Mô tả các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49)

3.1.3.1 Biến phụ thuộc

Nghiên cứu này xem biến ROA là biến phụ thuộc và được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù trong lý thuyết, chúng không phải là biến duy nhất để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ROA được chọn vì chúng quan trọng trên cơ sở kế toán và được chấp nhận rộng rãi như là công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ROA có thể được xem như một công cụ để đo lường hiệu quả quản lý, sử dụng tất cả các tài sản của doanh nghiệp từ các nguồn tài chính.

Một số tác giả như Bettis và Hall (1982), Demsetz và Lehn (1985), Habib và Victor (1991), Gorton và Rosen (1995), Mehran (1995), Ang, Cole và Line (2000), Margaritis và Psillaki (2006), Rao et al (2007), Zeitun và Tian (2007) đã sử dụng ROA và ROE để đại diện cho hiệu quả hoạt động trong các nghiên cứu của họ. Chỉ số tính toán hiệu quả hoạt động dựa trên cơ sở thị trường được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực nghiệm là Tobin’s Q. Tuy nhiên, giá trị thị trường của nợ, một biến quan trọng sử dụng để xác định chỉ số Tobin’Q lại không được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong mẫu, do vậy chỉ số Tobin’s Q cũng không được sử dụng trong nghiên cứu này. Ngoài ra, nhiều bài báo của Xu và Wang (1997) và Zeitun và Tian, 2007, cho rằng hệ số Tobin’s Q có quá nhiều tín hiệu nhiễu và đó không phải là cách tốt để đo lường hiệu quả hoạt động.

Hiệu quả hoạt động công ty được đo lường bởi các chỉ tiêu khác nhau, thông thường như: lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), chỉ số Tobin’Q và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS). Theo Topak (2011), có rất nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng ROA, ROE và các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả hoạt động công ty. Chỉ tiêu này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường hiệu quả công ty, hiệu quả tài chính hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ tiêu ROA cũng rất khác nhau trong các nghiên cứu, chẳng hạn (1) lợi nhuận sau thuế ( hay lợi nhuận ròng)

trên tổng tài sản (Bennedsen và ctg, 2008; Schults và ctg, 2010; Rouf, 2011; Topak, 2011), (2) lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (Al-Matari và ctg, 2012; Ghabayen, 2012) và (3) lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên tổng tài sản (Coleman và Biekpe, 2006; Abidin và ctg, 2009; Schultz và ctg, 2010; Shumway (2001); Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013a và 2013b; Umer (2014)). Với cách tính ROA theo EBIT sẽ phản ánh tốt nội hàm của thuật ngữ “Return on Assets - Sức sinh lời trên tổng tài sản” bởi vì EBIT là toàn bộ kết quả mà công ty sử dụng toàn bộ tài sản của mình để tạo ra. Mặt khác, ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2012, có rất nhiều công ty được ưu đãi về thuế và ưuđãi lãi suất vay nên để mang tính công bằng khi xem xét hiệu quả hoạt động giữa các công ty, tác giả sử dụng cách đo lường chỉ tiêu ROA trong nghiên cứu này như sau:

3.1.3.2 Biến giải thích

Trong nghiên cứu này,

Đòn bẩy tài chính (LEV): Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ trên

tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn trên tổng tài sản; nợ dài hạn trên tổng tài sản. Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng kéo theo rủi ro gia tăng.

LEV =

Tài sản cố định hữu hình (Tangibility): Được đo lường bằng tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Theo các lý thuyết, tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính, bởi vì các chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của công ty cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp công ty phá sản.

TANG =

Thuế (Tax): Được đo lường bằng khoản thuế công ty phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay của công ty, tức là mức thuế thực sự mà công ty phải nộp. Các

công ty có mức thuế thực nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.

Giá trị của tấm chắn thuế tạo nhiều tranh luận. Tiết kiệm thuế ròng từ nợ vay sẽ bằng thuế suất biên tức thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với chi trả lãi từ chứng khoán nợ. Hầu hết các nhà kinh tế đều tin tưởng vào lợi ích của tấm chắn thuế.Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng nợ thì gần như không có.Nợ vay có thể là lợi thế với doanh nghiệp này nhưng trái lại với các công ty khác khi mà lợi nhuận thu về không đủ bù đắp cho các chi phí lãi vay.

