VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘCPHÁT TRIỂN KINH TẾ –

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 49 - 56)

XÃ HỘI Ở TPHCM:

- Nguồn vốn ODA bổ sung phần vốn cho thành phố Hồ Chí Minh trong công

cuộc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương

Nguồn thu ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Tổng thu ngân sách nhà nước phần nội địa. + Thuế xuất nhập khẩu.

+ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

+ Thu ngân sách địa phương (Phần được điều tiết để lại địa phương).

- Giúp thành phố nghiên cứu phát rriển hạ tầng cơ sở các dự án cấp nước,

thoát nước giao thôn, tăng cường năng lực quy hoạch quản lý đô thị

- Đóng góp tích cực cho quá trình thực hiện các chương trình kinh tế –xã hội

như chương trình xóa đói giãm nghèo, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường..

- Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng trường học, trang bị

- Cải taọ bệnh viện, trang bị thiết bị hiện đại cho bệnh viện góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân lao động và tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các tầng lớp nhân dân.

Kinh nghiệm để chuẩn bị thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: Thứ nhất: Chuẩn bị tốt dự án xin viện trợ

Việc chuẩn bị tốt các dự án trước khi xin viện trợ sẽ giúp cho địa phương chủ động định hướng nguồn vốn và lĩnh vực đầu tư ưu tiên, từ đó có kế hoạch sử dụng đúng mục đích và kế hoạch trả nợ hợp lý. Trước khi đề xuất lên Chính phủ các địa phương cần tiến hành xem xét để xác định trước những vấn đề.

- Tính cấp thiết của dự án.

- Quy định rõ mức vốn cần vay và mức huy động trong nước.

- Hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn trả trong tương lai.

- Nghiên cứu kỹ những chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài.

Thứ hai: Xác định đúng lĩnh vực đầu tư ưu tiên.

- Phần viện trợ không hoàn lại được sử dụng vào các lĩnh vực hạ tầng xã hội

hoặc vào những lĩnh vực có tác động lớn đến đại đa số quần chúng nhân dân như giáo dục tuyên truyền, đào tạo dạy nghề, y tế chăm sóc sức khỏe.

- Phần vốn hoàn lại sử dụng để đầu tư cho các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn,

thời gian thu hồi vốn dài, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước như các dự án thuộc hạ tầng kinh tế như giao thông, năng lượng, thủy lợi, cấp nước.

Mọi khoản vay được tính là nguồn thu ngân sách nên các khoản trả nợ phải tính vào các khoản chi để cân đối ngân sách hàng năm.

Thứ tư: Qui định rõ những nguyên tắc trong sử dụng vốn ODA.

Phần thi công công trình và mua sắm thiết bị phải được tiến hành đấu thầu theo nguyên tắc: tùy theo điều kiện nếu trong nước đảm đương được thì thực hiện đấu thầu trong nước, nếu đấu thầu quốc tế phải tham khảo chi tiết về giá, tính năng kỹ thuật để chọn nhà thầu tốt nhất.

Các vướng mắc chung trong quá trình thực hiện dự án ODA:

1. Thực hiện hiệu lực khoản vay:

-Chậm trể trong việc chuẩn bị ý kiến pháp lý cần thiết để khoản vay có hiệu lực.

-Thủ tục phê duyệt của các cơ quan phê chuẩn chậm trễ.

- Chậm trễ thực hiện đối với các điều kiện đặc biệt để khoản vay có hiệu lực như tổ chức văn phòng dự án, chỉ định Giám đốc dự án và thu hồi đất đai hay giải tỏa.

2. Tổ chức và nhân viên văn phòng dự án:

- Phê duyệt cơ cấu tổ chức chậm trể. -Thiếu cán bộ kỹ thuật có năng lực.

- Khó khăn trong việc tuyển cán bộ có năng lực do trả công thấp không tương xứng với năng lực hoặc thiếu động cơ đúng đắn.

- Cơ cấu tổ chức yếu kém hoặc không phù hợp.

- Cán bộ được chỉ định để thực hiện dự án không tham gia trong giai đoạn chuẩn bị và thẩm định dự án.

3. Ký kết và giám sát chuyên gia tư vấn:

- Khó khăn trong việc xác lập tiêu chuẩn và điều khoản tham chiếu.

- Kết quả làm việc của chuyên gia không thích đáng do điều kiện làm việc tại nước sở tại không thuận tiện.

