Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2015 đến nay (Trang 66 - 69)

c. Hợp tác phát triển

4.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP)

Theo báo cáo của FED, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2010 của kinh tế Mỹ sẽ ở mức 3 - 3,5%, thấp hơn so với ngưỡng 3,2 - 3,7% cũng do cơ quan này đưa ra hồi tháng 4. FED cũng dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện đang ở mức 9,5%, trong trường hợp khả quan nhất sẽ giảm xuống còn 9,2% vào cuối năm nay. Chính nguyên nhân này mà FED sẽ có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,25% - 0 % để thúc đẩy tăng trưởng sau khi nền kinh tế Mỹ.

Đầu tháng 9/2010, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cũng công bố tiếp tục giữ mức lãi suất ở 1% và lãi suất này được dự báo sẽ duy trì từ nay cho đến cuối năm 2011.40

Thời điểm ban đầu, 1 EUR = E0 USD Thời điểm t, 1 EUR = E1 USD

Sự thay đổi tỷ giá ∆E = (E1 - E0)/ E0

R1: lãi suất lại EU R2: lãi suất tại USA

Theo học thuyết ngang giá lãi suất, tại thời điểm t 1. (1 + R1) EUR = E0 (1 + R2) USA

→ E1 = E0 (1 + R2)/(1 + R1)

→ ∆E = (E1 - E0)/ E0 = (R2 - R1)/(1 + R1)

Trường hợp lãi suất FED duy trì là 0,25% và EU là 1%, thì sự biến động tỷ giá là: ∆E = (0,0025 – 0,01)/(1+0,01) = -0,0074 = -0,74%

Trường hợp FED giữ lãi suất là 0%, EU là 1% thì sự biến động tỷ giá là:

∆E = (0 - 0,01)/(1+0,01) = - 0,0099 = - 0,99%

Với tỷ giá đầu năm ngày 4/1/2010 là 1 EUR = 1,4417 USD thì tỷ giá vào cuối năm (31/12/2010) sẽ có 2 trường hợp:

+ Với lãi suất 0,25% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4310 + Với lãi suất 0% thì tỷ giá giảm về EUR/USD = 1,4274

So sánh hai tỷ giá này với thời điểm hiện tại là ngày 24/9/2010, EUR/USD = 1,3492 thì tỷ giá sẽ tăng lần lượt là 6,06% và 5,79%.

Như vậy, tổng hợp từ hai phương pháp PPP và IRP thì tỷ giá cuối năm sẽ tăng khoảng từ 5,7 – 6,4% so với thời điểm hiện tại 24/9/2010.

4.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật

Sử dụng đồ thị tuần giai đoạn từ 5/2009 đến nay để dự báo xu hướng của tỷ EUR/USD

Đường Trung bình giản đơn MA25 (màu xanh) vẫn đang có xu hướng xuống, trong khi đó MA12 (màu vàng) đã quay đầu và phục hồi trở lại cho thấy đang có một xu hướng tăng điểm ngắn hạn. Kết thúc phiên 12/9, đường giá EUR/USD =1,2856 đã có tín hiệu vượt lên trên hai đường trung bình càng cho thấy sẽ có một tín hiệu tăng điểm xảy ra.

Việc đường giá EUR/USD chạm dải dưới của dải băng Bollinger vào đợt đầu tháng 6, đã có sự bật lên trở lại qua một loạt phiên tăng điểm. Có một số sự điều chỉnh nhẹ đan xen, song khi đường giá vẫn chưa chạm dải trên và vẫn đang nằm ở khoảng giữa của dải băng thì tín hiệu đi lên vẫn sẽ còn tiếp tục. Kết hợp với chỉ báo Parabolic SAR vẫn đang nằm dưới cho thấy xu hướng tăng vẫn khá vững chắc (đây là một chỉ báo này khá nhạy).

+ Chỉ báo dòng tiền MFI (14) đang đạt mức 71,2, đây là mức khá cao và đang tiến sát vùng 80 cho thấy dòng tiền đang tiếp tục chảy vào.

+ Song chỉ báo sức mạnh mua vẫn đang ở mức trung bình RSI (14) = 51+ MACD đã vượt trên đường tín hiệu và có khả năng sẽ tạo vùng cỏ ở trên. Quan sát đợt tăng giá trước, việc tạo vùng cỏ đã cho thấy tỷ giá EUR/USD duy trì được đà tăng khá mạnh.

+ Stochastic cũng đang có tín hiệu tốt khi đã bắt đầu có dấu hiệu vượt lên trên đường tín hiệu.

Như vậy kết hợp các chỉ báo về xu hướng cùng các đường tín hiệu, có thể thấy được xu thế đi lên ngắn hạn khá chắc chắn của tỷ giá EUR/USD. Tuy nhiên đà tăng của tỷ giá sẽ gặp phải các ngưỡng kháng cự theo Fibonaci. Mức gần nhất là 1,3074 theo tỷ lệ là 38,2%. Ở mức 1,3480 đây cũng sẽ là một ngưỡng kháng cự khá mạnh của tỷ giá EUR/USD. Song nếu vượt qua được các mức kháng cự này đà tăng của tỷ giá sẽ khá mạnh.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2015 đến nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w