Nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng kiểm soát mọt hại kho

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến khả năng gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica trên vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamais) (Trang 27 - 30)

Trên thế giới cũng đã có các nghiên cứu sử dụng nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ sâu mọt hại kho. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung ở

nấm Beauveria bassiana Metarhizium anisopliae; các nấm khác như Beauveria amorpha, Paecilomyces spp., Isaria sp.,… còn rất hạn chế. Các kết quả cho thấy tính khả thi của việc sử dụng nấm kiểm soát các loài sâu mọt hại kho là rất cao.

Nghiên cứu nấm B. bassiana là tác nhân phòng trừ sinh học đối với loài mọt

Oryzaephilus surinamensis L. cho thấy giảm 91% số lượng mọt ở cả giai đoạn ấu

trùng và nhộng khi xử lý với nấm (Tanya Searle, Julian Doberski, 1984).

Bước đầu nghiên cứu khả năng sử dụng nấm côn trùng Beauveria bassiana

phòng trừ mọt ngô Sitophilus zeamais trong phòng thí nghiệm. Kết quả thu được tỷ lệ mọt ngô chết rất cao, đạt 88% sau 8 ngày xử lý với nồng độ 104 bào tử/ml (Adane K. et al. , 1996).

Kết quả nghiên cứu của Padin S. et al. (1997) hiệu lực tiêu diệt mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum của nấm Beauveria bassiana thì tỷ lệ mọt thóc đỏ chết đạt

85 - 87% sau 21 ngày xử lý.

Hidalgo E., Moore D. và Lepatourel G. (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng chế phẩm khác nhau của nấm Beauveria bassiana lên mọt ngô Sitophilus

zeamais Motsch. Dạng nhũ tương với B. bassiana ở nồng độ 109 bào tử/ml cho thấy

hiệu quả phòng trừ đạt cao nhất đối với mọt ngô. Công thức dạng bột của nấm B.

bassiana đạt hiệu quả phòng trừ mọt ngô tới 90% sau 15 ngày, ở 250C với mức thử

20g thuốc bột nấm/kg ngô (2 x 1010 bào tử/kg ngô) và đạt 77% với liều lượng 5 g/kg (5 x 109 bào tử/kg ngô).

Hiệu quả của nấm Beauveria bassiana trong phòng trừ mọt gạo Sitophilus

oryzae L. cũng đã được nghiên cứu, đánh giá. Thí nghiệm tiến hành với 3 nồng độ

của nấm là 3,2 x 105, 2,5 x 106 và 3,9 x 107 bào tử/ml. Kết quả thu được tỷ lệ mọt gạo chết sau 25 ngày xử lý với nồng độ bào tử nấm 28,0%, 48,4% và 75,8%. Như vậy, tỷ lệ mọt chết đạt cao nhất ở nồng độ cao hơn (3,9 x 107 bào tử/ml) và sự xuất hiện của trưởng thành F1 giảm đi 86,2% (Govindan S. et al., 2001)

Nấm gây bệnh côn trùng Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae

Paecilomyces spp. được sử dụng để phòng trừ mọt Sitophilus zeamais

bassiana ở nồng độ 1 x 108 bào tử/ml, tỷ lệ S. zeamais chết đạt 92 - 100% (LT50 = 3,58 - 6,28 ngày). Khi xử lý với nấm Paecilomyces sp., tỷ lệ S. zeamais chết thấp, chỉ đạt 26,32 ± 4,29% (LT50 = 10,38 ± 0,29 ngày) (Kassa A. et al., 2002)

Cherry A. J., Abalo P. And Hell K. (2005), nghiên cứu đánh giá ở các trạng thái khác nhau của hai loài nấm Beauveria bassianaMetarhizium anisopliae để phòng trừ Callosobruchus maculatus trong kho đậu. Sử dụng nấm ở dạng dung dịch và dạng bột để diệt mọt Callosobruchus maculatus cho thấy tăng nồng độ thì hiệu lực của nấm càng cao.

Ảnh hưởng của chế phẩm nấm dạng bột của ba chủng nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ mọt gạo Sitophilus oryzae trong lúa (Hendrawan S., Yusof I., 2006). Các chủng nấm Beauveria bassianaMetarhizium anisopliae được kết hợp với bột trơn, bột kaolin và bột sắn rồi trộn lẫn vào thóc gạo đã thả mọt gạo vào. Kết quả cho thấy công thức phối trộn với kaolin ở nồng độ 1 x 109 bào tử/g và liều lượng 0,15g cho tỷ lệ chết cao nhất đến 98,75%.

Hiệu lực trừ sâu của Beauveria bassiana kết hợp với 3 loại tảo cát phòng trừ

Sitophilus granarius thí nghiệm được tiến hành ở các mức nhiệt độ và độ ẩm khác

nhau cho thấy hiệu quả đạt được rất tốt (Athanassiou C.G., Steenberg T., 2006). Vassilakos T.N., Athanassiou C.G. (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu lực trừ sâu của nấm Beauveria bassiana kết hợp với tảo cát đối với loài mọt đục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica và mọt gạo Sitophilus oryzae trong kho lúa mỳ. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 260C thì hiệu lực của nấm đạt cao hơn cả.

Golnaz Shams et al. (2011), đánh giá hiệu quả ức chế của nấm Beauveria bassiana đối với mọt trưởng thành Callosobruchus maculatus F. và Sitophilus

granarius L. trên các loại ngũ cốc trong điều kiện tối (27 ± 20C và 65 ± 5% RH).

Vật chủ nhiễm nấm với 5 mức nồng độ khác nhau, C. Maculatus là 104; 1,2 x 105; 7,2 x 105, 4,07 x 106 và 2,3 x 107 bào tử/ml và loài S. granarius là: 2,3 x 106; 4,7 x 106; 7,2 x 106; 1,2 x 107 và 2,3 x 107 bào tử/ml. Kết quả cho thấy LT50 giá trị thấp nhất với nồng độ cao nhất (2,3 x 107 bào tử/ml) đối với loài C. maculatus là 6,63 ngày và S. granarius là 10,45 ngày. Mặt khác, LC50 vào ngày thứ 9 sau tiếp xúc đối

với loài C. maculatus là 3,17 x 106 và S. granarius là 6,08 x 107 ml/con. So sánh LC50, LT50 giá trị và tỉ lệ chết cho thấy B. bassiana có khả năng kiểm soát được cả hai loài nhưng hiệu quả C. maculatus cao hơn so với S. granarius.

Lisestengard Hansen và Tove Steenberg (2007) [74, tr. 237-242] đã nghiên cứu khả năng phòng trừ mọt thóc Sitophilus granarius của nấm B. bassiana. Hiệu quả phòng trừ cao, đã tiêu diệt tới 83 - 98% số lượng mọt thóc trong kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến khả năng gây bệnh của nấm ký sinh côn trùng Isaria javanica trên vật chủ mọt ngô (Sitophilus zeamais) (Trang 27 - 30)