Quy mô của công ty (Size):

Quy mô của DN có thể được hiểu là quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ … Mô hình lý thuyết Lợi thế kinh tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm. Lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi các lý do sau:

− Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của DN. Chi phí cố định phụ thuộc vào việc DN có sản xuất hay không, chi phí cố định không thay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy khi sản lượng tăng, DN sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

Hiệu quả của tính chuyên môn hóa, khi quy mô sản xuất của DN tăng thì DN sẽ thuê thêm lao động. Mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí bình quân. Đồng thời do chuyên môn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn.

Bên cạnh đó các DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn).

Vì thế , quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị logarithm của tổng tài sản. Theo lý thuyết đánh đổi thì quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí vấn đề người đại diện nợ vay (agency costs of debt) thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ hơn, dòng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển; nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô của công ty và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+). Mặc khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.

Các cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities):

Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q ( tỷ giá giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của tổng tài sản). Các công ty có triển vọng tăng trưởng trong tương lai thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này có thể giải thích bằng thuyết chi phí vấn đề người đại diện. Theo Myers (1984), nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Những chi phí như vậy rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay. Do vậy, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

Tính thanh khoản (Liquidity):

Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này có tác động (+) và (-) đến quyết định cấu trúc vốn. Thứ nhất, các công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của công ty quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay.Mặt khác, các công ty có nhiều tài sản

thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với đòn bẩy tài chính.

Tuổi công ty (AGE) :

Tuổi công ty được xác định dựa vào hai cách phổ biến như (1) tính từ thời điểm thành lập đi vào hoạt động và (2) tính từ thời điểm được niêm yết trên sàn giao dịch. Shumway (2001) cho rằng, biện pháp đo lường tuổi công ty có ý nghĩa nhất là số năm được tính từ khi niêm yết. Tuy nhiên, việc đo lường tuổi doanh nghiệp cũng có sự khác nhau chẳng hạn như: có nghiên cứu thì lấy logarit tự nhiên số năn hoạt động, logarit thập phân số năm hoạt động, có nghiên cứu không dùng logarit tự nhiên hay thập phân mà chỉ dựa vào số năm hoạt động của công ty. Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường tuổi của công ty là logarit tự nhiên số năm hoạt động công ty được tính từ khi thành lập đến thời điểm quan sát. Cách đo lường này đã được Mak và Kusnadi (2005), Guest (2009), Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013a,2013b) và Umer (2014) sử dụng

AGE = Ln (số năm hoạt động của công ty)

Năm tài chính (YEAR): Biến này là biến giả. Trong thực tế, cho chúng ta biết rằng, chuỗi thời gian trong kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt lên hiệu quả tài chính. Do vậy, điều kiện về môi trường kinh tế vĩ mô tốt- xấu - thuận lợi hay khó khăn sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Biến giả năm tài chính sử dụng để xem xét sự tác động của tình hình kinh tế năm thực hiện lên kết quả mô hình nghiên cứu. Do đó, chỉ tiêu này chúng ta không xem xét về dấu. Biến giả năm tài chính được xác định như sau:

YEAR1 = 1 nếu là năm 2009, ngược lại nhận giá trị 0. YEAR2 = 1 nếu là năm 2010, ngược lại nhận giá trị 0. YEAR3 = 1 nếu là năm 2011, ngược lại nhận giá trị 0. YEAR4 = 1 nếu là năm 2012, ngược lại nhận giá trị 0. YEAR5 = 1 nếu là năm 2013, ngược lại nhận giá trị 0.

YEAR6 = 1 nếu là năm 2014, ngược lại nhận giá trị 0.

3.2Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Nguồn dữ liệu được sử dụng cho luận văn này là nguồn dữ liệu thứ cấp, thông tin chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính thường niên của các công ty cổ phần, đượcthu thập trên website của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Website của các công ty.

