c. Hợp tác phát triển
4.3. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam
Sử dụng cặp tỷ giá chéo EUR/USD = (EUR/VND)/(USD/VND) để đưa ra tác động của biến động EUR/USD tới VND và những ảnh hưởng cụ thể khác. Các ảnh hưởng ở đây được xét theo mối quan hệ về xuất nhập khẩu, đầu tư. Đây là những trường hợp cơ bản nhất, không xét đến trường hợp khác như: việc tỷ giá EUR/USD tăng ảnh hưởng bởi cả EUR/VND và USD/VND cùng tăng hoặc cùng giảm, nhưng với mức tăng giảm khác nhau.
Trường hợp Khả năng xảy ra Ảnh hưởng EUR/USD tăng EUR/VND tăng,
USD/VND không thay đổi
- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm - Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng
- Quan hệ với Mỹ không chịu tác động nhiều
EUR/VND không thay đổi, USD/VND giảm
- Quan hệ với EU không thay đổi nhiều
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm - Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
EUR/VND tăng, USD/VND giảm
- Kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng, kim ngạch nhập khẩu giảm - Đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ giảm
- Đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giảm - Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ tăng
EUR/USD giảm EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào EU giảm
- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm
EUR/VND không thay đổi, USD/VND tăng
- Xuất khẩu sang Mỹ tăng
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
EUR/VND giảm, USD/VND không thay đổi
- Xuất khẩu vào EU giảm
- Luồng vốn đầu từ từ EU vào Việt Nam giảm
- Nhập khẩu các sản phẩm từ Mỹ giảm
- Luồng vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam tăng
Đây là những trường hợp đánh giá cơ bản, tuy nhiên xét về biến động của tỷ giá đối với VND ta phải xét đều nhiều yếu tố, chẳng hạn như cán cân thương mại giữa Việt Nam và EU, Mỹ, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất của hai nước, chính sách điều hành tỷ giá…
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, NHNN kiểm soát sự biến động của tỷ giá USD/VND, tỷ giá của các loại ngoại tệ khác quy đổi gián tiếp theo tỷ giá USD với ngoại tệ đó theo tỷ giá quốc tế. Như vậy, biến động của tỷ giá EUR/USD sẽ có ảnh hưởng lớn đến biến động của tỷ giá EUR/VND.
Như đã phân tích ở phần trên, tỷ giá EUR/USD được dự báo là sẽ tăng với mức tăng khoảng từ 5,7% đến 6,4% ở thời điểm cuối năm. Như vậy nếu tỷ giá USD/VND được kìm giữ như mức hiện nay 1 USD = 19.500 – 19.700 VND như hiện nay, thì dự báo tỷ giá EUR/VND cũng sẽ tiếp tục tăng.
Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/VND tăng sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU cũng như việc tăng cường đầu tư từ khối các nước nước này vào Việt Nam.
EU hiện tại đang là một đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2009, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của các mặt hàng Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ hai (vốn FDI thực hiện) của Việt Nam.
Hiện nay thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng.
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trị
giá
Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Tổng KN XK vào EU 10 17,6 10.6 6,0 12.1 14,2 KNXK các mặt hàng chủ lực 6.99 17,6 7.43 6,3 8.3 11,7 Dệt May 1.75 20,7 1.85 5,7 2.1 13,5 Giày dép 2.6 21,3 2.75 5,8 3 9,1 Thuỷ sản 1.1 20,6 1.25 13,6 1.45 16,0 Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Với lợi thế về tỷ giá EUR/VND sẽ góp phần gia tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ EU không nhiều. Từ đó Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi thặng dư thương mại trong quan hệ thương mại hai chiều với EU, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tỷ giá giữa bốn đồng tiền chủ chốt trong giai đoạn 2005- nay có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn từ 2005- cuối 2007, nhìn chung USD giảm giá so với các đồng tiền còn lại. Giai đoạn sau từ đầu 2008- nay tỷ giá liên tiếp biến động mạnh. Giải thích hiện tượng này là do để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính các nước theo đuổi các chính sách khác nhau và yếu tố tâm lý tác động đến niềm tin của thị trường vào việc nắm giữ các đồng tiền nào.
Việc dự báo xu hướng tỷ giá trong thời gian tới gặp phải những khó khăn nhất định do chính sách của các nước sẽ còn có nhiều điều chỉnh. Song dù thế nào đi nữa thì những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới bao gồm hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế do Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, Anh hiện là những đối tác chiến lược.