PHÂN TÍCH CƠ CHẾ QUẢN LÝ ODA

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 29)

Mặc dù chúng ta đã nhận viện trợ ODA của các nước và các tổ chức đa phương từ nhiều năm nay, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có những bộ phận

phụ trách chuyên nghiệp về ODA và các văn bản quy định mang tính chất luật về ODA, mới chỉ có nghị định 87/CP của Chính phủ quy định về Quản lý và

sử dụng ODA và thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành nghị định này. Trong các văn bản này chủ yếu mới chỉ quy định nhiệm vụ của các Bộ có liên quan. Nhưng việc sử dụng ODA có hiệu quả hay không (để được tiếp tục nhận tài trợ với mức cao hơn) lại nằm trong tay của các đơn vị có nhu

cầu về ODA, bởi lẽ theo quan điểm mới ngày nay vốn vay phải được sử dụng có

hiệu quả cho nền kinh tế, cụ thể là vay 1 USD phải tạo ra được từ 1,6 đến 2 USD cho công cuộc phát triển kinh tế.

Cơ chế quản lý ODA nói chung còn nặng về hình thức: Bản quy chế về quản lý và sử dụng ODA chủ yếu quy định về hình thức quản lý mà chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của những đơn vị có nhu cầu về ODA, chưa có quy định về thanh tra sử dụng ODA như thế nào. Hơn nữa trong quá trình thu hút và sử dụng ODA còn chưa có sự phân định rõ vai trò của Chính phủ, các cơ quan Chính phủ và các chính quyền địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ mới có Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố số 2646/1999/QĐ-UB-QLDA ngày 8/5/1999 ban hành Quy định

phân công nhiệm vụ các sở-ngành thành phố quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN CÁC DỰ ÁN ODA:

Vốn viện trợ phát triển (ODA) trong những năm gần đây, các quốc gia viện trợ vốn đầu tư phát triển đã chú ý nhiều đến việc tập trung vốn cho TP Hồ Chí Minh. Năm 1999 thành phố tiếp nhận 50 triệu USD (khoảng 650 tỷ đồng) vốn viện trợ dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và cho vay dài hạn với lại suất thấp.

Hiện nay thành phố nhận được nguồn vốn này qua điều phối của trung ương. Trong những năm sắp đến, nếu thành phố được phép trực tiếp thương thảo với nhà tài trợ để vay vốn ODA thì nguồn vốn này có thể được khoảng 200-250 triệu USD/năm.

2.2.1 Phân theo nguồn tài trợ:

Từ năm 1990 đến 31/12/1999, thành phố Hồ Chí Minh đã được phê duyệt 36 dự án ODA với tổng giá trị 241,8 triệu USD, bao gồm 28 dự án vốn viện trợ không hoàn lại trị giá 39,11 triệu USD (chiếm 16,17%), 8 dự án vay tín dụng ưu đãi với số vốn 202,73 triệu USD (không tính vốn đối ứng Việt nam khoảng 31,45 triệu USD).

Cấp nước 40,33% Các ngành khác 4,31%

Bảo vệ môi trường 31,72% Thoát nước 2,73%

Giao thông 15,09% Sản xuất 0,44%

Y tế - Giáo dục 5,17% Văn hóa – Thông tin 0,21%

Tập trung chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng thành phố ngành chiếm tỷ trong cao nhất là cấp thoát nước 40,33%, kế đến là ngành bảo vệ môi trường 31,72% và đứng thứ ba là ngành giao thông 15,09%

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Số dự án Tổng trị giá Tỷ lệ

Phân theo nguồn vốn tài trợ

1 Viện trơ ïkhông hoàn lại 28 39,11 16,17%

2 Vay tín dụng ưu đãi 8 202,73 83,83%

Phân theo ngành

1 Cấp nước 9 97,54 40,33%

2 Thoát nước 3 6,60 2,73%

3 Giao thông 5 36,50 15,09%

4 Bảo vệ môi trường 7 76,70 31,72%

5 Y tế - Giáo dục 6 12,50 5,17%

6 Văn hoá – Thông tin 1 0.5 0,21%

7 Sản xuất 1 1,07 0,44%

8 Các ngành khác 4 10,43 4,31%

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tháng 4/2000.