- Khó khăn trong việc đánh giá khả năng thực có của chuyên gia tư vấn khi xem xét bản sơ yếu lý lịch và bản đệ trình.

- Các thủ tục và yêu cầu tuyển mộ chuyên gia tư vấn nước ngoài của Chính phủ còn cồng kềnh, cứng nhắc và hạn chế.

- Chi phí cho chuyên gia tư vấn nước ngoài cao so với chuyên gia tư vấn trong nước.

- Vấn đề thanh toán từ phía tư vấn.

- Chính phủ chưa có sự hổ trợ đầy đủ về mặt hậu cần cho chuyên gia tư vấn. - Sự bất đồng ý kiến giữa đơn vị thực hiện dự án và chuyên gia tư vấn.

4. Mua sắm hàng hóa và xây lắp:

- Đơn vị thực hiện dự án thiếu chuyên gia về mua sắm thích hợp. - Các thủ tục mua sắm phức tạp và cồng kềnh.

- Khó khăn hay chậm trễ trong việc thực hiện phê duyệt ở cấp thẩm quyền cao hơn.

- Các nguyên tắc, quy chế, thông tư mua sắm của Chính phủ cứng nhắc.

- Thiếu quỹ đối ứng khi mua sắm trong nưó7c hay chậm trễ khi giải ngân quỹ này.

- Hàng hóa của nhà cung cấp không đạt yêu cầu theo các điều khaỏn của hợp đồng.

- Chi phí lan tràn.

- Sự phân công trách nhiệm không đầu đủ giữa các Bộ, ngành hữu quan liên quan và đơn vị thực hiện dự án.

5. Quản lý xây dựng:

- Chậm trễ khi cung cấp thiết kế kỹ thuật.

- Việc thay đổi điều kiện hợp đồng và quy cách kỹ thuật. - Chất lượng công việc nhà thầu kém.

- Vấn đề tài chính về phía nhà thầu. - Vấn đề giải tỏa.

- Vấn đề an toàn tại mặt bằng dự án. - Vấn đề kỹ thuật.

- Điều kiện làm việc tại mặt bằng dự án còn nghèo nàn. - Vấn đề nhân lực.

- Chậm trễ trong việc hoàn trả các chi tiêu của nhà thầu.

6 Rút vốn tài khoản vay:

- Các thủ tục của chính phủ trong việc phê duyệt đơn rút vốn còn rườm rà. - Chưa làm quen với quy trình và quy tắc các hình thức giải ngân của nhà tài trợ.

7 Vận hành và thực hiện dự án:

- Thiếu sự phối kết hợp giữa cá nhân quản lý dự án và cán bộ thực hiện dự án. - Thiếu khoản dự trù cho các thiết bị phụ và bảo dưỡng.

- Cán bộ thực hiện dự án thì không đủ năng lực và trình độ để vận hành và quản lý một dự hoàn chỉnh.

. Các dự án ODA thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận trong thời gian qua đa số ở qui mô nhỏ, dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, các định dự án, quy hoạch tổng thể.

. Việc sử dụng ODA của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã giải quyết được nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến phát triển đô thị, cải thiện mội trường, cấp nước, cải tạo mạng lưới điện, tăng cường trang thiết bị cho ngành y tế, giáo dục, dạy nghề, đổi mới công nghệ...

. Việc phân bổ ODA cho thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của thành phố.

. Việc thực hiện các dự án ODA còn gặp nhiều khó khăn do các quy định của Nhà nước về triển khai thực hiện chưa đầy đủ.

. Năng lực đội ngũ cán bộ trong các ban quản lý còn yếu, thiếu kinh nghiệm, công tác không liên tục.

. Công tác quy hoạch định hướng phát triển cho từng ngành chưa đồng bộ. . Trong lĩnh vực tổ chức quản lý theo dõi hình thành các dự án ODA chưa rõ ràng trách nhiệm giữa các Sở chuyên môn và Ban chỉ đạo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN ODA TẠI TPHCM

3.1 CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP:

- Tìm hiểu thành công và thất bại trong quản lý và sử dụng ODA tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua nhằm đưa ra những đề xuất, rút kinh nghiệm để sắp tới địa phương có thể nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA này.

- Các giải pháp được đề nghị sẽ khắc phục những tồn tại đã phân tích ở phần 2 để địa phương có thể tiếp cận được nguồn vốn ODA phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mình.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)