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện với 70 công ty niêm yết trên HOSE, giai đoạn năm 2009-2014. Kết quả thu được mẫu nghiên cứu gồm có 420 quan sát.

Giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn từ năm 2009-2014 vì: các công ty có cùng chung bối cảnh kinh tế. 70 công ty cổ phần được lựa chọn có đầy đủ thông tin cần thiết đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu và tạo được một bảng dữ liệu cân bằng ( kết hợp cả dữ liệu theo chuỗi thời gian và dữ liệu chéo).

Sau khi đã chọn và trích lọc dữ liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo thường niên đối với 70 công ty cổ phần vào phần mềm Excel để xử lý và tính toán giá trị các biến trong mô hình nghiên cứu.

3.3Phương pháp hồi quy

Trong nghiên cứu này, dữ liệu nghiên cứu ở dạng dữ liệu bảng nên có rất nhiều phương pháp hồi quy cho mô hình nghiên cứu.Mỗi phương pháp hồi quy có những ưu điểm và nhược điểm.

Phương pháp hồi qui OLS dữ liệu bảng, phương pháp hồi qui tác động cố định, phương pháp hồi qui tác động ngẫu nhiên và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi.

Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp ước lượng kiểm định khác nhau để ước lượng hiện tượng tự tương quan phần dư, hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình.

3.4Lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp

Sử dụng mô hình hồi qui đa biến để tìm mối quan hệ và mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Các nghiên cứu trước đã sử dụng

nhiều phương pháp hồi qui và so sánh các phương pháp hồi qui với nhau để chọn ra mô hình hồi quy tốt nhất cho nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện một số phương pháp hồi qui đối với dữ liệu bảng và lựa chọn một phương pháp hồi qui tốt nhất cho mô hình nghiên cứu.

 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Việc kiểm định này nhằm để lựa chọn một mô hình hoàn chỉnh.Kiểm định được thực hiện thông qua hệ số nhân tử phóng đại VIF. Nếu hệ số VIF > 10 thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, khi đó cần loại bỏ các biến số gây ra đa cộng tuyến hoặc thay thế bởi một số biến khác tương đương

 Lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp cho mô hình  Kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi  Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư.

 Lựa chọn phương pháp hồi quy để ước lượng mô hình nghiên cứu khi thực biện các kiểm định.

Tóm lại, chương 3 đã trình bày những vấn đề trong nghiên cứu định lượng như xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu cũng được trình bày chi tiết và rõ ràng cùng với việc lựa chọn phương pháp ước lượng cho mô hình. Và chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các phân tích và kiểm định mô hình

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung trong chương 4 sẽ tập trung trình bày và phân tích các kết quả đã thu được.

4.1 Phân tích thống kê mô tả:

Với dữ liệu đầy đủ của các biến thu được ở trên, bảng 4.1 đưa ra các thống kê mô tả cho tất cả các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu từ 2009 đến 2014

Bảng 4.1: Kết quả Thống kê mô tả

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eviews 7.1

Bảng này trình bày giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và giá trị tối đa cho mỗi biến.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA) của các công ty được quan sát nằm trong khoảng – 3,066% đến 29,35% và trung bình ở mức 7,55% với độ lệch chuẩn là 0,074. Trong khi con số này trong bài nghiên cứu của Norra ở Qatar là 0,094. Qua đó, cho rằng các doanh nghiệp trong khảo sát ở Việt Nam hoạt động vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mức mong đợi, cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty ở Việt Nam là rất kém, kém hơn so với trung bình các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Qatar.

Qui mô doanh nghiệp (SIZE) của các doanh nghiệp được quan sát nằm trong khoảng 11,8080 đến 17,00 và trung bình ở mức 13,7254 với độ lệch chuẩn là 1.0924%. Nếu so với mức vốn theo qui định hiện tại thì với mức qui mô doanh nghiệp như trên thì có thể cho là chấp nhận được.

Chỉ số tính thanh khoản (LIQ) của các công ty trong mẫu có giá trị trung bình là 2,0929. Chỉ số này tương đối đảm bảo cho việc thanh khoản và chi trả các

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)