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Tổng trị giá Tỷ lệ

1 Viện trơ ïkhông hoàn lại 26,27 30,94%

2 Vay tín dụng ưu đãi 58,62 69,06%

3 Tổng 84,89 100%

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tháng 4/2000.

Tính đến 31/12/1999, thành phố đã giải ngân được 84,89 triệu USD (chiếm 35,14% vốn ODA thành phố tiếp nhận), trong đó các dự án viện trợ không hoàn lại là 26,27 triệu USD (chiếm 30,94%) và các dự án vay ưu đãi là 58,62 triệu USD (chiếm 69,06%).

2.3.1 Các dự án đã thực hiện xong:

Đơn vị tính: Triệu USD

Loại ODA Số TT Tên dự án Nước tài trợ Năm hoàn thành Vay Viện trợ

A NGÀNH GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH I. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước sông Sài gòn Italia 1996 26,20

Nghiên cứu chống thoát nước khu vực Pháp 1995 0,39

Tăng cường khả năng tổ chức CTy cấp nước TP

ADB 1996 0,60

Khảo sát mạng phân phối nước Pháp 1995 0,45

Lập dự án tuyến ống nước thô Hóa an Canada 1995 0,40

Qui hoạch tổng thể cấp nước TP ADB 1995 0,60

II. Giao thông

Nghiên cứu khả thi hệ thống cầu qua sông Sài gòn

Anh 1997 1,21

B BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Qui hoạch xử lý rác TP Hà lan 1996 0,23

Cải tạo, bảo vệ môi trường ADB 1996 0,60

Xác định tính ưu tiên các dự án về môi trường

ADB 1998 0,60

Chuyển đổi công nghệ Haps bảo vệ tầng Ôzon

UNDP 1997 0,40

C Y TẾ – GIÁO DỤC

Cải tạo bệnh viện Nhi đồng 2 Pháp 1995 6,61

Trang bị máy X quang cho các bệnh

viện TP Pháp 1993 0,89 Hàn quốc 1995 1,00 Nhật 1994 0,60 Thái lan 1993 0,50 Đức 1991 0,20 Trang bị T/ bị dạy nghề cho TT dạy

nghề Q1, Q3, Q5, Nhà bè, Thủ đức, Hóc môn, Củ chi

Thụy

Điển 1992 0,60

XD và đồ dùng dạy học cho các trường

tiểu học TP WB 1995 1,10

Trang bị cho TT dạy nghề Bình Thạnh Anh 1995 0,50

Trang bị cho TT dạy nghề Nhà bè Đài

Loan 1995 0,50

D VĂN HÓA – THÔNG TIN Pháp Trang bị máy phát 10KW cho Đài

truyền hình TP Pháp 1995 0,50

E SẢN XUẤT

Đầu tư dây chuyền sản xuất thịt chế

biến (Vissan) Pháp 1991 1.07

F CÁC NGÀNH KHÁC

Tăng cường năng lực qui hoạch, quản lý đô thị TP

UNDP 1998 1,15

- Các dự án ODA phần lớn đầu tư tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng 17 dự án (chiếm 58% trên tổng dự án thành phố tiếp nhận), bảo vệ môi trường 7 dự án (chiếm 31%), còn lại các dự án cho ngành y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, các ngành khác 12 dự án (chiếm 11%).

- Các dự án đều đa số ở qui mô nhỏ và hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xác định dự án, quy hoạch tổng thể...Tuy nhiên, các nguồn tài trợ này đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc xác định dự án, phân loại ưu tiên và định hướng kế hoạch các chương tình dự án có nhu cầu vốn ODA như:

. Các dự án nghiên cứu quy hoạch giao thông đô thị của thành phố do Chính phủ Anh tài trợ,

. Dự án nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thoát nước và xử lý nước thải của thành phố do Chính phủ Nhật Bản tài trợ,

. Dự án nghiên cứu tổng thể về cải thiện môi trường thành phố Hồ Chí Minh do ADB tài trợ...

- Giúp cho thành phố tầm nhìn tổng quát hơn trong chiến lược phát triển của thành phố từ năm 2000 đến năm 2005 và 2010, có kế hoạch xúc tiến thực hiện ngay các dự án trọng điểm như:

• Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vay của Ngân hàng thế giới.

• Dự án đường Đông -Tây và đường hầm qua sông Sài gòn vay của Nhật Bản.

• Dự án cải tạo kênh Sài gòn – Bến Nghé, Kênh Đôi – Tẻ vay của Nhật Bản.

