Tình hình khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 44 - 49)

Viện trợ không hoàn lại là một nguồn thu của ngân sách nhà nước, phải được hạch toán và quản lý theo Luật Ngân sách nhà nước.

Cơ chế quản lý tài chính nhà nước đối với các dự án ODA không chỉ có quy định về vốn đối ứng mà còn qui định về việc cho vay lại, về lãi suất, về trả nợ và thời gian trả nợ.

Khi cho vay lại, lãi suất có cao hơn, thời gian ân hạn ngắn hơn và thời gian vay cũng ngắn hơn (thường bằng phân nữa).

Theo báo cáo của Bộ tài chính, cho tới nay 70% vốn ODA huy động được từ bên ngoài được “Bộ cấp không” cho các dự án và 30% cho vay lại.

Sắp tới đây, Bộ Tài chính dự kiến giảm phần cấp không xuống còn 50% và 50% sẽ được cho vay lại. Cơ chế này cần được sớm xác định vì nó liên quan mật thiết đến ngân sách nhà nước. Mặt khác, cơ chế quản lý có được xác định thì các chủ dự án mới có thể chủ động tính toán hiệu quả tài chính của dự án, nhất là các dự án ODA vốn vay, không mất nhiều thời gian chuẩn bị và ký kết các hợp đồng cho vay lại.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có 9 dự án sử dụng vốn vay, trong đó có 3 dự án đã bắt đầu phải bố trí trả nợ vốn vay trong kế hoạch năm 2000 khoảng 1,5 triệu USD, năm 2003 vốn trả nợ dự kiến 5 triệu USD và đến năm 2005 vốn phải trả sẽ là 10 triệu USD.

. Dự án cấp thoát nước thành phố Hồ Chí Minh, vay của ADB, điều kiện vay 20 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất vay lại 8,5%/năm. Nguồn trả nợ từ việc bán nước sạch.

. Dự án hệ thống đèn tín hiệu giao thông, vay của Pháp, điều kiện vay 15 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 0%/năm, phí 0,75%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố.

. Dự án nâng cao năng lực quản lý giao thông thành phố Hồ Chí Minh vay của WB, điều kiện vay 40 năm, ân hạn 15 năm, lãi suất 0%/năm, phí 0,75%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố.

. Dự án nâng cấp và mở rộng cầu Sài gòn vay của Pháp, điều kiện vay 15 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 1,5%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố.

. Dự án lò đốt rác y tế vay của Bỉ, điều kiện vay120 năm, ân hạn 2 năm, lãi suất 2%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố.

. Dự án cải thiện môi trường thành phố Hồ Chí Minh vay của ADB, điều kiện vay 32 năm, ân hạn 8 năm, lãi suất 1,5%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố và thu phí.

. Dự án thủy lợi Hóc Môn – Bắc Bình Chánh vay của WB, điều kiện vay 15 năm, ân hạn 3 năm, lãi suất 1%/năm, nguồn trả nợ vay từ ngân sách thành phố.

Kiến nghị:

Thời gian qua, thành phố nhận được vốn ODA hạn chế chiếm khoảng 2% tổng vốn tài trợ cho Việt Nam, phần lớn các dự án mà thành phố nhận tài trợ là dự án có quy mô nhỏ và hỗ trợ kỹ thuật cho nghiên cứu, quy hoạch, trong khi đó, thành phố đang phải chịu một áp lực lớn cần phải giải quyết nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến phát triển giao thông đô thị, cải thiện môi trường, cấp nước trong đó đầu tư thêm mạng lưới ống cấp nước là cấp bách nhất, thoát nước, cải

tạo mạng lưới điện, tăng cường trang thiết bị cho ngành y tế, giáo dục, dạy nghề, đổi mới công nghệ...để tạo thêm môi trường thuận lợi của việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố trong thời gian tới. Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm phân bổ vốn ODA tương xứng với nhu cầu phát triển của thành phố.

-Về vốn đối ứng, phần vốn quan trọng để thực hiện các dự án, ước tính từ năm 2000-2005 thành phố cần khoảng 400 tỷ đồng/năm, dự kiến tổng số vốn đối ứng lên đến 2400 tỷ đồng trong 6 năm. Thời gian qua, vốn đối ứng các dự án ODA được tính từ ngân sách của thành phố, trong các năm tới các dự án đầu tư lớn sẽ triển khai phần vốn đối ứng cần thiết cho hoạt động của dự án sẽ lớn. Để tạo điều kiện phát triển thành phố, đề nghị Chính phủ:

* Hỗ trợ từ ngân sách trung ương thêm cho phần vốn đối ứng của các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, môi trường theo yêu cầu kế hoạch.

