Ma trận hệ số tương quan giúp chúng ta có được cái nhìn ban đầu mốt cách khái quát về mối quan hệ của các biến. Dựa vào ma trận hệ số tương quan, có thể phát hiện mô hình có khả năng hoặc không có khả năng xảy ra hiện tượng đa công tuyến.
Bảng 4.2 Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Nguồn: Được thực hiện và trích xuất từ kết quả phần mềm Eview. 7.1
Bảng 4.2 cho thấy mối tương quan giữa 2 nhóm: (1) giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc, (2) giữa các biến độc lập với nhau.
(1)Tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc
Kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy, có 5 biến giải thích có tương quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gồm: quy mô doanh nghiệp (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), tài sản cố định hữu hình (TANG), tính thanh khoản (LIQ) và tuổi doanh nghiệp ( AGE). Tuy nhiên hệ số tương quan này rất thấp.
Các biến còn lại tương quan dương với hiệu quả hoạt động, gồm có: tốc độ tăng trưởng (GROWTH), và thuế ( TAX).
Tuy nhiên, kết quả tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc chỉ là cái nhìn khái quát, để có kết quả chính xác phải thông qua kiểm định và lựa chọn mô hình hồi quy.
(2)Tương quan giữa các biến giải thích với nhau: Hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập khác nhau.
Tương quan mạnh nhất giữa các biến Đòn bẩy tài chính (LEV) và Thuế (TAX) ở mức 9.37.Tương quan âm mạnh nhất dối với biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và Đòn bẩy tài chính (LEV) ở mức 9.98.
Có thể thấy, hệ số tương quan giữa các biến giải thích ở các mức khác nhau, nhưng nhìn chung thì các hệ số tương quan này rất thấp, ngoài trừ một vài trường hợp đạt mức tương quan dương cao. Nên có thể kết luận rằng, không xảy ta hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu này.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kết
luận khái quát về việc dự đoán đến hiện tượng đa công tuyến trong mô hình nghiên cứu.Để có được kết luận chính xác có hay không có hiện tượng đa công tuyến thì phải thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF > 10 thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình và ngược lại.