• Dự án nâng cao năng lực quản lý giao thông vay của Ngân hàng thế giới.

Thực tế, các dự án đầu tư từ vốn ODA lớn bắt đầu được khởi công từ năm 1998 đến nay và đang ở giai đoạn chuẩn bị.

2.3.2 Các dự án đang thực hiện:

Trong số 36 dự án thành phố tiếp nhận, hiện có 15 dự án (gồm 8 dự án viện trợ và 7 dự án vay ưu đãi) đang triển khai thực hiện với tổng giá trị được duyệt là 192,82 triệu USD, thực hiện lũy kế đến 31/12/1999 là 35,87 triệu USD, trong đó dự án vay ưu đãi là 31,95 triệu USD và dự án viện trợ không hoàn lại là 3,92 triệu USD .

Đơn vị tính: Triệu USD

Loại ODA Số TT Tên dự án Nước tài trợ Năm hoàn thành Vay Viện trợ

A Ngành giao thông công chính

I. Hệ thống cấp nước

Cải tạo nâng cấp hệ thống Cấp thoát nước TP

ADB 1993 65,00

Sửa chữa và cải tạo 20 hồ lọc nước- NM nước Thủ đức

Pháp 1995-2000 3,30

Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường quản lý tổ chức Cty Cấp nước TP

ADB 1995-2002 0,60

II Hệ thống thoát nước

Dự án nâng cấp đô thị làm sạch kênh Tân hóa-Lò gốm

Bỉ 1998 5,60

Nghiên cứu khả thi hệ thống thoát nước TP (Kênh Nhiêu lộc-Thị nghè)

WB 1998 1,00

III. Giao thông

Đèn tín hiệu giao thông Pháp 1998 2,70

Tăng cường năng lực quản lý giao thông

Nâng cấp và mở rộng cầu Sài gòn

Pháp 1998 9,60

B Bảo vệ môi trường

Lò đốt rác y tế Bỉ 1998 1,39

Nâng cao năng lực quản lý môi trường TP

UNDP 1998 1,68

Cải thiện môi trường TP ADB 1998-2005 70,00 1,80

C CÁC NGÀNH KHÁC

Cải cách hành chánh UNDP 1998-2001 1,91

Hệ thống thủy lợi Hóc Môn –

Bắc Bình Chánh WB 1993 6,97

Hỗ trợ kỹ thuật giữa kỳ cho dự án Cải thiện môi trường TP

Nauy 1999 0,40

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP

2.3.3 Dự án sẽ triển khai năm 2000:

Đơn vị tính: Triệu USD

Loại ODA Số TT Tên dự án Nước tài trợ Năm hoàn thành Vay Viện trợ

1 Cải tạo thoát nước hệ thống

kênh Tàu hũ Sàigòn – Đôi tẻ

Nhật 2000-2010 512

2 Đường Đông –Tây và hầm

qua Thủ thiêm

Nhật 2000-2005 491

3 Nâng cấp công trường xử lý

rác Gò cát

Hà lan 2000-2005 11,14

4 Thí điểm quản lý rác quận 10 Hà lan 2000-2002 1,54

2..4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

2.4.1 Tình hình giải ngân:

Mức giải ngân ODA của thành phố Hồ Chí Minh so với mức trung bình của cả nước có cao hơn, của thành phố Hồ Chí Minh là 35,14%, trong khi mức trung bình cao nhất của nước khoảng 15-16%, của khu vực 20%.

Một số dự án của thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực từ trước năm 1998 nhưng do gặp nhiều khó khăn, thực hiện giải ngân chậm, ngừng dở dang phải tìm nguồn vốn khác hoặc phải kéo dài thời gian như:

* Dự án cấp nước sông Sài gòn vay của Ý.

* Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cấp thoát nước thành phố Hồ Chí Minh vay ưu đãi của ADB, có hiệu lực từ năm 1993, xây dựng trong 4 năm nhưng thực hiện chậm phải gia hạn kéo dài thời gian thực hiện dự án đến 31/12/2000.

*Dự án thủy lợi Hóc Môn – Bình Chánh vay của WB có hiệu lực từ năm 1996, xây dựng trong 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được phần vốn vay của thành phố.

*Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông vay của WB có hiệu lực từ 12/1998, xây dựng trong 4 năm nhưng đến nay mới thực hiện giải ngân được 2,78% phần vốn vay.

