Sài Gòn. Củ Chi trở thành nơi tập trung mũi nhọn của Mỹ.

Chuẩn bị vào trận lớn với quân Mỹ, quân dân Củ Chi đã củng cố địa đạo, chiến hào, xây dựng hầm chông, hố chông, bãi tử địa, làng chiến đấu có thể vừa phòng thủ vừa tiến công, có thể đánh trả kẻ thù từ trên trời xuống, trong ra, ngoài vào. Đầu năm 1966, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định mở hội nghị về tình hình nhiệm vụ của khu trong thời kỳ chiến tranh Cục bộ. Qua phân

tích thực tiễn chiến trường, Hội nghị xác định: trong điều kiện có quân chiến đấu Mỹ, ta vẫn quyết tâm đẩy mạnh đấu tranh chính trị gắn với đấu tranh vũ trang, không ngừng tích lũy lực lượng, chuẩn bị tiến tới tổng công kích, tổng

Một phần của tài liệu Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)