* Cho phép được để lại toàn bộ thuế giá trị gia tăng từ các dự án hạ tầng nhằm hỗ trợ một phần chi phí điều hành, quản lý, tái đầu tư và trả nợ. Trước mắt, đề nghị Chính phủ cho phép thưc hiện định chế này đối với dự án cấp nước, mỗi năm có khoảng 25 tỷ đồng.

*Về phía trách nhiệm của chính quyền địa phương, cần quan tâm lập kế hoạch vốn đối ứng chính xác và kịp thời trình các cơ quan có thẩm quyền tổng hợp xem xét và bố trí đầy đủ. Các dự án chương trình ODA phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của địa phương.

Thành phố dự kiến triển khai thực hiện cơ chế thu phí và nâng dần mức thu phí để tiến tới bù đắp được chi phí đầu tư cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

như phí xử lý rác, thoát và xử lý nước thải. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi phần tài chính dành cho việc trả nợ các khoản vay bắt đầu tăng dần.

Đề nghị các ngành trung ương hỗ trợ việc nghiên cứu cơ chế này, đồng thời một cơ chế như vậy được nghiên cứu và áp dụng dần từng bước ở những địa phương khác từ đó sẽ hạn chế sự chênh lệch về điều kiện cơ sở ở các vùng, tạo bình đẳng trong đầu tư các địa phương có điều kiện tương tự.

- Đối với các dự án của thành phố đã gởi hồ sơ đăng ký vốn ODA với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm và những năm trước, đề nghị Bộ có văn bản thông báo cho thành phố biết kết quả việc tìm kiếm và bố trí vốn cho các dự án đã đăng ký.

- Để tiếp cận với nguồn vốn ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin riêng của từng nhà tài trợ về các điều kiện vay, viện trợ hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Đối với các nước mà Việt Nam chưa có Hiệp định khung về hợp tác phát triển, đề nghị Bộ hướng dẫn các điạ phương một cách chi tiết và toàn diện.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề về từng lĩnh vực, cho từng loại cán bộ quản lý ODA. Về điạ điểm và tổ chức, Bộ phối hợp với địa phương có nhiều dự án hoặc theo khu vực.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan khi yêu cầu địa phương báo cáo đề nghị sử dụng các mẫu biểu đã ban hành.

Danh mục các dự án ODA thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Nước, tổ chức tài trợ OECF (Nhật):

. Hầm qua sông Sài gòn(121 triệu USD)

. Đường Tân sơn Nhất-Bình lợi (96 triệu USD) . Cầu Nguyễn văn cừ (46,267 triệu USD)

. Đường vành đay phía tây thành phố(78 triệu USD) . Cầu Phú Mỹ(139,45 triệu USD)

. Mạng phân phối nước cấp 2-3(50 triệu USD)

Nước, tổ chức tài trợ (Chính phủ Hà Lan):

. Xử lý rác Gò cát (11 triệu USD)

Nước, tổ chức tài trợ (Chính phủ Pháp):

. Nâng cấp trạm trung chuyển rác (6 triệu USD) . Nhà máy ván dăm(2,9 triệu USD)

. Nhà máy thuộc da(1,2 triệu USD)

. Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu(18 triệu USD)

. Sản xuất tinh nhân tạo heo, bò - giống cao sản (1 triệu USD) . Nhà máy chế biến thủy sản - Xí nghiệp Việt Long (2 triệu USD)

Nước, tổ chức tài trợ (Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức):

. Nghiên cứu khả thi xây dựng hệ thống giao thông đường sắt thành phố

Nước, tổ chức tài trợ (Chính phủ Na uy):

. Quản lý chất lượng không khí (800.000 USD) . Quản lý chất thải độc hại 1 triệu USD)

. Trung tâm thủy hải sản thành phố Hồ Chí Minh – Mương chuối (10-25 triệu USD)

. Phát triển vận tải hành khách công cộng (71.062.641 USD)

. Cải tạo hệ thống thoát nước kênh Tham lương – Bến cát – Vàm thuật (177 triệu USD)

. Dự án cải tạo kênh Bến nghé – Đôi tẻ – Tàu hủ (100 triệu USD)...

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn oda tp hcm giải pháp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)