*Dự án đèn tín hiệu giao thông vay của Pháp tỷ lệ thực hiện 18%. Tiến độ triển khai chậm vì lập dự án ban đầu không chính xác nên thiếu vốn đang trình bổ sung.

Ảnh hưởng do giải ngân chậm:

- Làm thay đổi thông số của nghiên cứu khả thi của dự án.

- Giảm hiệu quả của dự án.

- Hạn chế khả năng trả nợ.

- Làm tăng nợ quá hạn của ngân sách.

- Làm ùn đọng vốn ODA cam kết.

Nguyên nhân:

1. Qui định của nhà nước:

Qui trình và thủ tục hiện hành của nhà nước ta trong việc sử dụng vốn ODA, kể cả qui trình và thủ tục giải ngân còn nặng nề, nhiều tầng nấc, nhiều khâu mà mỗi nơi có các yêu cầu, tiêu chuẩn khác nhau khiến cho việc thực hiện gặp khó khăn phải kéo dài.

Các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng không thống nhất và luôn thay đổi. Việc đền bù và giải phóng mặt bằng lại đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa chủ dự án và các ngành có liên quan cũng như chính quyền địa phương các cấp. Có một số dự án không chỉ đơn thuần là vấn đề đền bù di dân mà còn phải tái định cư.

Chế độ chính sách hiện hành thiếu đồng bộ, nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với các điều khoản đã được ký kết trong các hiệp định. Chủ đầu tư, trong các trường hợp này phải xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ cho từng trường hợp, từng dự án cụ thể.

Trình tự và thủ tục thanh toán còn rườm rà tốn nhiều thợi gian nên thường bị chậm trể.

Trong năm 1999 có nhiều thay đổi về các qui định trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: Nghị định 52/CP về quy chế đầu tư và xây dựng ban hành ngày 8/7/1999 và Nghị định 88/CP về quy chế đấu thầu ban hành ngày 1/9/1999 đơn giá xây dựng mới ban hành đẫn đến thủ tục trình duyệt chậm và có dự án phải làm lại hồ sơ, do đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Chưa có hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành về những phát sinh thực tế của các dự án như trường hợp giá dự thầu cao hơn giá xét thầu hoặc cao hơn giá thực tế kế hoạch được duyệt.

2. Về phía địa phương:

Trong quá trình triển khai các dự án ODA, chủ dự án không những phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định của phía nhà tài trợ. Vì vậy, việc triển khai các dự án ODA là rất phức tạp.

Thường thì việc chuẩn bị dự án ban đầu không đầy đủ nên khi triển khai thực hiện tình trạng phổ biến là thiếu vốn trong nước hoặc phải điều chỉnh nội dung của dự án.

Năng lực các Ban quản lý dự án yếu, không phối hợp được với công ty tư vấn và nhà thầu đẫn đến việc chuẩnbị hồ sơ các gói thầu không chính xác, không cụ thể, không rõ ràng gây nhiều tranh chấp trong quá trình triển khai. Báo cáo thực hiện các dự án không nghiêm túc, không đúng hạn, không khái quát hết tình hình khó khăn phát sinh trong thực hiện từ đó không phối hợp được với cơ quan quản lý để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tại thời điểm thành phố tiếp nhận dự án, các quy định của Nhà nước về triển khai thực hiện chưa đầy đủ như quy định đền bù giải tỏa, các quy định về đấu thầu, cấp phê duyệt các gói thầu, hướng dẫn lập kế hoạch vốn đối ứng trong

nước cũng như quy trình giải ngân vốn nước ngoài. Vì vậy, các ban quản lý dự án rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

Ở mỗi bước, ban quản lý dự án phải gửi hồ sơ đến nhiều Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương để được sự đồng ý của tất cả rất mất thời gian vì các tiêu chuẩn đòi hỏi rất khác nhau, đôi khi trái ngược nhau. Một dự án ở thành phố Hồ Chí Minh, để trình lên đến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo các ban quản lý dự án phải trình qua 8 cấp . Tiểu dự án “ Thủy lợi Hóc Môn – Bình Chánh” với hai phần A do một ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ trong các ban quản lý dự án còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong quá trình đàm phán, tổ chức tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, chưa thông thạo các quy trình thủ tục tiến hành cũng như triển khai dự án. Cán

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)